Montag, 29. September 2014

Lá Thư Từ Đức Quốc

Lá Thư Từ Đức Quốc: 25 Năm Bức Tường Sụp, Thống Nhất Đức... Cũng Là Tài Chính.

27/09/201400:01:00(Xem: 518)
Trong năm 2019, "Hiệp ước Đoàn kết II" sẽ chấm dứt. Chính phủ liên bang muốn thay thế viện trợ phía Đông (Ostfoerderung) sau đó bằng tiền cho tất cả các vùng có cấu trúc yếu ở Đức.

Để xem, sự thống nhất nước Đức đã tiến triển bao nhiêu và như thế nào thì người ta chỉ cần nhìn vào chữ "cấu trúc yếu (strukturschwach!)". Cấu trúc yếu cho đến nay chủ yếu là các "tiểu bang mới" của Đức (ghi chú thêm: ý nói các tiểu bang thuộc phía Đông, cộng sản Đông Đức cũ). Kể từ khi đất nước thống nhất họ cố gắng để bắt kịp với "các tiểu bang cũ" ở phía Tây (Tây Đức). Vấn đề lớn nhất của họ là: thiếu nguồn lực kinh tế, hạ tầng cơ sở kém và dân số giảm lại. Do đó, từ năm 1993 "Hiệp ước Công đoàn Đoàn kết (Solidarpakt )" ra đời, qua đó chính phủ liên bang cung cấp tiền cho các tiểu bang phía Đông (cộng sản DDR cũ). Trong ấn bản thứ hai kể từ năm 2005 với số tiền là 156.600.000.000 € (156,6 tỷ Euro). Bởi vì Hiệp ước Đoàn kết II này sẽ hết hạn vào năm 2019 nên chính phủ liên bang và tiểu bang phải quyết định làm thế nào để tiến hành tiếp?
Một điều chắc chắn: việc chi viện (giúp đỡ) tiếp nữa là cần thiết, sức mạnh kinh tế của các "tiểu bang mới" sau 25 năm thống nhất đất nước vẫn còn thua nền kinh tế của Tây Đức 30 phần trăm, và quá trình để bắt kịp trong những năm gần đây hầu như không có tiến bộ thêm.

Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo hàng năm của Chính phủ Liên bang về tình trạng của nước Đức thống nhất, do bà Iris Gleicke, Ủy viên đặc trách phía Đông của Chính phủ Liên bang trình bày hôm thứ Tư, 24.09.2014. Gleicke nói: "Báo cáo này cho biết: Chúng ta không nên ngừng công việc ".

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, hiện tại có một số khu vực ở Tây Đức tồi tệ hơn Đông Đức - do đó sự yếu kém về cơ cấu không còn là dấu ấn duy nhất ảnh hưởng đối với các tiểu bang mới. Cho nên từ năm 2020 trở đi cần có một hệ thống hỗ trợ chung cho các khu vực có cấu trúc yếu ở Đức, theo báo cáo. "Và nó sẽ không còn bị phân biệt giữa Đông và Tây." Mục tiêu là đạt điều kiện sống tương đương trên toàn nước Đức. Cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính phủ liên bang và tiểu bang đã bắt đầu.

Tương tự như vậy kể từ tháng 07.2014 cho phần nhiệm vụ liên bang "Cải thiện cấu trúc kinh tế khu vực" (GWR), một chương trình hỗ trợ không còn quy định theo hạn ngạch cố định cho các tiểu bang mới và cũ, nhưng căn cứ theo sự suy yếu cấu trúc khu vực.

Về tương lai của "phụ phí đoàn kết" thì bà Gleicke không muốn bày tỏ ý kiến. Bổ sung này cho thuế thu nhập, được giới thiệu vào năm 1991, chảy vào ngân quỹ chính phủ liên bang và góp phần vào việc xây dựng phía Đông, nhưng không có mục đích nhất định. Về việc bãi bỏ nó thì hiện đang được thảo luận.

Sự suy giảm dân số, một đặc điểm của sự yếu kém về cơ cấu, thấp hơn ở các "tiểu bang mới" trong năm qua. Cũng theo báo cáo có thêm nhiều người đến ở phía Đông hơn so với số người ra đi. Tuy nhiên, con số này bao gồm cả thủ đô Bá Linh (Berlin), chủ yếu chịu trách nhiệm cho sự phát triển. Trung và dài hạn, báo cáo đi từ một sự suy giảm hơn nữa trong dân số.

Trong đó trước tiên, Đông Đức tin tưởng vào sự thống nhất!. Theo một khảo sát ý kiến của Viện nghiên cứu, thăm dò dư luận Infra dimap thì có khoảng 75 phần trăm người Đông Đức đánh gía sự thống nhất tốt. Tuy nhiên, ở Tây Đức trong khi đó chỉ có khoảng một nửa số người được hỏi (48 phần trăm) nhìn thấy lợi thế hơn là bất lợi. Khoảng một phần tư người Tây Đức đã nhận thấy rằng kể từ khi nước Đức thống nhất đã mang lại cho họ nhiều bất lợi hơn. Ở phương Đông chỉ có 15% nói như vậy.

Ở phía đông, nhất là giới trẻ đến 29 tuổi, bày tỏ quan điểm rất tốt. Có đến 96 phần trăm trong số này cho biết họ đạt lợi ích lớn hơn sau khi Đức thống nhất - so với 66 phần trăm ở phương Tây.

Và nếu so sánh trực tiếp với Đông Đức (cộng sản DDR cũ !), người Đông Đức đặc biệt đánh giá cao sự Tự do đi lại và Tự do cá nhân của họ sau khi Đức thống nhất. Kế tiếp là nền kinh tế, tiêu chuẩn sống và phát triển nghề nghiệp!!.

Thay lời kết:

Đức và Việt Nam có cùng chung số phận: đất nước đã bị chia đôi, một bên là "Cộng Hòa" (Republik) và bên kia là cộng sản (Xã Hội Chủ Nghĩa).

Việt Nam (VN) thống nhất đã 39 năm sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam VN Tự Do với sự giúp đỡ về mọi mặt của khối cộng sản Đông Âu và Quốc tế. Sau đó có hàng triệu người Việt vì không thể sống dưới chế độ cộng sản nên đã liều chết vượt biên, vượt biển đi tìm Tự Do. Kinh tế VN trở nên eò uột, đời sống người dân nghèo đói và cho đến ngày nay vẫn có nhiều người (tìm cách) ra đi vì "Tự Do". Chừng đó cũng đủ nói lên cho mọi người biết về cuộc sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa như thế nào rồi!


Cộng sản DDR nói riêng và toàn khối cộng sản Đông Âu bị sụp đổ, chế độ cộng sản bì đào thải. Nhưng ngược lại, Đức may mắn hơn. Đức thống nhất từ 25 năm qua. Cái may mắn là cộng sản DDR, một thời là đàn anh, là thiên đàng của csVN đã được "nằm dưới sự lãnh đạo của Tây Đức", một quốc gia có đời sống Tự Do và là cường quốc về kinh tế. Kể từ khi nước Đức thống nhất, chính phủ liên bang đã tìm đủ mọi cách để đưa cuộc sống của người dân phía Đông (cs DDR cũ) từ từ lên cho bằng người dân ở phía Tây. Dân chúng Đức ở phía Tây đã thắt lưng buộc bụng đóng thuế để giúp "phía Đông". Nhà cửa, hãng xưởng, kỹ nghệ, đường sá, cầu cống... ở DDR tất cả đều được tân trang với tiền từ phía Tây. Con số tốn hơn 156 tỷ Euro kể trên mà Tây Đức đã đổ vào phía Đông trong thời gian qua cũng đủ chứng minh cho điều này.

Một điểm son khác, Đức không trả thù người dân DDR của họ. Chuyện dân DDR bị đẩy đi kinh tế mới, bị bắt bỏ tù không xét xử đã chẳng xảy ra từ phía "kẻ chiến thắng" và chuyện người dân DDR sợ hãi trước "chính sách cai trị" của Tây Đức để rồi phải bỏ xứ DDR đi tìm Tự Do giống như VN đã không xảy ra sau khi nước Đức thống nhất !.

Mặc dầu với sự viện trợ ào ạt từ phía Tây, theo báo cáo ở trên nền kinh tế phía Đông cho đến nay sau 25 năm vẫn còn thua sút nền kinh tế ở phiá Tây đến 30%. Thêm vào đó, nhằm mục đích nâng cao đời sống cho người đồng hương phía Đông, chính phủ Đức đang tìm phương thức hầu tiếp tục "viện trợ" cho phía Đông sau năm 2020!

Rõ ràng, nhìn vào thực tế đang xảy ra tại Đức sau khi thống nhất ai cũng có thể nhìn thấy di sản của chế độ xã hội chủ nghĩa và hậu quả tàn khốc của nó để lại !.

Cố thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) đã nói và cảnh giác:

“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”

Nhưng tốt hơn hết hãy nhìn sang nước Đức để biết sự thật!.
Đã 25 năm rồi tuy Tây Đức viện trợ ào ạt nhưng di sản do cộng sản DDR để lại đến nay vẫn còn là gánh nặng lớn cho Đức !. Chừng đó cũng chưa đủ để sáng mắt sao mà vẫn còn nhiều người mang ảo tưởng muốn hòa hợp với cộng sản, thậm chí còn cố bám víu vào chế độ xã hội chủ nghĩa??
* © Lê Ngọc Châu_Nam Đức, 26.04.2014

(Phóng dịch bài báo của Frida Thurm, Zeit Online 24 Tháng Chín 2014)
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen