Dienstag, 14. Juli 2015

Tình trạng Phụ nữ bị đàn áp ​vì ​hoạt động ​nhân quyền ở > Việt Nam

  Hải Ninh
  ​ -
  RFA
   Hiệp hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vừa đưa ra bản báo cáo về tình
  trạng phân biệt đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những phụ nữ
  hoạt động nhân quyền, các nữ bất đồng chính quyền.
  Chị Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của hiệp hội, dành cho Hải Ninh cuộc
  phỏng vấn về tình trạng phân biệt đối xử với những phụ nữ này và hệ luỵ
  trong tạp chí hôm nay.
  Huỳnh Thục Vy: Đây là bản báo cáo mà Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam kết
  hợp với bên BPSOS làm để trình lên uỷ ban CEDAW của Liên Hợp Quốc. Uỷ
  ban CEDAW này là một cơ chế gồm các chuyên viên độc lập, chuyên quan
  sát về việc thực hiện công ước xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử
  với phụ nữ. Mỗi năm các quốc gia sẽ đệ trình uỷ ban này một bản báo cáo
  của riêng họ.Đó là báo cáo thể hiện cách nhìn của các quốc gia. Các
  CSO, NGO bảo vệ nhân quyền, bảo vệ nữ quyền cũng đệ trình lên các bản
  báo cáo song song với bản báo cáo của chính phủ để trình bày cách nhìn
  của riêng khối xã hội dân sự về việc thực hiện công ước CEDAW. Năm nay
  là năm đầu tiên Hiệp hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam kết hợp với một tổ
  chức khác là BPSOS để viết báo cáo đó đệ trình lên uỷ ban. Chúng tôi
  cũng viết một tuyên bố bằng miệng để một thành viên ở Canada của Hiệp
  hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam sẽ đọc trước phiên họp lần thứ 61 của uỷ
  ban đang diễn ra ở Geneve từ 6-24/7 này.
  Hải Ninh: Vậy thưa chị, nội dung của báo cáo này có điểm gì đáng chú ý?
  Huỳnh Thục Vy: Đây là một bản báo cáo chỉ đè cập riêng đến việc thực
  hiện công ước CEDAW. Chúng tôi cho rằng những vụ tra tấn bắt bớ, sách
  nhiễu đối với những nhà bất đồng chính kiến nữ, với các nhà hoạt động
  nhân quyền nữ cũng là một hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Trong
  bản báo cáo chúng tôi đã nói rõ về những trường hợp này, những trường
  hợp nữ tù nhân lương tâm, nữ bất đồng chính kiến, nữ hoạt động nhân
  quyền, nữ dân oan. Chúng tôi đã đưa cho người ta một danh sách những nữ
  tù nhân lương tâm đang còn bị giam cầm ở Việt Nam.
  Hải Ninh: Chị có thể đưa ra một ví dụ về tình trạng nữ hoạt động bị đàn
 áp thế nào hay không?
  Huỳnh Thục Vy: Là một người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thì đã rất khó
  khăn rồi vì di sản văn hoá của chúng ta cũng như vấn đề luật pháp không
  bảo vệ cho phụ nữ. Là một người phụ nữ đấu tranh về nhân quyền thì càng
  khó khăn hơn nữa. Trong hội phụ nữ nhân quyền của chúng tôi có một
  thành viên trong ban điều hành đó là chị Trần Thị Nga. Chị là nạn nhân
  trực tiếp của chính sách đàn áp và phân biệt đối xử của nhà cầm quyền
  cộng sản Việt Nam đối với phụ nữ. Chị đã nhiều lần bị đe doạ giết, bị
  đánh đập ngay trước mặt các con nhỏ của chị và chúng tôi đã nêu lên
  trường hợp của chị rất rõ ràng trong cái buổi họp hôm nay (ngày 10/7)
  của uỷ ban CEDAW. Chúng tôi có buổi nói chuyện trực tiếp, chất vấn với
  bên chính quyền Việt Nam về trường hợp chị Trần Thị Nga.
  [Chị Huỳnh Thục Vy nhiều lần bị công an bắt bớ, sách nhiễu, hăm dọa....]
  Chị Huỳnh Thục Vy nhiều lần bị công an bắt bớ, sách nhiễu, hăm dọa....
  Hải Ninh: Thế còn bản thân chị có bao giờ bị sách nhiễu hay không?
  Huỳnh Thục Vy: Là một người bình thường, tôi cũng mong có một công việc
  để chu cấp cho gia đình nhưng mà hiện tại thì tôi không thể tìm được
  việc trong hoàn cảnh xã hội, chính trị Việt Nam. Bởi vì tên của tôi nằm
  trong danh sách đen cần theo dõi của an ninh. Bởi vậy khó có một công
  ty tư nhân nào đó có thể cho tôi vào làm việc. Ngoài ra, còn có những
  phân biệt đối xử khác là thường xuyên tôi bị theo dõi khiến cho những
  người láng giềng của tôi cảm thấy bất an, lo lắng và e ngại khi có mối
  liên lạc với tôi hoặc muốn đến thăm chơi nhà tôi. Trước đây vì tôi viết
  những bài báo, bài bình luận về chính trị đăng trên mạng thì năm
  2011-12 chính quyền tỉnh Quảng Nam nơi tôi có hộ khẩu thường trú đã áp
  đặt lên tôi và những người trong gia đình tôi một cái bản phạt hành
  chính, riêng cá nhân tôi thì bị phạt tới 85 triệu. Dù (tôi) không trả
  số tiền phạt này nhưng việc ra bản án phạt và lệnh cưỡng chế để có thể
  tịch thu tài sản của tôi bất cứ lúc nào đã chứng tỏ một sự phân biệt
  đối xử với những người bất đồng chính kiến như tôi.
  Hải Ninh: Theo tôi được biết thì các nhà hoạt động chính kiến Việt Nam
  ai cũng bị theo dõi, có người bị đàn áp; vậy thì việc họ là phụ nữ thì
  có khác biệt gì?
  Huỳnh Thục Vy: Tất cả những người bất đồng chính kiến ở VN đều bị sách
  nhiễu, đều bị phân biệt đối xử, bị giam cầm, đánh đập rất bất công, rất
  tuỳ tiện. Bởi vậy nên khó có thể nói là phụ nữ hay đàn ông bị sách
  nhiễu nhiều hơn. Tuy nhiên với tư cách là những người mẹ, người vợ,
  người chăm sóc trong gia đình thì sự sách nhiễu và sự phân biệt đối xử
  áp đặt lên người phụ nữ sẽ gây ra những tác động lớn hơn đối với đàn
  ông. Đàn ông trong xã hội Việt Nam thường làm việc ngoài xã hội và việc
  chăm sóc gia đình của họ rất ít trong khi nếu mà hôm nay chính quyền
  công an bắt người mẹ có hai ba đứa con nhỏ thì con họ gặp phải hoàn
  cảnh rất khó giải quyết. Giống như chúng ta từng chứng kiến cảnh ba bốn
  đứa con của Lê Thị Phương Anh khi cô ấy ở tù, các con nhỏ của cô ấy dù
  có cha ở bên cạnh nhưng các con của cô ấy rất thiếu thốn tình cảm, sự
  chăm sóc của mẹ bởi vậy tôi tin rằng cái vai trò của người phụ nữ trong
  gia đình Việt Nam rất quan trọng và bất cứ sự sách nhiễu, đàn áp, bắt
  bớ, bỏ tù nào đối với những nhà hoạt động nữ thì cũng đều gây ra những
  tình trạng, hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều và tôi tin rằng chúng ta cần
  phải lên tiếng cho phụ nữ nhiều hơn nữa.
  Hải Ninh: Với bản báo cáo này, chị hy vọng sẽ có những thay đổi như thế nào?
  Huỳnh Thục Vy: Chúng tôi thực sự không hy vọng bất cứ một kết quả khả
  quan nào xảy ra một cách nhanh chóng, trực tiếp và sẽ đến những ngày
  gần nhất. Chúng tôi làm việc để có thể có một sự tiến bộ, sự thay đổi
  một cách tịnh tiến, nó chậm chạp mà nó hiệu quả. Từ trước đến nay tất
  cả các kênh liên lạc truyền thông, viện trợ quốc tế đều thông qua chính
  phủ Việt Nam hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức xã hội dân sự giả
  hiệu mà chính phủ Việt Nam cộng sản lập ra. Bởi vậy LHQ và các tổ chức
  NGO quốc tế hầu như không biết gì về tình trạng xã hội dân sự ở Việt
  Nam và có thể không ngoa khi họ kết luận rằng ở Việt Nam không có xã
  hội dân sự, chỉ có các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp do chính
  quyền Việt Nam lập ra mà thôi. Chúng tôi gọi các tổ chức đó là gongo.
  Cho nên việc lần này chúng tôi liên lạc trực tiếp với LHQ, chúng tôi
  làm việc với LHQ và các NGO quốc tế về nữ quyền hay là về nhân quyền
  nói chung, chúng tôi hy vọng sẽ có kênh liên lạc với quốc tế. Bởi vì
  khi chúng ta viết bài, đưa tin, hoạt động bằng tiếng Việt và giữa những
  người Việt với nhau thì rõ ràng chúng ta đang nói với những người trong
  nhà với nhau nghe thôi mà không nói cho thế giới biết. Chúng tôi hy
  vọng qua việc này chúng tôi muốn nói với thế giới về thực trạng ở Việt
  Nam để cho người nước ngoài có thể biết rõ hơn về tình trạng vi phạm
  nhân quyền ở Việt Nam nói chung và tình trạng vi phạm quyền của phụ nữ
  nói riêng và sau đó thì cái hệ quả tiếp theo là chúng tôi sẽ nhận được
  sự ủng hộ về truyền thông và hỗ trợ tài chính từ quốc tế thay vì tất cả
  những sự hỗ trợ hay liên lạc đều chảy về cho các gongo của chính quyền
  cộng sản Việt Nam.
  Hải Ninh: Theo chị, liệu phía Việt Nam có thay đổi việc đối xử với
  những nữ hoạt động nhân quyền hay không. Nếu có thì như thế nào và khi
  nào?
  Huỳnh Thục Vy: Chúng ta có thể đoán được là khi người ta làm việc bất
  chính, vi hiến, vô pháp, vô thiên nếu không ai biết thì người ta có
  động lực để tăng cường các hành động đàn áp dã man của người ta trong
  tương lai. Nhưng nếu các hành động tàn bạo của người ta được đem ra nói
  cho thế giới và đem ra chất vấn trực tiếp với người ta là tại sao anh
  làm những chuyện như thế này, tại sao anh để lực lượng công an dưới
  quyền của anh làm những việc như thế với người dân của anh thì người ta
  sẽ chùng tay một phần nào đó. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó, từ trước
  tới nay tất cả các thông tin về đàn áp nhân quyền ở Việt Nam chúng ta
 chỉ nói riêng cho người Việt nói cho nhau nghe, kể cả việc chúng ta nói
  cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại biết, nhưng mà thực đó chỉ là
  người việt thôi và rõ ràng người Việt ta đang làm việc trong nhà với
  nhau thôi mà không cho hàng xóm biết về những chuyện xảy ra ở trong nhà
  của mình. Khi chúng ta nói rõ cho thế giới biết trong nhà của mình đã
  xảy ra những chuyện bạo lực như thế thì tôi tin rằng thế giới sẽ có
  những biện pháp can thiệp. Những biện pháp này tôi nghĩ nó không nhanh
  nhưng mà sẽ có hiệu quả và sẽ gây lúng túng cho chính quyền cộng sản
  Việt Nam chứ không phải không.
  Hải Ninh: Xin cảm ơn chị rất nhiều!
  Huỳnh Thục Vy - Bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu
   Sáng 12/7/2015, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để bay chuyến bay VJ801 > lúc 11h15 đến Bangkok, Thái Lan tham dự khoá huấn luyện ba ngày do
  Phóng viên không Biên giới tổ chức.
   Nhưng sau khi làm thủ tục check-in, lúc qua cổng kiểm soát hành lý, một
  nhân viên hải quan tôi không nhớ rõ tên chặn tôi lại kiểm tra hộ chiếu
  và hỏi: "Em làm nghề gì? Hiện tại làm việc ở đâu? Em qua Thái làm gì?
  Đi với ai? Đi bao lâu?" Tôi trả lời: "Em làm nội trợ, ở Đắc Lắc, qua
  Thái du lịch, đi một mình, đi bốn ngày rồi về". Anh ta cười và lặp lại
  câu hỏi: "Thật ra em làm nghề gì?". Tôi nhận thấy rõ là anh ta biết
  thông tin về tôi trước khi gặp tôi nên phát cáu: "Anh hỏi để làm gì?".
   Đến cổng kiểm soát an ninh, nhân viên an ninh hải quan nhìn hộ chiếu
  của tôi cũng lặp lại các câu hỏi như trên và gọi đồng đội ra hướng dẫn
  tôi vào một phòng chờ cách biệt và nói với tôi là hộ chiếu của tôi có
  vấn đề.
  Một nhân viên hải quan khác hỏi người dẫn tôi vào phòng là: trường hợp
  này là sao, anh này trả lời: "Hộ chiếu báo đỏ". Cán bộ đồn công an cửa
 khẩu TSN tên Bùi Quốc Cường trả lời tôi khi tôi hỏi lý do tại sao đưa
  tôi vào phòng cách ly: "Xin báo cho em biết là hôm nay em không thể bay
  chuyến bay này được và hộ chiếu của em sẽ bị tạm giữ, lý do là do công
  an Quảng Nam đề nghị chứ chúng tôi không biết em là ai".
   Rõ ràng điều ông Cường nói với tôi mâu thuẫn với lời đồng đội của anh
  ta đã nói là hộ chiếu của tôi thuộc dạng "báo động đỏ", nghĩa là không
  cần công an Quảng Nam yêu cầu thì khi hộ chiếu của tôi được đưa qua máy
  kiểm soát, sẽ có cảnh báo đỏ hiển thị cho nhân viên an ninh biết mà
  chặn không cho tôi xuất cảnh. Và danh sách hộ chiếu được cài báo động
  đỏ này là một danh sách dài được đưa xuống từ trung ương, không phải là
  hành động cục bộ của an ninh từng tỉnh.
   Tôi không ngạc nhiên với kịch bản này vì nó đã xảy ra nhiều lần với
  nhiều anh chị em hoạt động nhân quyền trước đây. Năm 2012 em trai tôi
  Huỳnh Trọng Hiếu cũng từng bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu khi
  đến qua chặn kiểm soát hải quan để lên máy bay sang Hoa Kỳ. Vì vậy tôi
  không muốn mất nhiều thời gian tranh cãi với họ, tôi yêu cầu họ nhanh
  chóng lập biên bản để tôi ra về. Chỉ có một điều làm tôi ngạc nhiên là
  không có nhân viên an ninh bảo vệ chính trị nào thẩm vấn tôi trong lúc
  tôi ngồi đợi anh Bùi Quốc Cường lập biên bản.
   Sau hơn một tiếng đồng hồ tôi ra về khi đã kí bốn bản biên bản giống
  nhau và giữ lấy một bản. Việc không cho tôi xuất cảnh và tịch thu của
  tôi do Thượng tá Lê Văn Lữu, phó Trưởng đồn công an cửa khẩu Tân Sơn
  Nhất, quyết định. Hình ảnh biên bản được đính kèm theo thư này.
   [https://www.danluan.org/files/timgs/mail.google.com__1.jpg]
  Theo Dân Luận được biết, cùng bị cấm xuất cảnh trong ngày hôm nay có
  anh Vũ Quốc Ngữ, chị Trần Thị Tô và chị Nguyễn Thị Hoàng. Trước đó một
  ngày, Anthony Minh Bui, em trai của blogger Bùi Tuấn Lâm về thăm ăn
  cưới anh chị xong cũng không đi được vì bị cơ quan an ninh cấm xuất
  cảnh.
   Huỳnh Thục Vy
  Sài Gòn 12/7/2015

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen