Đơn giản, Trung Quốc muốn ôm trọn Biển Đông. Không chỉ thế, Đài Loan sẽ yểm trợ cho TQ thực hiện vị trí độc bá ở Biển Đông.
Đó là lý do, bất kể Việt Nam và Philippines nói hoài, TQ vẫn lặng lẽ, không nói gì về chuyện quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Bản tin VnExpress hôm Thứ Tư kể rằng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hôm Thứ Ba kêu gọi Trung Quốc cùng các nước ASEAN tuân thủ các cam kết, nhanh chóng thúc đẩy để đạt được Quy tắc ứng xử Biển Đông, khi ông dự hai hội nghị thương mại tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Bản tin viết:“...điều quan trọng là ASEAN và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982", ông Phạm Bình Minh nói.”
Thực tế, nhà nước Bắc Kinh vẫn im lặng... trong khi cho chuyên gia Han Xudong viết trên Hoàn Cầu Thời Báo rằng TQ cần phải tăng cường hòa lực Hải quân và Không quân vì có thể Thế Chiến 3 sẽ bùng nổ vì tranh chấp biển.
Bài này đăng trong thời điểm ông Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đang có mặt ở Trung Quốc cũng là điều để suy nghĩ... Phải chăng đây là hù dọa trực tiếp?
Trong khi đó, bản tin VOA kể rằng Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn Độ cho phép Ấn Đô khai thác thêm 2 giếng dầu ở Biển Đông nếu 2 địa điểm này nằm trong khu vực Bắc Kinh quản lý hoặc không được sự chấp thuận của nhà nước Trung Quốc.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm 17/9/2014 của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Bản tin VOA kể:
“Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16/9 nêu rõ Bắc Kinh không phản đối các thỏa thuận chính đáng và hợp pháp giữa Việt Nam với một nước thứ ba, nhưng sẽ không ủng hộ các thỏa thuận đó nếu chúng liên quan đến các vùng biển do Trung Quốc quản lý hay các dự án hợp tác không được nhà nước Trung Quốc chấp thuận.”
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng:
“Hôm qua, 15/09/2014, nhân chuyến viếng thăm của Tổng thống Pranab Mukherjee, New Delhi đã loan báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng xuất khẩu để Hà Nội mua vũ khí của Ấn Độ.
Trong bản thông cáo chung, hai nước cho biết là khoản tín dụng nói trên sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng Việt - Ấn và chi tiết của những hợp đồng vũ khí sẽ được thông báo sau...
...Ấn Độ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng từ một thập niên qua, nhưng dưới sự lãnh đạo của tân thủ tướng Narendra Modi, New Dehli đang thi hành một chiến lược mới, đó là cấp tín dụng cho các nước khác để có thể gia tăng xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ.
Riêng đối với Việt Nam, khoản tín dụng 100 triệu đôla sẽ giúp đẩy nhanh cuộc đàm phán về việc bán tên lửa Brahmos của Ấn Độ, hiện đang tiến triển rất chậm.
Việt Nam hiện đang cố xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể đối đầu với Trung Quốc, qua việc mua các tàu ngầm hạng Kilo của Nga và đã tỏ ý muốn tiếp nhận công nghệ tên lửa của Ấn Độ để nâng cao khả năng phòng thủ.”(hết trích)
RFI cũng ghi lời Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, rằng: “Việt Nam không muốn bị rơi vào tình huống mà sáng mở mắt ra đã thấy chiến hạm Trung Quốc bao vây căn cứ ở Trường Sa”.
Mặt khác, TQ vẫn không ngừng hung hăng.
Báo Đất Việt ghi nhận lời một tướng Tàu tuyên bố: “Một phần ba lực lượng đủ đánh bại Nhật.”
Bản tin Báo Đất Việt viết:
“Đó là tuyên bố của Thiếu tướng Trung Quốc Bành Quang Khiêm tại diễn đàn an ninh được tổ chức ở Bắc Kinh đánh dấu 120 năm chiến tranh Trung-Nhật.
Thông tin trên được tờ PLA Daily ngày 16/9 dẫn lời ông Bành khẳng định rằng nếu chiến tranh xảy ra “Trung Quốc không cần triển khai tất cả lực lượng mà chỉ cần phân nửa hoặc 1/3 là đủ để đánh bại Nhật”. Đồng thời, ông này cũng thừa nhận Nhật là “mối nguy hiểm thực tế không thể phớt lờ”, trong khi Mỹ là “thách thức chiến lược lâu dài”...”
Coi bộ, Việt Nam khó thở... vì đàn anh TQ luôn luôn hung hăng, lúc hăm dọa thế Chiến 3, lúc hăm dọa đánh tan Nhật Bản. Khó vậy. Nếu Hà Nội không dựa vào dân, mà cứ mãi đàn áp dân, sẽ tới lúc bó tay vậy.
Đó là lý do, bất kể Việt Nam và Philippines nói hoài, TQ vẫn lặng lẽ, không nói gì về chuyện quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Bản tin VnExpress hôm Thứ Tư kể rằng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hôm Thứ Ba kêu gọi Trung Quốc cùng các nước ASEAN tuân thủ các cam kết, nhanh chóng thúc đẩy để đạt được Quy tắc ứng xử Biển Đông, khi ông dự hai hội nghị thương mại tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Bản tin viết:“...điều quan trọng là ASEAN và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển 1982", ông Phạm Bình Minh nói.”
Thực tế, nhà nước Bắc Kinh vẫn im lặng... trong khi cho chuyên gia Han Xudong viết trên Hoàn Cầu Thời Báo rằng TQ cần phải tăng cường hòa lực Hải quân và Không quân vì có thể Thế Chiến 3 sẽ bùng nổ vì tranh chấp biển.
Bài này đăng trong thời điểm ông Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đang có mặt ở Trung Quốc cũng là điều để suy nghĩ... Phải chăng đây là hù dọa trực tiếp?
Trong khi đó, bản tin VOA kể rằng Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn Độ cho phép Ấn Đô khai thác thêm 2 giếng dầu ở Biển Đông nếu 2 địa điểm này nằm trong khu vực Bắc Kinh quản lý hoặc không được sự chấp thuận của nhà nước Trung Quốc.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm 17/9/2014 của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Bản tin VOA kể:
“Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16/9 nêu rõ Bắc Kinh không phản đối các thỏa thuận chính đáng và hợp pháp giữa Việt Nam với một nước thứ ba, nhưng sẽ không ủng hộ các thỏa thuận đó nếu chúng liên quan đến các vùng biển do Trung Quốc quản lý hay các dự án hợp tác không được nhà nước Trung Quốc chấp thuận.”
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng:
“Hôm qua, 15/09/2014, nhân chuyến viếng thăm của Tổng thống Pranab Mukherjee, New Delhi đã loan báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng xuất khẩu để Hà Nội mua vũ khí của Ấn Độ.
Trong bản thông cáo chung, hai nước cho biết là khoản tín dụng nói trên sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng Việt - Ấn và chi tiết của những hợp đồng vũ khí sẽ được thông báo sau...
...Ấn Độ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng từ một thập niên qua, nhưng dưới sự lãnh đạo của tân thủ tướng Narendra Modi, New Dehli đang thi hành một chiến lược mới, đó là cấp tín dụng cho các nước khác để có thể gia tăng xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ.
Riêng đối với Việt Nam, khoản tín dụng 100 triệu đôla sẽ giúp đẩy nhanh cuộc đàm phán về việc bán tên lửa Brahmos của Ấn Độ, hiện đang tiến triển rất chậm.
Việt Nam hiện đang cố xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể đối đầu với Trung Quốc, qua việc mua các tàu ngầm hạng Kilo của Nga và đã tỏ ý muốn tiếp nhận công nghệ tên lửa của Ấn Độ để nâng cao khả năng phòng thủ.”(hết trích)
RFI cũng ghi lời Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, rằng: “Việt Nam không muốn bị rơi vào tình huống mà sáng mở mắt ra đã thấy chiến hạm Trung Quốc bao vây căn cứ ở Trường Sa”.
Mặt khác, TQ vẫn không ngừng hung hăng.
Báo Đất Việt ghi nhận lời một tướng Tàu tuyên bố: “Một phần ba lực lượng đủ đánh bại Nhật.”
Bản tin Báo Đất Việt viết:
“Đó là tuyên bố của Thiếu tướng Trung Quốc Bành Quang Khiêm tại diễn đàn an ninh được tổ chức ở Bắc Kinh đánh dấu 120 năm chiến tranh Trung-Nhật.
Thông tin trên được tờ PLA Daily ngày 16/9 dẫn lời ông Bành khẳng định rằng nếu chiến tranh xảy ra “Trung Quốc không cần triển khai tất cả lực lượng mà chỉ cần phân nửa hoặc 1/3 là đủ để đánh bại Nhật”. Đồng thời, ông này cũng thừa nhận Nhật là “mối nguy hiểm thực tế không thể phớt lờ”, trong khi Mỹ là “thách thức chiến lược lâu dài”...”
Coi bộ, Việt Nam khó thở... vì đàn anh TQ luôn luôn hung hăng, lúc hăm dọa thế Chiến 3, lúc hăm dọa đánh tan Nhật Bản. Khó vậy. Nếu Hà Nội không dựa vào dân, mà cứ mãi đàn áp dân, sẽ tới lúc bó tay vậy.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen