QUẢNG NAM (NV) - Ngày
27 tháng 1, nói với truyền thông Việt Nam, ông Hồ Văn Chiêng, chủ tịch
xã Phước Trà huyện Hiệp Ðức xác nhận, người dân bị ngộ độc sau khi ăn
cơm nấu từ gạo hỗ trợ Tết.
Theo ông Chiêng, chiều ngày 14 tháng 1, Hội Nạn Nhân Chất Ðộc Da Cam huyện Hiệp Ðức hỗ trợ cho xã 30 suất quà Tết cho người nghèo với mỗi suất gồm có 10 ký gạo, 1 gói bột ngọt, 1 chai nước mắm và 1 chai dầu ăn.
Theo ông Chiêng, chiều ngày 14 tháng 1, Hội Nạn Nhân Chất Ðộc Da Cam huyện Hiệp Ðức hỗ trợ cho xã 30 suất quà Tết cho người nghèo với mỗi suất gồm có 10 ký gạo, 1 gói bột ngọt, 1 chai nước mắm và 1 chai dầu ăn.
Gạo nghi nhiễm độc được niêm phong tại ủy ban xã Phước Trà. (Hình: VNExpress) |
Sau đó, xã mang cấp lại cho thôn 6 là 26 suất, còn lại 4 suất chuyển
cho thôn 3. Ngày 22 tháng 1, người dân thôn 6 đem gạo nấu ăn thì bị ngộ
độc, nôn mửa liên tục. Nghi ngờ, một người dân dùng số gạo này cho heo
ăn thì con heo đã lăn ra chết.
Ngày 28 tháng 1, đúng 8 ngày sau khi bị ngộ độc, bà Hồ Thị Nhân (38 tuổi), trú thôn 6, xã Phước Trà, vẫn chưa hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bà vẫn thường trực nỗi sợ hãi vì ngộ độc. “Tôi nhận được túi quà gồm bao gạo 10 ký, một chai xì dầu và một chai dầu ăn. Tôi mang về nhà nấu cơm ăn. Tuy nhiên khi ăn xong chưa kịp dọn mâm thì đã bị nôn, sau đó là đau bụng, tiêu chảy,” bà Nhân nói.
Ông Hồ Văn Sanh, chủ tịch Hội Nạn Nhân Chất Ðộc Da Cam xã Phước Trà cho biết thêm: “Người dân thấy gạo không ăn được nên đổ cho gà, lợn, chó ăn thì nó cũng chết. Riêng thôn 6 có 1 con lợn, 1 con chó và 5 con gà bị chết. Thấy gạo ăn vô đau bụng, gà lợn chết nên các nhà khác không dám ăn,” ông Sanh nói.
Theo ông Chiêng, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã gởi mẫu gạo đi xét nghiệm để xác định là chất độc bên trong gạo. Còn 3 người bị ngộ độc sau khi được điều trị đã ổn định sức khỏe.
Ông Phan Quang Dũng, chi cục trưởng Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông-Lâm-Thủy Sản tỉnh Quảng Nam cho biết, cơ quan này đã cử người tiến hành kiểm tra số gạo trợ cấp cho người dân xã Phước Trà. “Chúng tôi đã gởi mẫu đi kiểm tra. Sang tuần sau có kết quả thì mới biết được nguyên nhân vì sao ăn gạo lại bị ngộ độc,” ông Dũng nói.
Sợ dư luận tức giận, ngày 27 tháng 1, nói với phóng viên báo Tiền Phong, ông Lê Trung Hoàng, trưởng công an huyện Hiệp Ðức cho rằng, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân ngộ độc có phải do gạo hay không mà báo chí đã đưa tin vội vàng. (Tr.N)
Ngày 28 tháng 1, đúng 8 ngày sau khi bị ngộ độc, bà Hồ Thị Nhân (38 tuổi), trú thôn 6, xã Phước Trà, vẫn chưa hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bà vẫn thường trực nỗi sợ hãi vì ngộ độc. “Tôi nhận được túi quà gồm bao gạo 10 ký, một chai xì dầu và một chai dầu ăn. Tôi mang về nhà nấu cơm ăn. Tuy nhiên khi ăn xong chưa kịp dọn mâm thì đã bị nôn, sau đó là đau bụng, tiêu chảy,” bà Nhân nói.
Ông Hồ Văn Sanh, chủ tịch Hội Nạn Nhân Chất Ðộc Da Cam xã Phước Trà cho biết thêm: “Người dân thấy gạo không ăn được nên đổ cho gà, lợn, chó ăn thì nó cũng chết. Riêng thôn 6 có 1 con lợn, 1 con chó và 5 con gà bị chết. Thấy gạo ăn vô đau bụng, gà lợn chết nên các nhà khác không dám ăn,” ông Sanh nói.
Theo ông Chiêng, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã gởi mẫu gạo đi xét nghiệm để xác định là chất độc bên trong gạo. Còn 3 người bị ngộ độc sau khi được điều trị đã ổn định sức khỏe.
Ông Phan Quang Dũng, chi cục trưởng Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông-Lâm-Thủy Sản tỉnh Quảng Nam cho biết, cơ quan này đã cử người tiến hành kiểm tra số gạo trợ cấp cho người dân xã Phước Trà. “Chúng tôi đã gởi mẫu đi kiểm tra. Sang tuần sau có kết quả thì mới biết được nguyên nhân vì sao ăn gạo lại bị ngộ độc,” ông Dũng nói.
Sợ dư luận tức giận, ngày 27 tháng 1, nói với phóng viên báo Tiền Phong, ông Lê Trung Hoàng, trưởng công an huyện Hiệp Ðức cho rằng, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân ngộ độc có phải do gạo hay không mà báo chí đã đưa tin vội vàng. (Tr.N)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen