Một thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo giương cờ thánh chiến tại RaqaREUTERS/Stringer
Thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) tại Syria mang một màu sắc đơn điệu : tất cả đều toàn một màu đen, từ những chiếc
khăn quấn trên đầu phiến quân cho đến những chiếc khăn choàng Hồi giáo của phụ nữ. Ngay cả các tấm hộ chiếu cũng thế.
Abou Youssef, phiến quân ở tỉnh Raqa, thành trì của EI tại Syria cho biết : « Các lá cờ đen của EI trông thấy khắp nơi. Phụ nữ được các khăn choàng
burqa màu đen trùm kín từ đầu đến chân và chỉ có thể ra khỏi nhà nếu được cha, anh em trai hoặc chồng đi kèm ». Còn các hộ chiếu của EI ? – « Cũng một màu đen ».
Tại
Raqa, EI khống chế tất cả các phương diện trong đời sống. Quân thánh
chiến, những người duy nhất được phép mang vũ khí, đi diễu trên đường
phố, những khẩu
kalachnikov hay súng ngắn cầm tay.
Abou Youssef kể lại như thế trên internet và nói thêm, có hai lực
lượng an ninh khác nhau phụ trách việc kiểm soát nữ giới và nam giới.
Anh ta giải thích : « Đội quân Khansaa gồm các phụ nữ thành viên của EI. Các cô này được vũ trang và có quyền bắt giữ, khám xét thân thể bất kỳ người phụ nữ nào
trên đường phố ». Còn đội Hesbeh cũng hành xử tương tự với đàn ông, và cũng phụ trách việc áp đặt quan điểm của EI về luật Hồi giáo.
EI còn có « đủ loại Bộ mà chúng ta có thể hình dung ra: Bộ Giáo dục, Y tế, Nước, Điện, Tín ngưỡng và Quốc phòng. Tất cả các Bộ này chiếm cứ các tòa nhà chính phủ trước đây. Thậm chí có cả một cơ quan phụ trách bảo vệ người tiêu dùng » - Youssef mỉa
mai.
Giáo
dục được đặt trên cơ sở diễn dịch một cách nghiêm khắc luật Hồi giáo,
và các trại huấn luyện cho các nam thiếu niên đã được thiết lập. Quân
thánh chiến cấm cư dân đi vào các địa điểm công cộng – các phiến quân ở
Raqa thường xuyên nhắc nhở như vậy. Họ đăng trên internet các tấm ảnh
cho thấy những quán cà phê chỉ có phiến quân ngồi đầy đặc.
Tại
Deir Ezzor, thành phố ở miền đông Syria nơi mà cư dân cố gắng đánh đuổi
quân EI nhưng không thành công, tất cả các quán cà phê đều bị đóng cửa.
Phiến quân Rayan Al Fourati cho biết trên internet : «
Không có điều gì tốt đẹp hay thú vị được cho phép. Không thể nào tưởng
tượng được có ai đó hút thuốc, hoặc bán thuốc lá. Không thể thấy một phụ
nữ nào không mang khăn choàng trùm kín toàn thân. Và mỗi ngày, khi đền
thờ
Hồi giáo kêu gọi cầu nguyện, tất cả mọi người đều vội vã đóng các cửa
hàng và đến ngay ngôi đền, nếu không sẽ bị bỏ tù ».
Còn quân thánh chiến thì được hưởng rất nhiều quyền lợi. Lương căn bản của EI là 300 đô la một tháng – theo Fourat Al Wafaa, biệt hiệu trên mạng của một phiến quân ở Raqa. Anh ta cho biết : « Trong điều kiện hiện nay, số tiền trên là rất lớn ».
Nhưng sự hào hiệp này
không dành cho người dân thường. Fourat giải thích : «
EI không phải là một Nhà nước thực sự. Họ dành cho các thành viên của
mình tất cả mọi ưu đãi mà họ muốn, nhưng các công dân khác lại không
được hưởng. Đó là bọn mafia, cai trị bằng khủng bố. Và người dân do đói khổ đành phải đi theo họ, vì đó là cách duy nhất để có được số tiền lương đáng kể ».
Hơn
nữa EI lại còn thu thuế : các thương nhân đã bị nghèo đi bởi chiến
tranh, còn phải đóng thuế 60 đô la một tháng. Phiến quân trên nói thêm :
« Ngay cả những người quá nghèo không thể
đóng thuế cũng đành phải tuân phục. Thế là người ta tham gia EI vì họ
phải chọn lựa giữa chết đói hay trở thành quân thánh chiến, đóng vai kẻ
đi tước đoạt ».
Đối với Rayan Al Fourati, vừa mới bỏ trốn khỏi Deir Ezzor, EI giống như một phong trào chiếm đóng thuộc địa : «
Cũng tương tự như Israel chiếm đóng Palestine, ở đây cũng giống như
thế. Có cả quân thánh chiến người nước ngoài, thậm chí cả người Mỹ. Họ
sống cùng gia đình ở nơi mà chúng tôi sinh sống trước
đây ».
Quân thánh chiến đã chiếm lấy các mỏ dầu lửa và khí đốt, các nhà máy điện, các đập thủy điện và duy trì hoạt động các cơ sở này.
Họ trả lương bổ sung cho các nhân viên những cơ ngơi trên, trong khi
những người này vẫn tiếp tục nhận lương từ chính phủ Syria.
Theo
Rayan, các nhân viên thuộc sắc tộc thiểu số Alaoui của Tổng thống
Bachar Al Assad đã bỏ trốn khi EI tiến vào tỉnh này. Nhưng những người
khác đã ở lại sau khi « nhận
được các bảo đảm là sẽ không làm gì hại đến họ ».
Nael
Moustafa, một phiến quân vẫn đang sống tại Raqa, được liên lạc qua
internet, quân thánh chiến không ngần ngại lục soát nhà cửa, điện thoại
và máy tính để tìm kiếm các bằng chứng mà họ cho là những hành động « vô đạo đức ». Moustafa nhấn mạnh : « Họ nghĩ rằng tất cả đều thuộc về Thượng đế và như vậy được đặt dưới quyền kiểm soát của họ ».
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen