Montag, 13. Juli 2015

Những ‘bóng hồng’ oằn mình vác đá mưu sinh

alt

Vì mưu sinh, nhiều chị em chấp nhận nguy hiểm đi bốc đá thuê
(CAO) Với đôi bao tay thủng lỗ chỗ, đôi dép rọ quai mất quai còn, cả người phủ đầy bụi đất… Những tấm thân nữ nhi yếu ớt đang oằn mình vác từng hòn đá nặng trịch trên vai.
Với họ tai nạn vẫn luôn rình rập, nguy hiểm luôn chực chờ, nhưng những người lao động vẫn miệt mài với công việc của mình. Họ là những người phụ nữ bốc đá thuê…
Đội quân “tóc dài” trong mỏ đá
Có mặt tại mỏ đá Thạch Hải (Thạch Hà – Hà Tĩnh), dù mới hơn 5 giờ sáng nhưng ở đây đã nhộn nhịp cảnh người và máy móc làm việc. Tiếng những chiếc máy va vào đá kêu loảnh choảng, tiếng người cười nói ầm ồ. Lẫn trong đám thợ máy và các tài xế lái xe tải là hình ảnh của một đội quân ”tóc dài” chờ để bốc đá thuê.
Trời sáng dần, công việc tại đây cũng khẩn trương hơn, những bãi đá nằm ngổn ngang dưới chân, từng phiến đá to được máy đập nhỏ để vừa tầm bốc vác được. Xe tải nối đuôi nhau vào bãi, cứ thế 2 – 3 chị hình thành một nhóm nhỏ bốc đá lên xe cho khách.
Nhìn những thân hình mảnh mai yếu ớt ấy, ít ai nghĩ được là họ có thể bưng nổi những viên đá to kia, ấy vậy mà những người phụ nữ đó lại làm việc một cách điêu luyện, dễ dàng.alt
Có những khối đá phải 2-3 người khiêng
Chị Hương (52 tuổi – ở Thạch Hải) người có ”thâm niên” làm việc trên 5 năm tâm sự: ”Mới đầu xin vào làm ở mỏ đá họ không cho vì thấy người tôi nhỏ quá, nhưng sau tôi nài nỉ mãi và họ thấy làm được nên mới nhận. Bốc đá vất vả lắm, có khi phải trả giá bằng máu và nước mắt, rủi ro lại cao nữa nếu không may đá rơi phải chân. Có những người bị đá rơi trúng chân giờ thành thương tật, còn chuyện trầy da, rỉ máu là quá bình thường”.
Nai lưng kiếm tiền cho con cái ăn học
Tiếng máy móc vẫn kêu lên inh ỉnh, những người phụ nữ ấy vẫn tiếp tục làm việc trong mớ hỗn độn của những âm thanh hỗn tạp. Để làm được công việc này đòi hỏi những người phụ nữ phải có sức khỏe, chịu khó chịu khổ mới có thể làm được.alt
Uống vội ngụm nước sau những giờ làm việc mệt nhọc
“Vất vả lắm, nhưng vì không có việc gì nên tôi cũng theo chân các chị em khác đi làm kiếm theo thu nhập cho gia đình. Ở vùng quê nghèo, ruộng vườn thì không có, chỉ trông chờ vào đàn ông thì con cái làm sao có thể được học hành tử tế. Ấy vậy mà tiền công nào có đáng bao nhiêu đâu, mỗi chuyến xe được 20 ngàn, cả ngày may lắm cũng được 150.000 -200.000 ngàn chứ đâu”, chị Nhâm (trú ở Thạch Bàn) cho hay.
Lẽ ra với họ, phận những người phụ nữ phận liễu yếu đào tơ thì được làm những công việc nhẹ nhàng, chăm sóc chồng con và được tô son điểm phấn. Nhưng không, họ vẫn phải làm việc như người đàn ông, họ vẫn phải nai lưng ra để kiếm tiền cho con cái ăn học.
Nguy hiểm chực chờ
Công việc nặng nhọc, làm việc dưới thời tiết nắng nóng nhưng họ không hề có vật dụng bảo hộ lao động. Tuy tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và mắc một số bệnh về đường hô hấp là điều khó tránh khỏi tai đây. Tuy nhiên đó là nguồn sống của họ, nên dù vất vả khổ cực bao nhiêu các chị cũng không bao giờ than vãn.alt
Vất vả khổ cực nhưng các chị cũng không bao giờ than vãn
Nhớ lại vụ sập mỏ đá rú Mốc xã Thạch Đỉnh huyện Thạch Hà năm 2007 khiến 7 phu đá thiệt mạng, nhiều chị em không khỏi rùng mình. Nhưng vì miếng cơm manh áo, họ bắt buộc phải làm dù đối mặt với hiểm nguy.
Sau vụ việc đó mấy trăm người của 2 xã Thạch Bàn và Thạch Đỉnh lâm vào cảnh thất nghiệp, khiến cuộc sống của người dân khó khăn thêm gấp bội khi mỏ đá bị ngừng khai thác.
Với họ, đã dấn thân vào nghề là phải chấp nhận tất cả, chỉ vì cuộc sống mưu sinh, những người phụ nữ đang đánh đổi cả mạng sống của mình ở những mỏ đá, nơi mà tử thần ruôn rình rập bất cứ lúc nào. Với họ, đôi bàn tay đã chai sần, khuôn mặt rám đen vì nắng nóng, bụi bặm… họ vẫn không nản lòng, họ vẫn luôn nở nụ cười tươi rói sau những ngày làm việc vất vả.
Nguyên Thi

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen