Mittwoch, 13. Januar 2016

Quả báo nhãn tiền: Khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên xây trên đất ăn cướp bị điêu tàn đổ vỡ

Phan Van Lợi
Wednesday, January 13, 2016.

Những ngày gần đây, địa danh Hồ Thủy Tiên ở Thừa Thiên - Huế bỗng dưng "nổi như cồn" khi được một tờ báo Mỹ nhắc tới với cụm từ "không dành cho kẻ yếu tim". Số là hôm 04-01-2016 báo mạng Huffington Post của Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết về Trung tâm vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với tựa đề "Công viên nước bỏ hoang ấy tại Việt Nam không dành cho kẻ yếu tim". (This abandoned waterpark in Vietnam is not for the faint of heart. http://www.huffingtonpost.com/entry/ho-thuy-tien-vietnam-abandoned-water park_ 567318c4e4b0dfd4bcc10c26). Tác giả lấy lại các hình chụp trong bài của những du khách Âu Mỹ từng đến Trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên trước đó, để cho thấy tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và hoang vu đến rợn người của một công trình mà người ta đã đầu tư vào đó 70 tỷ đồng VN. (Xem: Abandoned water park & aquarium, Vietnam của Ryan Mcgrath, February 10, 2015 Http://ryanmcg.co.uk/index. php/2015/ 02/10/abandoned-water-park-aquarium-vietnam/. We found an abandoned water park in Vietnam... Exploration time! của Nassim Ait-Kaci December 2015, http://imgur.com/gallery/kLZ6i. We fed the abandoned crocodiles of Ho Thuy Tien của Courtney Lambert June 26, 2015 http://agperhaps.com/2015/06/26/we-fed-the-abandoned-croco diles-of-ho-thuy-tien/). Nhiều trang blog đã dịch các bài này sang Việt ngữ.
Ngay lập tức, nhiều tờ báo trong nước như Tuổi Trẻ, Việt Báo, Giao Báo cử phóng viên đến hiện trường để làm sáng tỏ thêm vụ việc. (Thu hồi dự án “khu du lịch rùng rợn” Hồ Thủy Tiên. Tuổi Trẻ Online 08-01-2016. http://dulich.tuoitre.vn/tin/20160108/thu-hoi-du-an-khu-du-lich-rung-ron-ho-thuy-tien/1034896.html. Khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên lên báo Mỹ vì quá 'kinh dị'. Việt Báo 09-01-2016. http://vietbao.vn/Kinh-te/Khu-du-lich-sinh-thai-ho-Thuy-Tien-len-bao-My-vi-qua-kinh-di/22283512/87/. Công viên nước kinh dị lên báo Mỹ: Đề nghị thu hồi trước khi báo đăng. Giao Báo 09-01-2016. http://giaobao.com/xa-hoi/cong-vien-nuoc-kinh-di-len-bao-my-de-nghi-thu-hoi-truoc-khi-bao-dang/335705.html. Công viên Việt bỏ hoang lên báo Mỹ vì quá "kinh dị". Việt Báo 10-01-2016. http://vietbao.vn/Kinh-te/Cong-vien-Viet-bo-hoang-len-bao-My-vi-qua-kinh-di/ 150617478/87/)
Thật ra, chuyện khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên bị bỏ hoang đã được đề cập từ lâu. Báo mạng Kiến Thức ra ngày 39-09-2014 là một ví dụ. (http://kienthuc.net.vn/tien-vang/canh-hoang-phe-ron-nguoi-tai-du-an-70-ti-o-hue-394820.html#p-3)
Trong bài dưới đây, chúng tôi xin phép lấy lại các bức ảnh từ những bài báo đó. Chân thành cảm ơn các phóng viên và nhiếp ảnh viên.
NGUỒN GỐC ĐẤT ĐAI CỦA KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ HỒ THỦY TIÊN.
Khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên được xây dựng trên phần lớn diện tích đất đai (107 ha) của đan viện Thiên An, một dòng tu Công giáo đã hiện diện tại xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngay từ năm 1940 và đã sở hữu tài sản một cách hợp luật. (xem bản đồ bên dưới).
Theo Đề nghị ngày 22-11-1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với ông Hồ Xuân Mãn bí thư cùng ông Nguyễn Xuân Lý chủ tịch), ngày 24-12-1999, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản ra Quyết định 1230/QĐ-TTg, thu hồi 495.929m2 (50 ha) đất giao cho Công ty Du lịch Cố Đô-Huế xây dựng trung tâm vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên. Để trấn an trung ương, ngày 20-02-2001, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế lại gởi một báo cáo mật mang số 24/BC-UB vu khống rằng đất đai đan viện thuộc một trong 4 dạng tài sản phải thu hồi: Tập đoàn thống trị tay sai của đế quốc Mỹ; Tư sản mại bản quan liêu quân phiệt phát xít, Địa chủ phong kiến phản động, Hình thức bóc lột thực dân mới.
Do báo cáo mật đầy thâm độc này, ngày 06-06-2002, Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành Quyết định 577/QĐ-XKT để lấy sạch đất đai của dòng Thiên An, chỉ chừa lại cho đan viện 54.862m² đất (5 ha rưỡi) gồm: nguyện đường, tu viện và vườn cam (xem bản đồ bên dưới).
Chiếm đoạt đã bất công, khởi công xây dựng cũng bất minh. Ngày 26-03-2001 Công ty Du lịch Cố Đô làm lễ động thổ khu vui chơi giải trí, dưới sự bảo vệ của rất nhiều công an hình sự và công an chìm đi xe U-oát (UAZ) và xe mô-tô đến.
Ngày 07-06-2004, tờ Việt Báo (http://vietbao.vn/Van-hoa/Khanh-thanh-khu-giai-tri-Thien-An-Thuy-Tien/40036136/181/) đưa tin: “Khánh thành khu giải trí Thiên An - Thủy Tiên. Hôm qua (6-6), tại Huế đã tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên giai đoạn 1. Công trình này tọa lạc tại hồ Thủy Tiên, giữa đồi Thiên An - một rừng thông rộng lớn, nằm cách trung tâm TP Huế chừng 4km - do Công ty du lịch Cố Đô làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 38 tỉ đồng.
Bắt đầu thi công từ tháng 3-2001, giai đoạn 1 này bao gồm các hạng mục chính như: nhà thủy cung, hệ thống cầu đường, cổng chào, đường dạo, dải cây xanh, quảng trường, sân khấu ngoài trời, hệ thống phục vụ các trò chơi trên nước... Khu vui chơi này sẽ trở thành điểm giải trí quan trọng phục vụ du khách trong dịp Festival Huế 2004”.
alt
Ban đầu, vé vào cổng và vào Thủy cung (công trình chính, còn gọi là Nhà rồng) mỗi nơi 50.000 đồng (thời giá 2004). (Các hạng mục khác như công viên nước, khán đài nhạc nước và khu trò chơi thì thu phí riêng). Khi thấy ít khách vãng lai, ban quản lý giảm xuống còn 15.000 đồng nhưng chẳng mấy ai thèm đến. Người dân ở Thừa Thiên-Huế biết rằng đến vui chơi giải trí ở đó là đồng lõa với tội ác: tội cướp giật đất đai của những người tu hành và tội phá tan bầu khí thiêng liêng thanh thoát của một tu viện. Lý do nữa là trước khi có khu vui chơi, ai nấy đều có thể tự do và miễn phí đến bên hồ Thủy Tiên để hóng mát, du ngoạn, cắm trại. Nếu thích thì tản bộ vào rừng thông dày đặc tươi tốt do các tu sĩ tạo lập từ năm 1940 để hít thở không khí trong lành của một môi trường sinh thái vốn được mệnh danh là bộ phổi của thành phố Huế.
Người dân ở Thừa Thiên-Huế biết rằng đến vui chơi giải trí ở đó là đồng lõa với tội ác: tội cướp giật đất đai của những người tu hành và tội phá tan bầu khí thiêng liêng thanh thoát của một tu viện.
Thế là Trung tâm vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên, sau khi hoạt động được vài năm, đã lâm vào tình trạng ế ẩm và lỗ lã. Mọi công trình đều xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đúng là quả báo nhãn tiền. Thiên bất dung gian.
2- NHỮNG HÌNH ẢNH HOANG TÀN CỦA KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ.
a- Cổng vào:
alt
b- Thủy cung (công trình chính, nằm giữa hồ Thủy Tiên)
Một công trình trang trí hình rồng xinh đẹp (trên) mà nay giống hệt như phim trườmg sản xuất phim kinh dị (dưới).
alt
Có thể nhận ra sự xuống cấp nặng nề của công trình khi đi vào bên trong, với những mảng trần bong tróc loang lổ, các trang thiết bị rỉ sét và không thể sử dụng, các phòng ốc đầy rác rưởi bụi bặm... Còn bên ngoài thì cỏ cây mọc một cách hoang dại. 
c- Khán đài/Sân khấu nhạc nước
 
alt
d- Công viên nước
alt
e- Vườn tượng
alt
Khoảng năm 2006, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức một trại sáng tác tại khu vui chơi giải trí, mời gọi một số điêu khắc gia trong và ngoài nước đến đây để làm nên một vườn tượng nghệ thuật. Các nghệ sĩ tạo hình ấy nay sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy tác phẩm của họ trong khung cảnh dưới đây? 
f- Bãi cỏ quanh hồ
alt
Trước khi có Khu vui chơi giải trí, bãi cỏ rộng lớn này là nơi lý tưởng để dân thành phố Huế đến du ngoạn, đóng trại một cách tự do và miễn phí, nhất là vào Thứ bảy và Chúa nhật. Sau khi công trình hoàn thành, việc ấy hoàn toàn chấm dứt, hay nếu muốn thì phải trả tiền. Nay làm chủ bãi cỏ và các con đường là đàn bò của dân địa phương và của nhân viên bảo vệ. 
g- Khu biệt thự trong rừng thông cạnh hồ
alt
Người ta cũng đã quy hoạch một khu biệt thự giữa đồi thông (y như tại Đà Lạt) rồi bán cho những ai thừa tiền lắm của. Và kết quả là những hình ảnh dưới đây: 
Cuối cùng (xem dưới), ngay cả hình ảnh ban quản lý và nhân viên khu vui chơi giải trí, chụp trong những ngày thịnh đạt, người ta vẫn không buồn tháo gỡ, cất đi. Điều đó cho thấy sự chán nản và thói vô trách nhiệm đã lên đến cùng cực.
 
alt
Thay cho lời kết:
Theo tờ Giao Báo (xem trên), từ năm 2008, sau khi thấy việc kinh doanh thua lỗ, công trình bắt đầu bệ rạc, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chuyển giao toàn bộ Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên sang cho Tập đoàn Thương mại Đầu tư Xây dựng HACO Hà Nội. Tập đoàn này thành lập Công ty TNHH Haco Huế với hy vọng tái khôi phục cơ sở và hoạt động.
Thế nhưng, từ đó đến nay, mọi sự vẫn dậm chân tại chỗ, nếu không muốn nói là các công trình xây dựng ngày càng hoang tàn. Theo báo Tuổi Trẻ (xem trên), lý do là vì công ty Haco Huế hiện nợ hai ngân hàng 38 tỷ đồng, trong đó gần 20 tỷ đồng tiền lãi từ dự án nói trên. Khoản nợ trên được công ty dùng các hạng mục đã đầu tư trên đất để thế chấp. Ngoài ra công ty này còn nợ tiền thuế đất khoảng 8 tỷ đồng.
Tiếc đứt ruột vì 70 tỷ đi đong do sự trừng phạt của Ông Trời giáng xuống tội cướp đất của đan viện Thiên An, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn quyết tâm gỡ gạc. Dựa trên Quyết định đầy tính cưỡng đoạt của Tổng Thanh tra Nhà nước ngày 06-06-2002 (xem trên), tháng 10-2014, khu vui chơi giải trí được phê duyệt thành Khu Du lịch Sinh thái cao cấp, gồm trung tâm hội nghị, nhà hàng, khu dịch vụ spa, khu nghỉ dưỡng lưu trú (biệt thự), khu biểu diễn nghệ thuật, khu vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời trên khu vực rộng 63,38ha. (http://baothuathienhue.vn/ ?gd=6&cn= 277&newsid=32-0-50069). Mới đây, công ty Haco Huế cho biết không có khả năng triển khai dự án, và đề nghị tỉnh kêu gọi nhà đầu tư khác cũng như xem xét hoàn trả lại chi phí đã bỏ ra xây dựng tại đây. Ngày 08-01-2016, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết các ban ngành trực thuộc đã có văn bản đề nghị tỉnh thu hồi đất, đề xuất phương án xử lý các tài sản trên đất đối với khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên. Văn bản này cũng đồng thời đề nghị giao Sở Kế hoạch-Đầu tư Thừa Thiên - Huế tổ chức xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực nhảy vào dự án mới.
Tiến hành việc này không phải dễ, vì cái gai cần phải nhổ vẫn là đan viện Thiên An. Nên vào đêm 17-05-2015, nhà cầm quyền đã cho người tháo dỡ tượng Chúa Chịu Nạn trong khu vườn tràm phía sau Đan viện. Sau khi đập vỡ tượng, họ vứt ở khe Độn Dài, cách Đan viện khoảng 1 Km.
Ngày 08-10-2015, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế huy động khoảng 100 công an mặc thường phục lẫn sắc phục cùng quần chúng tự phát đến ‘bảo kê’ cho công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty Haco Huế dứt khoát lấy khu đất đồi Đức Mẹ. Theo trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, đồi này (30 ha) đã được nhà cầm quyền bán cho một công ty Tàu Đài Loan để xây dựng một loạt biệt thự nghỉ dưỡng. Nghe tin dữ, các đan sĩ từ tu viện tràn xuống. Nhà cầm quyền yêu cầu đan viện dẹp bỏ mái tôn che mưa nắng cho tượng Đức Mẹ và di dời tượng, lấy cớ đó là làm sai pháp luật. Nhưng các vị này cương quyết giữ vững lập trường, không tháo gỡ cũng chẳng di dời.
Ngày 06-11-2015, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty TNHH Lâm nghiệp Tiền Phong và công ty TNHH Dịch vụ Vân Hải đã gởi đến Đan viện Thiên An bản hợp đồng mà họ đã ký kết với nhau, và thông báo cho Đan viện biết công ty Vân Hải có nhiệm vụ bảo vệ rừng, đất rừng, và sẽ tháo dỡ - di dời mái che tượng Đức Mẹ trên đồi Đức Mẹ của Đan viện.
Ngày 25-11-2015, công ty Vân Hải tiếp tục gởi giấy thông báo cho Đan viện và yêu cầu Đan viện phải tự tháo dỡ mái che tượng Đức Mẹ ở trên đồi Đức Mẹ Thiên An trước ngày 08-12-2015, nếu Đan viện không tự tháo dỡ thì công ty sẽ tháo dỡ. Thế nhưng, các đan sĩ đã không chấp hành yêu cầu ngang ngược và phi lý đó.
Điên tiết lên, chiều ngày 02-01-2016, gần 200 công an, dân phòng, thành viên hội phụ nữ xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã đến Đan viện Thiên An. Họ kéo nhau tới vườn cam của Đan viện, vừa tịch thu những cây thông mà các đan sĩ đã đốn vì sợ bụi phấn thông ảnh hưởng đến việc cam ra quả, lấy cớ rừng thông mà các đan sĩ đã gầy dựng từ năm 1940 là sở hữu nhà nước, vừa chửi bới, đánh đập các đan sĩ, với mục đích khiêu khích họ trả đũa bằng bạo hành, để có cớ khép tội. Nhưng các đan sĩ vẫn ôn hòa nhẫn nhịn nên âm mưu bất thành.
Sáng ngày 07-012016, lại có hơn 50 công an sắc phục và thường phục ngang nhiên vào khu vực đồi thông và đồi cam thuộc nội vi Đan viện mà không có phép. Vài người đóng giả thành các đan sĩ đang cưa chặt cây thông, để công an quay phim và chụp hình theo kiểu “tái dựng hiện trường” khi chuẩn bị các vụ án hình sự (nhưng thông thường thì chính các bị can phải diễn lại). Công an nói với các đan sĩ rằng họ sẽ khởi tố những người đã chặt phá các cây thông này một cách trái phép. Trong khi đồi thông và đồi cam thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An từ năm 1940 và chính tay các đan sĩ đã trồng.
Nếu dự án mới (Khu du lịch sinh thái cao cấp) được tiến hành, thì phần lớn rừng thông Thiên An –bộ phổi của thành phố Huế- bị tàn phá. Ngoài ra, vì nó bao quanh đan viện, nên các đan sĩ sẽ hoàn toàn mất đi bầu khí thanh tĩnh để tu trì, và như thế sẽ phải tính chuyện di dời vào rừng sâu. Nhà nước ta sẽ ẵm trọn 107 hecta và thi nhau chia chác. Nhưng như cổ nhân đã nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Mà mưu sự này lại là mưu đồ thâm độc: cướp của, hại người, xúc phạm tu sĩ, chà đạp chốn thiêng, thì mong gì thành sự! Bài học khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên đã quá nhãn tiền. Những kẻ vô thần có bao giờ nghĩ tới điều này không nhỉ?
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Mà mưu sự này lại là mưu đồ thâm độc: cướp của, hại người, xúc phạm tu sĩ, chà đạp chốn thiêng, thì mong gì thành sự! Bài học khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên đã quá nhãn tiền. Những kẻ vô thần có bao giờ nghĩ tới điều này không nhỉ?
Phóng viên FNA tường trình từ Huế ngày 12-01-2016.
Xin xem các bài liên hệ:
- Nhà cầm quyền cưỡng chiếm khu đồi Đức Mẹ của đan viện Thiên An. GNsP (ngày 09-10-2015)
- Nhà cầm quyền tiếp tục cướp đất đan viện Thiên An, Huế. Phóng viên FNA (ngày 21-11-2015)
- Đan viện Thiên An Huế báo tin khẩn và mời hiệp thông, Phóng viên FNA (ngày 04-12-2015)
- Huế: Công an đánh đập quý thầy Đan viện Thiên An. GNsP (ngày 03-01-2016)
- Công an tạo hiện trường giả, đóng giả các đan sĩ Đan viện Thiên An chặt phá cây thông. GNsP (ngày 07-01-2016).
 
__._,_.___

Posted by: Lu Giang <lugiang2003@yahoo.com>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen