Samstag, 2. August 2014

Úc cấm phổ biến thông tin về tham nhũng



Chính phủ Úc cấm phổ biến kết quả điều tra trường hợp tham nhũng Quốc tế liên quan đến Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam

Wikileaks - Văn Hiền chuyển ngữ
 

Ngày 29 tháng 7 năm 2014, WikiLeaks cho đăng tin đặc biệt là Ban Kiểm Duyệt Truyền Thông Úc Châu ra lệnh cấm phổ biến bản báo cáo liên quan đến tình trạng tham nhũng nhiều triệu đô la, nêu danh nhiều cán bộ đầu ngành trước đây cũng như đang tại chức của Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam, những người thân tộc của họ và các viên chức cao cấp khác. Lệnh nầy nêu lý do vì “An ninh Quốc gia” để cấm bất cứ cơ quan truyền thông hay cá nhân nào loan tin nầy, nhằm giảm thiểu những thiệt hại trên quan hệ ngoại giao quốc tế đối với nước Úc.
 

Lệnh toà án nầy tiếp theo lệnh truy tố kín 7 nhân viên cao cấp trong những chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Dự Trữ (RBA)  của Úc ngày 19 tháng 6 năm 2014. Trường hợp nầy liên hệ đến những tố cáo phần tiền lót thưởng lên đến nhiều triệu đô la, do đại diện chi nhánh của RBA Securency and In ấn Tiền Mặt của chính phủ Úc để được hợp đồng in và cung cấp tiền giấy polymer cho các chníh phủ Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam và nhiều nước khác.

Lệnh cấm nêu đích danh 17 nhân vật bao gồm những Bộ trưởng cựu và tại chức của Mã Lai, Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam, Susilo Bambang Yudhoyono (biệt danh SBY), là Tổng thống Nam Dương (từ 2004), Megawati Sukarnoputri (biệt danh Mega), cựu Tổng thống Nam Dương (2001-2004) và hiện là lãnh đạo đảng Chính trị PDI-P và 14 nhân viên cao cấp khác cũng như thân tộc của họ trong những quốc gia đó, không bị nêu danh trong cuộc điều tra.

Tài liệu nầy còn đặc biệt cấm phổ biến bản lệnh cấm cũng như văn bản xác nhận việc bổ nhiêm Gillian Bird, đại diện chính phủ Úc trong ASEAN, lệnh cấm nầy có hiệu lực giấu nhẹm vụ tham nhũng cao và rộng nhất tại Úc nói riêng và trong vùng nói chung

Lệnh cấm tương tự như vầy ban hành năm 1995 liên quan đến vụ hợp tác tình báo của Úc - Mỹ để lấy tin về Trung quốc qua Toà Đại sứ TQ ở Canberra.

Đaị diện nhóm xuất bản WikiLeaks là Julian Assange bình luận rằng:
“Với lệnh cấm nầy, chính quyền Úc không những ép truyền thông Úc, mà còn bịt kín thông tin đối với công dân Úc. Đây không đơn thuần là chính phủ Úc đã chu toàn trách nhiệm của mình, khi cấm phổ biến trường hợp tham nhũng quốc tế. Ngoại trưởng Úc bà Julie Bishop phải giải thích tại sao bà doạ bỏ tù những người dân để mong bít kín trường hợp tham nhũng đáng xấu hổ có liên hệ đến các viên chức chính phủ Úc".

Lý do vì “an ninh quốc gia” không thể che giấu những tố cáo tham những liên quan các viên chức chính phủ tại Úc hay tại bất cứ nơi nào. Vì quyền lợi của công chúng, cơ quan truyền thông phải được quyền phổ biến bản báo cáo nầy, liên quan đến cơ quan chi nhánh của Ngân hàng Trung ương. Điều tra tham nhũng và lệnh cấm đặc biệt với lý do “an ninh quốc gia” là điều lạ lùng. Có thể nói rằng Tony Abbot mang vào Úc những “tập quán” Á Châu.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen