30 tháng 7 2015
Thiếu
tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi
lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố
láo”.
Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại
Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là "Tôi đã phản ánh cho lãnh
đạo chuyện này."
“Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ.
“Tôi
đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc
ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là
thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó?
“Việc Chủ tịch
[Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì
anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.
“Nhưng bây giờ tôi chưa biết ở trên trả lời thế nào,” Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói.
Một bài hát được xem là “
quốc ca thứ hai” của Trung Quốc dường như đã được mở trước và sau
khi Chủ tịch Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự
chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và
khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chương
trình nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên
VTV nhân ngày Thương binh Liệt sĩ và hiện chưa rõ là VTV hay Bộ Quốc
phòng là đơn vị tổ chức.
Chương trình được quan tâm nhiều một phần
do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người
xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.
Tuy
vậy, sau khi phát sóng, chương trình gây tranh cãi nhiều trên mạng xã
hội vì khúc nhạc được phát bị cho là có giai điệu rất gần với bài “Ca
ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.
'Nhầm lẫn'
Nhà báo Vincent Ni của BBC
Tiếng Trung nói với BBC tiếng Việt rằng ca khúc này ra đời đầu thập niên
1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.
“Thủ tướng
Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học
bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc.
“Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này, và cha mẹ tôi hay hát khi họ trưởng thành.
“Khi tôi lớn lên ở Thượng Hải, tôi cũng được dạy hát. Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng
bài này, vì thế nhiều người biết lắm.
Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm
“Việc bài này được phát ở buổi lễ tại
Việt Nam, tôi đoán là nhầm lẫn kỹ thuật. Hy vọng không bị xem là sai lầm
chính trị lớn để nhà tổ chức chương trình gặp rắc rối.”
Một vài người đã ở tuổi nghỉ hưu ở trong nước mà BBC tiếng Việt hỏi chuyện nói rằng bài hát này có cả lời bằng tiếng Việt.
Họ
nói vào những thập niên "Anh Em Xã hội Chủ Nghĩa" thì việc hát những
bài ca ngợi tổ quốc với nhạc Trung Quốc hay Liên Xô là chuyện mà họ gọi
là "bình thường".
Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ -
Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, được Ban Tiếng Việt Đài Tiếng
nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời nói rằng “nhầm lẫn đó là không được phép xảy
ra”.
“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong
các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước
hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ
quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí.
“Cái mức độ nhầm lẫn thì
cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến
đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này
để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý," bà Hà Kim Chi nói thêm.
Trên trang web của Đài truyền hình Việt Nam người ta thấy chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ dường như đã được biên tập lại và
không còn nhạc bài hát nói trên.
Tuy nhiên bài trên báo
Tuổi Trẻ đã đưa vẫn còn nguyên đoạn nhạc này trong video.
Trên trang
Facebook của BBC có nhiều bình luận về chủ đề này.
Một người
viết: “Đoạn nhạc được sắp đặt rất quy củ có trình tự không thể nói là
nhầm được . Trách nhiệm ai chịu đây hay là rút kinh nghiêm là xong ?”
Trong
khi đó một người khác viết: “Dù nhầm lẫn hay cố ý thì cũng đáng tiếc vô
cùng. Rất phản cảm trong giai đoạn có những sự kiện biến cố Biển Đông.”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen