Montag, 4. Januar 2016

Ả-RẬP XÊ-ÚT HÀNH QUYẾT CHẶT ĐẦU 47 NGƯỜI BỊ KẾT ÁN KHỦNG BỐ, TRONG ĐÓ CÓ GIÁO SĨ SHIA NỔI TIẾNG AL-NIMR

Saturday, January 02, 2016

Hình do dân Hồi giáo thiểu số Shia diễn cách chặt đầu Giáo sĩ Nimr al-Nimr khi Ả-Rập Xê-Út
hành quyết chặt đầu 47 người đàn ông ngày Thứ Bảy 02-1-2016 vỉ bị kết án Khủng bố
Hằng trăm đao phủ Ả-Rập Xê-Út tình nguyện chặt đầu những kẻ khủng bố
VietPress USA (02-1-2016): Hôm Thứ Bảy 02-1-2016, nước Ả-Rập Xê-Út (Arab Saudi hay Saudi Arabia) đã bắt đầu năm mới bằng vụ hành quyết chặt đầu một loạt 47 người bị kết án là Khủng bố; trong số nầy có Giáo sĩ Hồi giáo Shia rất nỗi tiếng là Nimr al-Nimr. Vụ hành quyết nầy đã gây ra cả một làn sóng chống đối tại nhiều quốc gia trong thế giới Hồi giáo.
Ả-rập Xê-út  - còn gọi là Ả Rập Saudi, có tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Saudi (Arab Saudi hay Saudi Arabia), là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc; với Iraq về phía bắc và tây bắc; với KuwaitQatarBahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates - UAE) về phía đông; với Oman về phía nam và đông nam; với Yemen về phía nam; còn Vịnh Ba Tư (Persian Gulf) nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ (Red Sea) nằm về phía tây. Ả Rập Saudi thường được gọi là "xứ của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng" vì hai thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáoMecca  Medina, nằm trong quốc gia này và là nơi hằng triệu người Hồi giáo khắp nơi về hành hương ít nhất một lần trong đời.

Giáo sĩ nổi tiếng của Hồi giáo Shia
Nimr al-Nimr cũng bị chặt đầu
trong số 47 tội nhân khủng bố
Ả Rập Xê-Út được coi là cái nôi của đạo Hồi xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 7. Nước này có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca và MedinaThế kỷ 16Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Ả Rập Xê-Út.
Quốc gia Ả Rập Xê-Út bắt đầu tại miền trung Ả Rập từ khoảng năm 1750. Một vị vua cai trị trong vùng là Muhammad bin Saud, đã liên minh với một nhà cải cách Hồi giáo là Muhammad Abd Al-Wahhab, để tạo ra một thực thể chính trị mới. Trong vòng 150 năm sau, của cải của gia đình Saud ngày càng to lớn và nhiều lần họ đã đứng ra tranh giành với Ai Cập, Đế chế Ốt-tô-man (Ottoman), và các gia đình người Ả Rập khác nhằm nắm quyền kiểm soát bán đảo. Nước Ả Rập được ghép tên giòng họ Saud để trở thành vương quốc Arab Saudihiện đại được lập ra bởi nhà vua Abdul Aziz Al-Saud về sau này (trên trường quốc tế thường được gọi là Abdul Aziz Ibn Saud).
Năm 1902 Abdul Aziz Ibn Saud chiếm Riyadh, thủ đô từ trước kia của triều đại Al-Saud từ gia đình Al-Rashid đối thủ. Tiếp tục các cuộc chinh phục, Abdul Aziz đánh bại Al-AhsaAl-Qatif, phần còn lại của Najd, và Hijaz trong khoảng giữa 1913 và 1926. Ngày 8 tháng 11926 Abdul Aziz Ibn Saud trở thành vua xứ Hijaz. Ngày 29 tháng 1,1927 ông lấy danh hiệu là Vua Najd (danh hiệu trước đó của ông là Quốc vương hồi giáo). Theo Hiệp ước Jedda, được ký ngày 20 tháng 51927Anh Quốc công nhận nền độc lập của vương quốc của Abdul Aziz, sau này được gọi là Vương quốc Hijaz và Nejd.Năm 1932, các vùng đó được thống nhất thành Vương quốc Ả Rập Saudi hiện đại bây giờ.
Iran đăng hình tội ác chặt đầu: Bến trái Khủng bố ISIS
và bên phải là Vua Ả-Rập Xê-Út Salman
Việc khám phá ra dầu hỏa vào tháng 3, 1938 đã làm đất nước này thay đổi toàn bộ về mặt kinh tế, và mang lại cho vương triều tính chính thống to lớn trong nhiều năm. Tổng dân số của Ả-Rập Xê-Út là 30.070.671 người tính đến tháng 1-2016, đứng hạng thứ 43 về dân số trên thế giới; với tổng diện tích là 2.149.690 km²(hạng 15). Tổng thu nhập quốc dân vào năm 2004 là 316.407 tỷ Mỹ kim. 
Cùng với Liechtenstein, Ả Rập Saudi là nước duy nhất trên thế giới có tên gia đình cai trị trong tên quốc gia. Nhiều người chống đối Gia đình Saud đã từ chối thừa nhận tính chính thống của họ và không gọi tên nước là "Saudi Arabia" (tên tiếng Anh).
Không giống với các vương quốc ở châu Âu truyền ngôi theo kiểu “cha truyền con nối”, mà ngược lại ngai vàng ở Ả - rập Xê - út chỉ được truyền cho những người con trai của vua Abdulaziz - người đã lập ra Vương quốc Ả - rập Xê - út hiện đại năm 1932, trong đó có cố quốc vương Abdullah mới qua đời vào ngày 22-1-2015 vừa qua sau 10 năm cai trị.  

Chính vì vậy mà ngay sau đó, Hội đồng gia tộc cầm quyền đã phê duyệt em trai của cố Quốc vương Abdullah là ông Salman, 79 tuổi trở thành người kế nhiệm ngôi vua  của Ả - rập Xê - út. 


Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Mansour Turki
Thể chế trung ương của Chính phủ Ả Rập Xê-Út là chế độ quân chủ chuyên chế,không có hiến pháp và quốc hội. Vua nắm toàn bộ quyền lực cùng với Hội đồng Bộ trưởng. Luật cơ bản được thông qua năm 1992 tuyên bố rằng Ả Rập Saudi là một nhà nước quân chủ được cai trị bởi các con trai và cháu trai của vị vua đầu tiên, Abd Al Aziz Al Saud, và rằng Kinh Cô-ran là hiến pháp của đất nước, và đất nước được điều hành dựa trên căn bản luật Hồi giáo (Shari'a).

Pháp luật được hình thành theo nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng, được phê chuẩn bởi nghị định của hoàng gia, và phải tương thích với Luật Hồi giáo. Tư pháp được thực hiện theo Luật Hồi giáo bởi một hệ thống các tòa án tôn giáo, với các thẩm phán do nhà vua chỉ định theo sự tiến cử của Hội đồng tòa án tối cao, gồm 12 luật gia chính.
Các tòa án tại Ả Rập Saudi kết tội tử hình và nhục hình, gồm cả cắt cụt tay hoặc chân cho hành vi trộm, cướpvà đánh roi cho những tội ít nghiêm trọng hơn như "sai lạc tình dục" (ví dụ đồng tính luyến ái, gian dâm) hay say rượu. Số lượng roi đánh không được luật pháp quy định cụ thể và nó khác biệt tùy theo sự suy xét của vị quan toà. Nó có thể từ vài chục tới vài nghìn roi.

Tranh biếm họa của Iran về cách chặt đầu: Bên trái là 
Ả-Rập Xê-Út và bên phải là ISIS
Ả Rập Saudi không cho phép tự do tôn giáo và cấm tất cả các hình thức tôn giáo không phải là Hồi giáo. Những người không theo Hồi giáo, cũng như những người Hồi giáo không gia nhập vào giáo phái Salafi của Hồi giáo Sunni, có thể đối mặt với sự trừng trị của nhà nước và Mutawwa'in (cảnh sát tôn giáo) vì bị coi là xúc phạm tới giáo lý quốc gia. Quyền công dân bị giới hạn riêng cho những người Hồi giáo, và sự thờ phụng trái Hồi giáo thông thường có thể bị trừng phạt theo luật pháp. Chính phủ có 50 Trung tâm trả lời điện thoại để khuyến khích người nước ngoài gia nhập đạo Hồi.

Ả-Rập Xê-Út (Saudi Arabia) và Iran là hai quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số áp đặt một quy định pháp lý về cách ăn mặc. Phụ nữ, người nước ngoài cũng như bản địa, phải mặc một chiếc abaya ở những nơi công cộng. Phụ nữ Hồi giáo (thường đồng nghĩa là phụ nữ Saudi) cần đeo khăn trùm đầu; trong khi người nước ngoài thì không cần. Nó được cưỡng chế thực thi bởi cảnh sát tôn giáo và các tình nguyện viên. 

Hồi giáo Shia tại Ả-Rập Xê-Út biểu tình lên án
vụ chặt đầu Giáo sĩ Nimr al-Nimr của họ
Ả-Rập Xê-Út là đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ và cùng với Hoa Kỳ chống lại tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo IS (hay ISIS hoặc ISIL hay Daesh). Trong vụ xử từ hình 47 người bị kết tội là khủng bố trong ngày Thứ Bảy 02-1-2015, hầu hết là các chiến binh của tổ chức Hời giáo Sunni và một số khác liên hệ với khủng bố al-Qaida. Có một người làChad (Tchad - https://vi.wikipedia.org/wiki/Tchadvà một người Ai-Cập, còn 45 người đều là người Ả-Rập Xê-Út. Theo một công bố của ôngMansour Turki là phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ vương quốc Ả-Rập Xê-Út cho hay đã hành quyết xong trong ngày Thứ Bảy 02-1-2015 vì những người nầy có hành động hay âm mưu khủng bố và 45 người gốc dân Ả-Rập Xê-Út thuộc 12 vùng lãnh thổ khác nhau (http://english.alarabiya.net/en/News/middle-east/2016/01/02/Saudi-interior-ministry.html).

Hồi giáo Iran cũng biểu tình chống vụ hành quyết
Sau khi hành quyết xong, phát ngôn viên Mansur al-Turki của Bộ Nội vụ Ả-Rập Xê-Út mở cuộc họp báo tại Trung tâm Báo chí ở thủ đô Riyadth hôm 02-1-2016 nói rằng vụ hành quyết là cần thiết bởi những người hoạt động phản kháng của Shiite (Shia) và của Hồi giáo Sunni đó đã vi phạm tội ác vì có hoạt động khủng bố liên quan đến các vụ giết người do al-Qaeda chủ trương đã giết chết nhiều người dân của vương quốc vào năm 2003 và 2004. Một số đã thú nhận tham gia vụ tấn công một căn cứ năm 2003 làm chết 35 người tại Riyadh, trong đó có 9 người Mỹ thiệt mạng.
S
Cảnh sát Ả-Rập Xê-Út xiết an ninh tại Thủ dô Riyadh
Một trong 47 người bị xử tử hình, là Giáo sĩ Hồi giáo Shia (Shiite) thiểu số rất nỗi tiếng tên là Sheik Nimr al-Nimr 56 tuổi là nhân vật từng lãnh đạo các cuộc biểu tình trong đợt Cách mạng "Mùa Xuân Ả-Rập" năm 2011. Giáo sĩ Nimr thường chỉ trích chính phủ Ả-Rập Xê-Út đối xử không công bằng với người Hồi giáo Shia thiểu số. Em trai của Giáo sĩ Nimr al-Nimr là ôngMohammed al-Nimr nói rằng "Vụ hành quyết nầy sẽ làm dấy lên sự căm phẩn trong những người trẻ tuổi của thiểu số Hồi giáo Shia", nhưng ông nói "Chúng tôi không chấp nhận bạo động hay đối đầu với chính quyền". Trên trang Twitter, người em của giáo sĩ al-Nimr nói "vụ hành quyết này sẽ không ngăn được những nỗ lực đòi quyền bình đẳng của thiểu số Hồi giái Shia". 


Hôm 19-5-2015, chính quyền Ả-Rập Xê-Út phổ biến thông cáo cần tuyển một số đao-phủ để chuẩn bị vụ chém đầu tập thể lần thứ 85 trong năm và đã có rất nhiều người cầm dao, kiếm đến ghi tên chứng tỏ dân chúng Ả-Rập Xê-Út rất thù ghét khủng bố
(http://ubertopic.com/executioners-wanted-saudi-arabia-posts-online-job-listing-for-swordsmen-to-carry-out-public-beheadings/37562/).

Vụ hành quyết Giáo sĩ Nimr al-Nimr đã gây ra những lời chỉ trích của nhiều người Hồi giáo Shia, và gây căng thẳng với quốc gia đối thủ trong khu vực như Iran..! Nhiều đợt biểu tình của người Hồi giáo Shia (Shiite) tại Thủ đô Riyadh và các quốc gia láng giềng. Các báo chí của Iran vẽ tranh biếm họa cho thấy một bên là khủng bố IS mặc áo đen đang chặt đầu người dân và con tin; trong khi so sánh với chính quyền Ả-Rập Xê-Út đang mặc áo trắng cũng chặt đầu! Dân chúng Iran đã biểu tình và tấn công gây hỗn loạn phía trước Tòa Đại sứ Ả-Rập Xê-Út ở thủ đô Tehran của Iran.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Ả-Rập Xê-Út nhấn mạnh rằng các vụ hành quyết là việc làm đúng đắn và nhấn mạnh rằng tay của 43 trong số những người đàn ông bị hành quyết đã vấy máu, và họ bị hành hình dưới sự chứng kiến của các nhân chứng, trong đó có một bác sĩ.

Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh Âu châu không bình luận gì về vụ hành quyết nầy. Trong khi nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li Băng nói rằng vụ hành quyết Giáo sĩ al-Nimr là một vụ mưu sát, và một giáo sĩ hàng đầu ở nước Liban sẽ có những sự trả đũa cho vụ xử tử ông al-Nimr.

Trong vòng 12 tháng vừa qua của năm 2015, Ả-Rập Xê-Út đã hành quyết bằng cách chặt đầu 

MỜI ĐỌC TIẾP TẠI:

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen