Nguyễn Quang Duy tường trình
Sáng ngày 14-5-2014 tại Quốc
Hội Liên Bang Úc Đại Lợi Khối 8406 và Khối 1706 đồng
tổ chức một cuộc Hội Thảo về quyền lao động, quyền
dân sự và nhân quyền. Buổi Hội Thảo đã được ông
Lê Công Chủ tịch CĐNVTD tại Canberra, Phó chủ tịch
CĐNVTD tại Úc Châu điều hợp
Mặc dù Quốc Hội đang rất
bận rộn vì chỉ cách đó chưa đầy 10 tiếng chính phủ
liên đảng Tự Do và Quốc gia đã đưa ra một ngân sách
cắt giảm nghiêm trọng. Có tất cả 14 dân biểu nghị sỹ
thuộc đảng Tự Do, đảng Lao Động và đảng Xanh và một
số nhân viên Quốc Hội tham dự.
Phía Việt Nam có chừng 30
người Việt với Diễn giả chính là bà Trần Thị Ngọc Minh
mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh một phụ nữ trẻ Việt
Nam vì đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và nông
dân nên bị cộng sản kết án 7 năm tù.
Mở đầu Dân biểu Chris Haynes giới thiệu quan khách và diễn giả. Ông nhấn mạnh nhân quyền là quyền tự nhiên của con người, nhưng ở Việt Nam người Việt không có được và nhà nước Việt Nam cần phải tôn trọng các quyền này.
Kế đến bà Trần Ngọc Minh một nhân chứng sống đã kể lại thực trạng nhân quyền của con gái Út của bà cũng như của các tù nhân lương tâm khác. Bà kêu gọi chính giới Úc giúp đỡ can thiệp để con gái bà và các tù nhân lương tâm được trả tự do vô điều kiện.
Tiếp đến ông Nguyễn Quang
Duy đại diện Khối 8406 Úc châu cho biết Khối không phải
chỉ vận động nhân quyền cho Hạnh, Chương, Hùng mà vận
động nhân quyền cho tòan thể dân Việt. Để một tương
lai không xa người Việt sẽ được hưởng các quyền tự
do như những người Việt đang sống tại Úc có được.
Diễn giả kế tiếp là Bà Bảo
Khánh, bà cho biết Khối 1706 giữ vai trò yểm trợ Phong
trào dân chủ Việt Nam. Bà kêu gọi chính phủ Úc khi viện
trợ cho cộng sản Việt Nam phải đặt điều kiện buộc
họ phải tôn trọng nhân quyền như thế mới thực sự
giúp người Việt Nam.
Ông Phạm Anh Tuấn là diễn
giả cuối cùng ông cho biết Việt Nam là một quốc gia
pháp trị, luật pháp và hiến pháp chỉ là hình thức. Vì
thế xã hội dân sự tại Việt Nam không thể phát triển
được. Ông cho rằng Việt Nam phải bãi bỏ các điều
luật nhằm đàn áp và bỏ tù những người đấu tranh
cho tự do và dân chủ, bãi bỏ tất cả các chỉ thị,
nghị định chính phủ và các điều lệ vi phạm hiến
pháp.
Các dân biểu nghị sĩ tham dự đã đặt khá nhiều câu hỏi. Dân biểu Graham Parret đặt câu hỏi về việc thương lượng tiền lương. Ông được diễn giả trả lời Việt Nam là 1 quốc gia đảng trị không có công đòan độc lập. Vì thế công nhân chỉ có 1 cách là đứng lên đòi quyền lợi. Việt Nam có chính sách lương tối thiểu rất thấp vì vậy dịp Tết năm 2006 hằng trăm ngàn công nhân đã đồng lòng đứng lên và thủ tướng cộng sản Phan Văn Khải đã phải tức tốc cho tăng 40 phần trăm mức lương tối thiểu.
Dân biểu đảng Xanh Adam Bandt
đặt câu hỏi về thương mãi và nhân quyền. Các diễn
giả cho biết tình trạng kinh tế Việt Nam rất tồi tệ
để tiếp tục tồn tại nhà cầm quyền cộng sản đang
cố bám vào Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương, vì vậy
Úc cần đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền
nhất là các quyền lao động trước khi chấp nhận cho
Việt Nam gia nhập. Ông Adam đã mời phái đòan khi đến
Melbourne ghé văn phòng ông để có thể tiếp tục trao đổi
về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Nghị Sĩ Anna Uqhart hỏi về
ảnh hưởng của các công đòan quốc tế. Diễn giả cho
biết bà Trần Ngọc Minh khi gặp chủ tịch Công Đòan Đức
ông rất ngạc nhiên vì Tổng Công Đòan Thế Giới trước
đây đã lên tiếng cho Minh Hạn và đã được cộng sản
Việt Nam cho biết họ đã cứu xét và vì thế hồ sơ của
Hạnh đã được xem là đã được giải quyết và vì tin
theo cộng sản họ đã đóng hồ sơ giúp đỡ Hạnh.
Sau buổi Hội Thảo phái đòan
đã thăm bà Phó thủ lãnh đối lập kiêm Bộ Trưởng đối
lập Ngọai Giao . Sau khi nghe bà Trần Ngọc Minh trình bày
trường hợp của Minh Hạnh bà cho biết bà bà cũng có
một người con gái nên rất cảm thông và thương Hạnh.
Bà sẽ viết một lá thư cho ông Đại Sứ Úc tại Việt
Nam để Úc có những hành động tích cực và cụ thể
hơn.
Nhìn chung buổi Hội Thảo đã
giúp chính giới Úc hiểu hơn về tình hình Việt Nam và
tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trong một
không khí vô cùng cảm động mọi người chia tay bà Trần
Ngọc Minh một người mẹ đang đi vòng quanh thế giới để
kêu cứu cho con bà và cho các tù nhân lương tâm Việt
Nam.
Được biết rời Canberra bà
sẽ đi Sydney, Melbourne, Adlaide và Perth để gặp gỡ đồng
hương và chính giới Úc.
Nguyễn Quang Duy
Sydney, Úc Đại Lợi
15-5-2014
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen