05.02.2015
Trong
năm 2014, Tổng thống Obama có 2 chuyến thăm đến khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, Bộ trưởng ngoại giao John Kerry có 5 chuyến thăm tới khu
vực, và nhiều chuyến thăm của các quan chức chính phủ về nhiều lĩnh vực
bao gồm thương mại, an ninh, năng lượng và nhiều vấn đề cùng quan tâm
của các bên. Với chính sách xoay trục về Châu Á, chính phủ Mỹ đang đặt
ra những ưu tiên cho khu vực này trong năm nay để nâng cao vai trò và
tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở đây trong bối cảnh Trung Quốc đang trở thành
một thế lực toàn cầu mới. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề
Đông Á và Thái Bình Dương thông báo những ưu tiên này hôm qua tại một
cuộc họp báo ở Washington.
Với
nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của Châu Á - Thái Bình
Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ trong năm nay. Điều này được thể hiện rõ trong sự tăng cường
viện trợ nước ngoài dành cho khu vực này trong gói ngân sách 4.000 tỷ đô
la dành cho an ninh quốc gia mới được công bố. Trong ý kiến giải trình
ngân sách, Bộ trưởng Ngoại Giao John Kerry gọi việc xoay trục về khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương là “ưu tiên hàng đầu cho tất cả mọi người
trong chúng ta trong chính quyền này.”
Ông Daniel Russel đã củng cố điều này hôm thứ tư tại một cuộc họp báo ở Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế ở Washington.
“Chúng
tôi đã xoay trục trở lại Châu Á. Sự giao tiếp ở cấp cao giờ đây là lẽ
tự nhiên trong quan hệ của chúng tôi. Điều này giờ đây cũng thể hiện
trong ngân sách của chúng tôi mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần
này – trong đó ngân sách tài trợ nước ngoài cho khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương tăng 8% . Khoản viện trợ tăng thêm này tập trung vào việc
tăng cường cho việc xây dựng dân chủ, khả năng hàng hải, kinh tế và thể
chế.”
Ngoài các sự
kiện quan trọng khác ở Châu Á trong năm 2015, năm nay sẽ chứng kiến Mỹ
và Việt Nam kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao và 40 năm
kết thúc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông Russel nói, sẽ có nhiều
chuyến thăm quan trọng giữa các bên trong năm nay. Ông cũng cho biết năm
2015 sẽ là năm của sự hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vì nó có một sự
quan trọng chiến lược to lớn trong lĩnh vực thương mại và và đầu tư,
mang lại thịnh vượng cho cả 12 nước thành viên, cho khu vực và cho kinh
tế toàn cầu. TPP là hiệp định gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và
1/3 thương mại toàn thế giới.
Ông
Russel vừa có chuyến công du – mà ông gọi là rất hiệu quả - tới 4 nước
Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Malaysia, Thailand, và Campuchia.
Philippines sẽ là nước chủ nhà của hội nghị APEC trong khi Malaysia là
chủ tịch ASEAN trong năm nay.
Cùng
với việc đẩy mạnh hợp tác và nâng cao vai trò của Mỹ ở khu vực, trọng
tâm của Hoa Kỳ trong năm nay cũng sẽ là giải quyết những vấn đề trong
khu vực như kiềm chế sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên biển
Đông, các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên về hạt nhân và cuộc tranh đấu
đòi dân chủ ở Hong Kong.
Trong
chuyến thăm vừa qua của ông Russel tới Châu Á, ông đã có những tuyên bố
liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ông nói rằng ông quan ngại về cách hành
xử của Trung Quốc để thay đổi nguyên trạng. Chính phủ Mỹ đã trực tiếp
bày tỏ quan ngại này với chính phủ Trung Quốc trong thiện chí xây dựng.
Trả lời một phóng viên về vấn đề này tại cuộc họp báo hôm thứ tư, ông
nói:
“Chúng tôi có
lợi ích khi Trung Quốc có những mối quan hệ tốt đẹp và ổn định với các
nước láng giềng quan trọng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Đó là
cái mà chúng tôi muốn khuyến khích và vì lý do đó mà chúng tôi đã tán
thành việc tự kiềm chế của các bên tuyên bố chủ quyền, đặc biệt trong
các hoạt động cải tạo qui mô lớn thông qua việc chuyển đổi các bãi đá
cạn thành các tiền đồn dễ dàng quân sự hóa.”
Trả
lời câu hỏi về mức độ quan ngại của Mỹ đối với những khiêu khích của
Bắc Triều Tiên gần đây và việc liệu Mỹ có khả năng đạt được mục tiêu
giải trừ quân bị trên bán đảo Triều Tiên không, ông Russel nói:
“Chính
phủ Mỹ không coi thường những de dọa từ Bắc Triều Tiên và chúng tôi
luôn lưu tâm và cảnh giác tới nguy cơ là Bắc Triều Tiên có thể có những
hành động khiêu khích như phóng tên lửa, hay tấn công mạng. Chúng tôi
biết rõ khả năng khiêu khích của Bắc Triều Tiên.”
Việc
các nhà lãnh đạo Bắc Tiều Tiên không sẵn lòng tham gia cuộc đàm phán 6
bên và không có thiện chí hợp tác không làm cho chính phủ Mỹ từ bỏ theo
đuổi việc này vì ông Russel nói ông thấy được ví dụ về sự thay đổi của
Myanmar.
“Cái làm
cho chúng tôi tiếp tục hy vọng là ví dụ của Myamar. Đất nước này tự
quyết định thay đổi. Đây là trường hợp mà một chế độ độc tài quân sự tự ý
thay đổi, tự đổi mới và kết quả là trợ giúp kinh tế đã ồ ạt đổ vào đất
nước này.”
Tổng
thống Obama đã tới thăm Myanmar 2 lần và đất nước này đang tiến tới cuộc
bầu cử dân chủ. Ông Russel nói Bắc Triều Tiên không cần phải thay đổi
chế độ để có thể tốt như Myanmar.
Về
vấn đề Hong Kong, ông Russel nói ông hy vọng các giới chức Bắc Kinh sẽ
tôn trọng và tỏ ra linh động hơn với các tiếng nói đòi dân chủ của người
dân ở đây. Ông hy vọng sẽ có các chuyến thăm của quan chức Mỹ ở cấp
chính phủ tới Hong Kong.
Vào
cuối năm nay, Tổng thống Obama sẽ có chuyến công du tới Châu Á như một
phần trong nghị trình của chính sách xoay trục về khu vực trong đó ông
hy vọng hoàn tất việc thương thuyết hiệp định thương mại TPP.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen