Vào lúc 10 giờ sáng ngày 12
tháng 9 năm 2015, các nhà hoạt động dân chủ bị công an giả dạng côn đồ đánh đập
hôm thăm tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Minh Nhật, đã có cuộc gặp với ông David
V. Muehlke, đại diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội.
Những người có mặt
hôm nay gồm: Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, nhà hoạt động Lê
Đình Lượng, Blogger Thuý Nga và cô Thúy Nguyễn.
Nội dung của buổi
gặp là để tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN, đặc biệt qua
vụ công an giả dạng côn đồ hành hung dã man những nhà hoạt động nói trên khi
những người này đang trên đường trở về Sài Gòn từ Lâm Đồng, sau khi chào
đón TNLT Trần Minh Nhật mãn hạn tù.
Nói chuyện với đại
diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người bị hành hung nặng
nhất ngày hôm đó tường trình lại sự việc với đại diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ:
“Hôm đó, sau khi rời khỏi nhà Trần Minh Nhật, công an cho người mặc đồ dân
sự theo xe của chúng tôi. Đi được một đoạn chừng 10 km thì họ chặn xe buýt lại
và lên đánh chúng tôi. Những người bị đánh hôm đó gồm: tôi, chị Thuý Nga, anh
Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn, vợ chồng Lê Thị Hương. Họ dùng tay đấm móc vào
người, dùng dày đen đạp vào bụng, vào ngực, vào đầu, vào mặt chúng tôi. Họ còn
đập phá tài sản của chúng tôi như điện thoại iphone, máy tính
bảng.”
Cựu TNLT Chu Mạnh
Sơn cũng cho Đại Sứ Quán Hoa Kỳ biết côn đồ tấn công mọi người hôm đó có cả
những công an: “Kể từ khi chúng tôi có mặt tại Lâm Đồng thì công an luôn cho
người theo dõi 24/24 giờ. Hôm đánh chúng tôi, phía trong họ có mặc đồ công an,
phía ngoài mặc đồ dân sự. Người dân đi đường còn nhận ra và hô lớn họ là công an
Lâm Hà. Sau khi đánh chúng tôi, những người này đứng chung hàng ngũ với những
người mặc sắc phục để lập chốt an ninh vào nhà Trần Minh
Nhật.”
Đại diện Đại Sứ
Quán Hoa Kỳ rất cảm thông với những người bị đánh, và cho biết rằng ông cũng
được biết ngoài sự việc hôm đó thì trước đây đã từng có những vụ công an giả
dạng côn đồ, hoặc cùng với côn đồ hành hung những nhà hoạt động.
"Chính phủ Hoa
Kỳ rất quan tâm đến tình trạng nhân quyền – dân chủ ở Việt Nam. Chúng tôi rất
quan ngại việc chính phủ Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến. Chúng
tôi xin được ghi nhận và chắc sẽ có ý kiến đến chính phủ Việt Nam về tình trạng
quý vị vừa nêu," ông David nói.
Nhân quyền luôn
luôn là một trong những rào cản trong quan hệ Việt - Mỹ. Đặc biệt trong bối cảnh
Việt Nam muốn tham gia Hiệp
định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc tôn trọng nhân quyền là
một trong những điều kiện mà Hoa Kỳ đã nhiều lần thẳng thắn tuyên bố và nêu rõ
trong những đàm phán giữa hai bên.
Ân Thiên /
SBTN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen