HỒNG THỦY
23/09/15 11:34
(GDVN)
- Nói quần đảo Trường Sa "là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại", lại
nói nước ông có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh", vậy
xin ông vui lòng...
Trung Quốc chỉ muốn chia chác lãnh thổ, tài nguyên của láng giềngTrung Quốc bành trướng ở Biển Đông đe dọa mục tiêu TPPViệt - Nhật - Mỹ hợp tác chặt chẽ phòng ngừa rủi ro ở Biển Đông
China
Times ngày 22/9 đưa tin, trong cuộc phỏng vấn độc quyền tờ The Wall
Street Journal, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc trước thềm
chuyến thăm chính thức của ông tới Hoa Kỳ, người đứng đầu Trung Nam Hải
đã có một vài bình luận xung quanh vấn đề Biển Đông và hoạt động bồi
lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền
Việt Nam).
Ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp với 5 Thống đốc Hoa Kỳ tại Seattle, Washington. Ảnh: Reuters. |
Ông Tập Cận Bình được The Wall Street Journal dẫn lời nói rằng: "Quần
đảo Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, chúng tôi
có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó. Việc Trung
Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị trên một số
thực thể ở Trường Sa không ảnh hưởng, cũng không nhằm vào bất kỳ quốc
gia nào, không nên chú ý thái quá đến chuyện này"?!
Cũng theo lời ông Bình: "Trung
Quốc xây dựng đảo nhân tạo chủ yếu là để cải thiện đời sống sinh hoạt
của nhân viên đồn trú (bất hợp pháp) ở đó, đồng thời cung cấp các dịch
vụ sản phẩm công cộng cho cộng đồng quốc tế, có ích cho việc bảo vệ duy
trì tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông".
Là
người đứng đầu một nước mà nước đó đang cố chứng minh vai trò cường
quốc toàn cầu, tìm cách tham gia quá trình xác lập trật tự thế giới mới
ngang bằng với Mỹ, chắc hẳn mỗi lời mỗi chữ ông nói ra đều phải cân nhắc
kỹ càng bởi "vua không nói chơi". Ông nói quần đảo Trường Sa "là lãnh
thổ Trung Quốc từ thời cổ đại", lại nói nước ông có "đầy đủ bằng chứng
lịch sử và pháp lý chứng minh", vậy xin ông vui lòng cho dư luận thế
giới và khu vực thấy nó được chăng?
Nếu
làm được điều này, chưa cần nói đến kết quả xác minh "bằng chứng chủ
quyền" ông Bình đưa ra đúng sai, công luận khu vực và quốc tế cũng phải
tâm phục khẩu phục thừa nhận rằng, ông đúng là chính khách đẳng cấp quốc
tế, nói đi đôi với làm, nói được và làm được. Nhược bằng nói xong để
đó, né tránh việc giải thích và cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu
sách của mình thì dư luận sẽ đánh giá ra sao chắc không cần nói ông cũng
đã rõ.
Cho
đến nay Trung Quốc không thể đưa ra bất cứ tài liệu pháp lý nào để
chứng minh cho cái gọi là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam mà ông nói là Trung Quốc "có chủ quyền từ thời cổ
đại". Nhưng chỉ cần lên internet gõ tìm kiếm bằng từ khóa "hải chiến
Trường Sa" ông sẽ thấy ngay video quân đội nước ông tiến hành chiến
tranh xâm lược, tàn sát đẫm máu các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam
canh giữ chủ quyền ngoài đá Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Trước
đó là cuộc chiến xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam mà quân đội nước ông tiến hành năm 1974 lợi dụng lúc Việt Nam đang
gấp rút thống nhất đất nước. Tất cả những điều này là sự thật và diễn ra
cách đây không lâu, có nhiều nguồn tư liệu có thể kiểm chứng.
Sau
khi xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc
mặc nhiên phủ nhận lịch sử và từ chối đàm phán với Việt Nam về quần đảo
này. Nếu ông tự tin có đầy đủ bằng chứng "lịch sử và pháp lý", tại sao
Trung Quốc phải né tránh câu chuyện chủ quyền Hoàng Sa?
Điều
đáng lưu ý là, trong bài phát biểu công khai lần đầu tiên này về yêu
sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Tập Cận Bình
không đả động gì đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cất quân xâm lược,
chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1956, 1974 đến nay. Sự né tránh
này rõ ràng là tính toán có chủ ý.
Đường băng quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: CSIS. |
Ngoài
ra, chính phủ Philippines đã đâm đơn khởi kiện Trung Quốc áp dụng và
giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông, xâm
hại quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác trong khu vực khi đường
lưỡi bò bành trướng gần như toàn bộ Biển Đông, liệu ông và cấp dưới của
ông có thể nói rõ về điều này? Nếu dũng cảm hơn nữa, hãy đổi chất trước
Tòa Trọng tài Thường trực.
Hoa
Kỳ, Indonesia đã chính thức lên tiếng nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giải
thích về đường lưỡi bò. Dư luận Việt Nam cũng như giới học giả quốc tế
chắc hẳn đều rất sẵn lòng, hào hứng muốn nghe ông giải thích về cái
đường lưỡi bò quái gở hòng nuốt trọn Biển Đông ấy ở đâu ra, căn cứ vào
quy định nào của luật pháp quốc tế?
Còn
câu chuyện Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở
Trường Sa theo lời ông nói là "chủ yếu để cải thiện đời sống sinh hoạt
của nhân viên đồn trú, không nhằm vào quốc gia nào, không gây ảnh hưởng
đến ai" thì dường như chỉ là miệng nói tai nghe và không thể thuyết phục
được dư luận. Tại sao?
Thứ
nhất, ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông, Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ đã công bố những hình ảnh
mới nhất chụp đầu tháng 9 cho thấy, 3 đường băng quân sự dài 3 ngàn mét
mà nước ông xây dựng bất hợp pháp ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn. Giới
phân tích quân sự quốc tế tin rằng những đường băng này có thể được sử
dụng để cất hạ cánh các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom hiện đại nhất
mà nước ông đang sở hữu.
Thứ
hai, bản chất các thực thể ở Trường Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực, xâm
lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988, 1995 là những
rặng san hô, những bái đá nửa nổi nửa chìm dưới mực nước biển, theo
UNCLOS chỉ có tối đa 500 mét vùng an toàn.
Tuy
nhiên quân đội Trung Quốc sẵn sàng giương vũ khí đe dọa bất cứ máy bay,
tàu thuyền nào qua lại khu vực này trong phạm vi 12 hải lý, vốn là quy
chế lãnh hải của UNCLOS chỉ áp dụng cho các đảo/đá tự nhiên nhô hẳn trên
mặt nước khi thủy triều lên. Nói cách khác, Trung Quốc đang dùng vũ lực
để biến các bãi đá ngầm thành đảo về mặt pháp lý.
Thứ
ba, trong giai đoạn 1990 - 1995 khi Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn ở
phía Đông Trường Sa và xây dựng nhà nổi công sự bất hợp pháp tại đây,
Trung Quốc cũng nói công khai trước dư luận quốc tế là xây nhà trú ẩn
cho ngư dân tránh bão. Sau đó là cả tòa nhà công sự kiên cố trang bị đầy
đủ vũ khí mọc lên.
Còn
"nhân viên đồn trú" mà ông đề cập đến bây giờ đã lộ rõ chân tướng là
lính hải quân Trung Quốc. Rất mong ông hay các cơ quan chức năng Trung
Quốc có thể làm rõ những nghi vấn này trước công luận quốc tế.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen