Tư Lệnh Quân đội Mỹ khu
vực Á Châu-Thái Bình Dương, Đô Đốc Samuel Locklear
29.08.2014
Đô
Đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc nên hành động như một lãnh đạo khu vực và
tiếp tay giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông.
Bản
tin hôm nay của AP trích dẫn tuyên bố của Đô Đốc Locklear hôm thứ năm nói rằng
Bắc Kinh nên từ bỏ những hành động hồi gần đây để khẳng định chủ quyền trên hầu
như toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, những hành động mà theo
ông, có tính cách khiêu khích.
Đô
Đốc Locklear nói rằng trong khi Trung Quốc tin rằng họ có cơ sở lịch sử vững
chắc để đòi chủ quyền vùng biển này, các nước khác cũng có niềm tin vững chắc
không kém về chủ quyền của họ đối với khu vực đó.
Nói
chuyện với các ký giả tại Trung tâm Đông Tây có trụ sở tại Honolulu, Tư Lệnh
Quân đội Mỹ tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phát biểu:
“Trung
Quốc là một lãnh đạo trong khu vực, một lãnh đạo trên thế giới. Họ có trách
nhiệm lãnh đạo trong cuộc tranh chấp, để đạt một giải pháp tương nhượng về
những vấn đề nan giải này với các nước láng giềng.”
Ông
Locklear nói tất cả những nước đòi chủ quyền phải tránh các hành động có tính
khiêu khích, và tìm một giải pháp cho vấn đề mà không dùng tới các biện pháp hù
dọa.
Báo
The Washington Times thuật lời của Đô Đốc Locklear nói rằng Trung Quốc đã khích
động, và tạo bất ổn trong khu vực. Đô Đốc Locklear nói rằng trong tư cách
một lãnh đạo khu vực và nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai, Trung
Quốc phải “có trách nhiệm lãnh đạo và tạo ra một môi trường an ninh trong khu
vực. Thẳng thắn mà nói, quan điểm của tôi là Bắc Kinh đã làm ngược lại trong
mấy năm gần đây.”
Ông
liệt kê một loạt hành động của Bắc Kinh đã làm leo thang tranh chấp, kể cả
“điều giàn khoan dầu vào các vùng biển gần Việt Nam, nạo vét biển quanh các
quần đảo và bãi san hô, ra các luật lệ mới để cai quản các vùng tranh chấp, và
thái độ miễn cưỡng, không muốn giải quyết vấn đề tại các diễn đàn pháp lý quốc
tế.”
Đô
Đốc Locklear nói nếu nhìn lại quãng thời gian một năm qua, ta thấy rằng Bắc
Kinh đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi
cho họ. Ông nói Trung Quốc có thể có những lập luận có tính thuyết phục, nhưng
nước này cần phải đặt những lập luận ấy trong một khuôn sườn pháp lý hiện đại.
Ông
nói yêu cầu của Hoa Kỳ là Bắc Kinh phải minh bạch hơn. Họ nghĩ họ có những lý
luận vững chắc, nhưng chúng ta không thể biết chắc cho tới khi các lý luận đó
được đưa ra mổ xẻ tại một diễn đàn quốc tế.
Tư
Lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu-Thái bình dương khẳng định rằng tất cả
các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải tránh các hành động có tính khiêu
khích, và tìm một giải pháp tương nhượng, mà mọi bên đều cảm thấy hài lòng.
Philippines,
Việt Nam, Malaysia và Brunei là các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển
Đông.
Đánh
giá các quan hệ Mỹ-Trung nói chung tại buổi họp báo ở Trung Tâm Đông –Tây ở
Honolulu, Đô Đốc Locklear nói các quan hệ ấy về phần lớn, tới 80% là tích cực.
Tuy nhiên những lời chỉ trích của ông như vừa kể, theo tờ báo TheWashington
Times, là “một chỉ dấu cho thấy nỗi bực dọc với Bắc Kinh trong quân đội Hoa Kỳ
đang gia tăng.”
Trong
một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ - VOA, Chủ tịch Hội Đông Tây, Tiến sĩ
Charles E. Morrisson nói ông hy vọng xung đột quân sự sẽ không xảy ra. Điều cần
thiết, theo Tiến sĩ Morrison, là khu vực Á Châu-Thái bình dương phải dồn nỗ lực
để phát triển các tổ chức vùng, các cơ chế để giải quyết tranh chấp và phát
triển hòa bình, tương tự như những điều mà Châu Âu đã thực hiện thành công sau
hai cuộc Thế Chiến. Tiến sĩ Morrison:
“Chúng ta không đề cập tới xung đột quân sự trong khu vực, tôi hy vọng thế, điều mà chúng ta nói tới là những nỗ lực để thiết lập những định chế khu vực và định chế toàn cầu, và Hoa Kỳ tham gia rất tích cực vào các nỗ lực này. Theo cách nhìn của tôi thì trong thế kỷ 20 vừa qua, đã xảy ra hai cuộc thế chiến xuất phát từ Âu Châu, bây giờ dân chúng ở Pháp, ở Đức, ở Ý, và cả Mỹ nữa, họ không thể hình dung đất nước họ sẽ rơi vào chiến tranh. Họ đã thiết lập rất nhiều định chế sau này trở thành những dấu ấn của một cộng đồng quốc tế bền vững. Tôi cho rằng đây là một thách thức lớn đối với khu vực Á Châu-Thái bình dương trong thế kỷ 21. Chúng ta phải xây dựng các quan hệ như thế nào để chiến tranh trở thành một ý niệm không bao giờ có thể xảy ra. Đây là thách thức mà Hoa Kỳ sẽ tham gia hết mình để thực hiện, bởi vì mặc dù Hoa Kỳ về mặt địa lý không thuộc lục địa Á Châu, nhưng Hoa Kỳ có những lợi ích và những liên hệ mật thiết về mọi mặt kinh tế, xã hội, vv.. với Á Châu, và sẽ tiếp tục có mặt trong tương lai của khu vực này.”
“Chúng ta không đề cập tới xung đột quân sự trong khu vực, tôi hy vọng thế, điều mà chúng ta nói tới là những nỗ lực để thiết lập những định chế khu vực và định chế toàn cầu, và Hoa Kỳ tham gia rất tích cực vào các nỗ lực này. Theo cách nhìn của tôi thì trong thế kỷ 20 vừa qua, đã xảy ra hai cuộc thế chiến xuất phát từ Âu Châu, bây giờ dân chúng ở Pháp, ở Đức, ở Ý, và cả Mỹ nữa, họ không thể hình dung đất nước họ sẽ rơi vào chiến tranh. Họ đã thiết lập rất nhiều định chế sau này trở thành những dấu ấn của một cộng đồng quốc tế bền vững. Tôi cho rằng đây là một thách thức lớn đối với khu vực Á Châu-Thái bình dương trong thế kỷ 21. Chúng ta phải xây dựng các quan hệ như thế nào để chiến tranh trở thành một ý niệm không bao giờ có thể xảy ra. Đây là thách thức mà Hoa Kỳ sẽ tham gia hết mình để thực hiện, bởi vì mặc dù Hoa Kỳ về mặt địa lý không thuộc lục địa Á Châu, nhưng Hoa Kỳ có những lợi ích và những liên hệ mật thiết về mọi mặt kinh tế, xã hội, vv.. với Á Châu, và sẽ tiếp tục có mặt trong tương lai của khu vực này.”
Thưa
quý vị, Tiến sĩ Charles Morrisson là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những
viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương.
Nguồn:
AP, Washington Times, Xinhua
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen