Montag, 18. Januar 2016

Nam Bắc California và Việt Nam tưởng niệm tử sĩ QLVNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa

Bà Ngô Thị Kim Thanh (70 tuổi, vợ của thiếu tá hải quân Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thành Trí, hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo, tử trận tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974) tay run run, không kìm được xúc động khi mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài.
alt
Nghi thức chào cờ, mặc niệm (Ảnh Nguyễn Long)
 
“Chiều chiều ra ngóng biển xa 
 Ngóng người đi lính Hoàng Sa chưa về  
 Hoàng Sa trời nước mênh mông  
 Người đi thì có mà không thấy về...”.
(Ca dao dân gian đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi)
Cali Today News - Hơn 300 đồng hương và các cựu Quân nhân QLVNCH tham dự lễ Tưởng niệm các chiến sĩ QLVNCH hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 do Hội Hải Quân Bạch Đằng phối hợp với Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc Cali tổ chức vào lúc 11 giờ sáng ngày chủ nhật 17-1-2016 tại hội trường trường Trung Học Yerba Buena, San Jose, California.
 
Ngoài ra còn có sự tham dự của các vị đại diện dân cử chính quyền thành phố San Jose cũng như quận hạt Santa Clara như: Thị Trưởng San Jose Sam Licardo, nghị viên đơn vị 7 Nguyễn Tâm, bà Trương Vân Lan, đại diện Giám sát viên Cindy Chavez, bà Lê Thị Cẩm Vân, Học khu East Side Union District ... và đông đủ giới báo chí, tryền thông Bắc Cali.
alt
Những anh hùng Hải quân QLVNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc trong trận Hải chiến ngày 19.01.1974. Tiếp theo, Ban Tổ chức xướng danh bốn chiến sĩ Hải quân sống sót trong trận hải chiến Hoàng sa và hiện nay đã định cư tại Hoa Kỳ, gồm có: 1. Hải Quân Trung Úy Hồ văn Hải - Sĩ quan truyền tin HQ 5. 2. Hải Quân Trung Úy Trần Hữu Đức - Sĩ Quan Cơ Khí HQ 5. 3.Hải quân Nguyễn văn Mỹ - Chuyên viên cơ khí HQ 4. 4. Hải Quân Đại Úy Đoàn Viết Ất - Sĩ Quan Trọng Pháo HQ 16
 
Buổi lễ được tổ chức rất chu đáo với không khí trang nghiêm và xúc động qua những giây phút tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân / QLVNCH vị quốc vong thân, bảo vệ đất nước. 
alt
Từ trái : Nguyễn Văn Mỹ, Trần Hữu Đức,, Hồ Văn Hải (ảnh Nguyễn Long)
 
Dưới ánh sáng lung linh, nhang khói từ bàn thờ Tổ Quốc, từng hình ảnh các chiến sĩ đã hy sinh được chiếu lên trên màn ảnh lớn khiến ngưòi xem vô cùng xúc động. Sau đó là một đoạn video clip chiếu dựng lại trận hải chiến Hoàng Sa rất công phu với những chiếc tuần dương hạm bị đại pháo Trung Cộng bắn cháy, bốc khói trên biển khơi, một lỗ lủng lớn bên mạn tàu nước biển tràn vào. Tàu từ từ chìm.
 
alt
Đoàn trống Dòng Lasan San Jose (Ảnh Nguyễn Long)
 
Sau những giây phút trầm lắng và xúc động của lễ tưởng niệm, không khí trong Hội trường sôi động lên với những hồi trống vang động, hào hùng qua tiết mục trình diễn của gần 30 chục em thuộc đoàn trống Dòng Lasan, mặc quốc phục cổ truyền, khăn đóng áo dài đứng thành hình vòng cung trưóc sân khấu và hai bên thành hội trường.
 
 Lễ an vị tượng Đức Thánh Trần tại công viên 
Mile Square Regional Park, Fountain Valley.
alt
Quan khách kéo tấm vải che tượng Đức Thánh Trần trong lễ an vị tượng tại công viên Mile Square Regional Park, Fountain Valley. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
 
Tiếng trống hào hùng gợi nhớ lại những tiếng trống vang dậy lệnh xuất quân Bắc phạt của vua Quang Trung Nguyễn Huệ năm nào.
 
Và cũng trong cùng ngày 17-1-2016, tại miền Nam California cũng đã tổ chức lễ an tượng vị tượng Đức thánh Trần và tưởng niệm các anh hùng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 theo bản tin của phóng viên Linh Nguyễn đăng trên nhật báo Người Việt, nguyên văn như sau:
 
 "Đại lễ an vị tượng Đức Thánh Trần và tưởng niệm các anh hùng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 diễn ra vô cùng trọng thể và nghiêm trang lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật, 17 Tháng Giêng, tại công viên Mile Square Regional Park, Fountain Valley.
alt
Linh vị 74 anh hùng tử sĩ trận hải chiến Hoàng Sa được mang vào lễ đài.
(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
 
 
“Đức Thánh Trần là một vị tướng từng chiến thắng lừng lẫy, ba lần đánh đuổi quân Nguyên để bảo toàn bờ cõi. Ngài không những là một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, ngài còn là thánh tổ của quân chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa,” Giám Sát Viên Andrew Đỗ mở đầu diễn văn khai mạc (Linh Nguyễn/ Người Việt)
Trong khi đó cũng tại VN, sáng 17-1, đồng loạt các tờ báo ở trong nước như Tuổi Trẻ, Lao Động... cũng đã đang tin Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức buổi lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.
alt
Cát từ Hoàng Sa do ngư dân đưa về được đổ vào nơi đặt viên đá đầu tiên xây khu tưởng niệm Hoàng Sa - Ảnh: T.Vũ
 
Nguyên văn như sau:
 
"Báo Tuổi Trẻ cho biết, buổi lễ đặt viên đá khởi công có sự tham dự của thân nhân các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa.
 
Nhiều đôi mắt đỏ hoe khi nghe bà Đỗ Thị Hảo (70 tuổi, thôn Tây, An Vĩnh) ngân lên khúc hát truyền đời hàng trăm năm nay ở Lý Sơn “Chiều chiều ra ngóng biển xa, Ngóng người đi lính Hoàng Sa chưa về, Hoàng Sa trời nước mênh mông, Người đi thì có mà không thấy về...”.
 
alt
Bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố Thiếu Tá HQVNCH,
mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài. 
 
 
Bà Ngô Thị Kim Thanh (70 tuổi, vợ của thiếu tá hải quân Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thành Trí, hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo, tử trận tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974) tay run run, không kìm được xúc động khi mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài.
 
Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo - con gái đầu của cố sĩ quan Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thành Trí - chia sẻ: “Buổi lễ này không chỉ riêng gia đình tôi hạnh phúc mà 74 gia đình của tử sĩ Hoàng Sa hi sinh năm đó đều hạnh phúc”. (Tuổi Trẻ)
 
Bà Ngô Thị Kim Thanh mang bình cát trắng đổ vào nơi đặt viên đá xây tượng đài. 
 
 "Trong buổi lễ, có phần chia sẻ của ông Trần Hòa - cựu binh sĩ quân y từng đồn trú ở Hoàng Sa trước năm 1974. Trong câu chuyện ông kể về Hoàng Sa, người nghe ám ảnh về tiếng cuốc kêu. Đảo đón ông bằng tiếng cuốc kêu lên từng hồi trong rừng cây bàng, rồi khi hết nhiệm vụ quay trở về với đất liền, cũng lại là tiếng cuốc nỉ non từ biệt. Bất kỳ ai nghe đoạn chia sẻ ấy cũng sẽ buộc phải liên tưởng tiếng cuốc đến cái cảm thức của Bà Huyện Thanh Quan 3 thế kỷ trước. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc”.
 
Những ngư dân bám biển, những người lính đã ngã xuống nơi tiếng cuốc kêu, những nhân vật lịch sử giờ chỉ còn trong điệu hò, dù ở phe nào, tư cách gì, đều là những “nghĩa sĩ”, và khu tưởng niệm ấy dành cho họ." (Lao Động)
 
Phạm Bằng Tường (Tổng hợp)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen