Nguyễn Quốc Toản - Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn giới trẻ được đào tạo thêm?
Bởi CM
1.003 lượt đọc
17/07/2015
Nguyễn Quốc Toản
Tác giả gởi đến cho Dân Luận
Banner kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phi
“Tôi
hỏi họ, quý vị muốn chọn điều gì? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay
muốn có một nền kinh tế thịnh vượng? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay
muốn giới trẻ được đào tạo thêm?”
Xin
mượn câu hỏi của Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, được đưa ra
trong buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Little Saigon, California, hôm
Chủ Nhật 12/07/2015 để mở lời cho bài viết này.
Tôi,
một người trẻ thế hệ 9x được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam- đất nước
dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong hầu hết
quãng thời gian tôi lớn lên, trong mắt tôi là một đất nước bình yên khi
không có khủng bố, chiến tranh. Tin tức thời sự về những cuộc chiến ở
Trung Đông và những cuộc khủng bố, đánh bom liều chết tại các nơi khác
trên thế giới khiến cho tôi hài lòng với những gì mà đất nước tôi mang
lại.
Nhưng,
khi lớn hơn, bước vào tuổi biết nghĩ, biết quan sát thì những gì tốt
đẹp đã không đúng như vẻ bề ngoài. Một xã hội vô cảm, vô nhân tính, dối
trá lọc lừa được phơi bày trước mắt không khiến tôi khỏi hụt hẫng. Quan
chức tham nhũng tràn lan trên báo chí; các công trình xây dựng bị cắt
xén; tình trạng lạm quyền; nhà cầm quyền cướp đất của dân; Trung Cộng
lấn chiếm lãnh thổ, đánh đuổi các ngư dân Việt Nam trong khi nhà cầm
quyền Việt Nam tỏ thái độ rụt rè; công an nhận hối lộ; công an đánh dân;
công an bỏ tù các nhà báo, blogger…
Đó mới là bức tranh tả thực của nơi mà tôi đang sống.
Không
biết từ khi nào, tôi đã nghe “đất nước nghèo nhưng vẫn có người giỏi”-
như một cách mà người ta tự hào về dân tộc này. Nhưng ngược lại: Đất
nước nhiều người giỏi nhưng tại sao vẫn nghèo?
Thế
hệ trẻ chúng tôi, luôn mong muốn góp phần vào sự phát triển của đất
nước. Chúng tôi không muốn nhìn sang những quốc gia khác để ước ao có
một nền giáo dục như họ, có một môi trường sống với đầy đủ điều kiện về
giáo dục , kinh tế, an sinh xã hội. Chúng tôi mong muốn có một môi
trường giáo dục, nơi mà chúng tôi được khuyến khích phát huy tất cả
những khả năng và sự sáng tạo. Khuôn khổ gò bó của nền giáo dục hiện tại
chính là nguyên nhân lớn trong việc chảy máu chất xám ở Việt Nam. Chúng
tôi chỉ muốn đất nước tốt đẹp hơn.
Vào
khoảng tháng 02 năm 2015, rapper có tên là Nah đã mạnh dạn lên tiếng
bằng một bài nhạc rap có tên là DMCS. Bài hát này đã làm dậy sóng trong
giới trẻ khi dám công khai nói về các vấn đề nhức nhối trong xã hội và
đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Hastag #DMCS trên mạng xã hội facebook
bắt đầu tràn lan. Phong trào mới với logo Zombie. Logo mang thông điệp:
các bạn trẻ lâu nay thờ ơ với thực trạng của xã hội đang trên đường tìm
kiếm lại sự thật, tìm lại não của mình để thoát khỏi sự mộng mị. Phong
trào đã kết nối rất nhiều bạn trẻ khắp nơi, cùng bàn luận về những bất
cập hiện tại trong xã hội, cùng nhau lên tiếng cho những bất công. Thế
nhưng, điều này vấp phải sự cấm đoán dữ dội từ phía nhà cầm quyền.
Mới
đây, ngày 11-07, Nguyễn Phi (tên thật là Nguyễn Thanh Phước)- một thành
viên của phong trào Zombie đã đăng một status lên facebook rủ bạn bè
cùng mặc áo Zombie, hẹn nhau tại phố đi bộ đường Nguyễn Huệ- TP.HCM để
chụp ảnh cùng nhau. Nguyễn Phi và một số thành viên khác đã bị công an
bắt đi mà không có bất cứ lý do nào được thông báo.
Tính
đến hôm nay, ngày 16 tháng 07, 2015 Nguyễn Phi đã bị giam giữ 5 ngày mà
không được công bố bất cứ thông tin nào. Có thể coi đây là một vụ bắt
cóc bởi công an.
Hành
động này khiến cho các thành viên của phong trào rất bức xúc trước hành
động trái pháp luật của chính những người thi hành luật. Một chế độ
công an trị tự cho phép mình làm bất cứ điều gì mà không cần quan tâm
rằng nó có đúng với pháp luật hay không? Điều này khiến cho những người
khác đặt câu hỏi về mục đích của công an là giữ trật tự, đảm bảo công lý
được thực thi hay là bắt cóc và khủng bố người dân?
Tôi
không cho rằng công an có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn(bắt giữ
Nguyễn Phi trái phép), như việc xâm phạm đến thân thể, quyền tự do ngôn
luận hay tất cả những quyền căn bản của một con người - là những quyền
mà nhà nước Việt Nam đã kí kết với Liên Hợp Quốc về luật nhân quyền.
Chúng
tôi- xin nhắc lại lần nữa: những người trẻ luôn mong muốn góp phần vào
sự phát triển của đất nước. Nếu mong muốn này của chúng tôi là có tội,
điều này phải được chính toàn án phán quyết và tôi cũng yêu cầu bổ sung
điều này vào luật. Nếu không, yêu cầu công an phải công bố thông tin
rộng rãi về việc bắt giữ hoặc thả Nguyễn Phi ngay lập tức.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen