Mittwoch, 25. Februar 2015

Việt Nam đối diện với “tảng băng chìm”


VRNs (25.02.2015) – Sài Gòn – Năm Ất Mùi được đánh giá là năm có nhiều biến động ở bề nổi, nhưng thực ra nguy cơ vỡ ra của phầm chìm cũng thật lớn.
 
 
Sống chết ở Việt Nam
 
Thông tấn xã Việt Nam cho biết: Trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Mùi 2015, toàn quốc đã xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người và làm bị thương 509 người.
Theo thông tin từ Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, thống kê trong 2 tháng đầu năm (từ 16/12 đến 15/2), toàn quốc có 1.567 người chết vì tai nạn giao thông trên tổng số 4.115 vụ tai nạn. Ngoài ra, tai nạn giao thông còn khiến cho 3.771 người bị thương. Trong đó, các vụ tai nạn giao thông đường bộ đã cướp đi sinh mạng của 1.527 người, làm bị thương 1.094 người.
Vậy là bao nhiêu người xa quê trở về quê ăn Tết để góp vui với gia đình thì lại làm cho cả gia tộc và láng giềng đau xót.
Trên thế giới chỉ một hai người bị IS giết, hoặc một tai nạn giao thông chết vài người đã gây ra hoảng loạn, nhưng ở Việt Nam với con số người chết trong hai tháng là hơn 2 ngàn 5 trăm người và chỉ mới chín ngày có 317 người chết vẫn chưa làm cho người dân thấy có vấn đề gì, nhất là ông Bộ trưởng, phó Ban an toàn giao thông quốc gia còn tỏ ra mừng, vì số trường hợp tử vong có giảm.
Người Việt Nam đang bị sát hại ngay tại trong nước bởi chính sách sai lầm về giao thong.
 
Giàu nghèo
 
Vietnamnet cho hay: Bản điều tra tỷ phú USD “Billionaire Census 2014″ của Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ) vừa công bố cho biết, năm 2014, Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách 14 nước châu Á có tỷ phú đô-la. Trong năm 2014, số lượng tỷ phú Việt Nam đã tăng từ 1 lên 2 người và tổng giá trị tài sản tăng từ 1 lên 3 tỷ USD.
Cũng theo Wealth-X và UBS, trong năm 2014, Việt Nam góp mặt 210 đại diện siêu giàu với tiêu chí đầu tiê là có tài sản trên 30 triệu USD/người (tổng tài sản hơn 6,3 tỉ USD).
Báo Người lao động cho hay, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD. Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng.
Báo Tuổi trẻ cho biết thêm, thu nhập bình quân đầu người sống ở Sài Gòn năm 2014 con số này tăng lên 5.131 USD.
Các nhà xã hội đã cảnh báo nguy cơ 80% tài sản quốc gia thuộc về 20% người giàu, còn 80% ngời nghèo chỉ gữ lại được 20% tài sản. Với các số liệu này ở Việt Nam, thì số người chiếm 80% tài sản chỉ chiếm chưa tới 1% dân số.
Một chính sách sai lầm về kinh tế đã đẩy người trung lưu trở nên nghèo, và người nghèo trở nên nghèo hơn. Những cố gắng tăng lương từ đầu năm 2015 cũng chỉ là cách mị dân, vì với quy định lương tối thiếu, người làm công ở đất nước XHCN này vẫn không thể sống nổi.
 
Đến năn 2015 này, mức lương tối thiểu được xác định là: Vùng (1): 3.100.000 đồng/tháng; Vùng (2): 2.750.000 đồng/tháng; Vùng (3): 2.400.000 đồng/tháng;Vùng (4): 2.150.000 đồng/tháng.
Vùng (1) cao nhất, thì mức lương tối thiểu cũng không thể đạt được 200 USD/tháng, còn vùng (4) thấp nhất còn tệ hơn nữa là chỉ được 100 USD/tháng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu của đế quốc Mỹ của ngời lao động phổ thong (không có nghề chuyên môn) là 80 USD/ngày.
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang làm cho một vài thiểu số trở nên “vua”, còn đại đa số con dân nước Việt ra “tôi mọi”.
 
Chế độ tồn tại nhờ tiền ở đâu
 
Mỗi năm, cần hơn 6 tỉ đô la chi phí cho bộ máy hành chánh và hệ thống chính trị quốc gia Việt Nam. Nguồn tài chính nội tại của Việt Nam dựa vào xuất khẩu dầu hỏa thô, và sức lao động, nhưng các nguồn này đang thất thu vì nhiều lý do. Do vậy, nguồn tu từ bên ngoài vẫn là ước mong của chế độ.
Nguồn tài chính đổ về Việt Nam hiện nay từ ba nguồn: FDI (năm 2014 là hơn 20 tỉ USD, nhưng đây chỉ là hứa đầu tư và được cấp phép của doanh nghiệp nước ngoài tại VN, chứ trong thực tế con số này không cao đến như vậy), kiều hối (năm 2014 là 12 tỉ USD. Đây là số tiền đã về Việt Nam và đang được lưu thông trong thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức), ODA (đây là tiền viện trợ và vay nợ quốc tế. Năm 2014 là 5 tỉ USD, trong đó chỉ có 60 triệu USD là được viện trợ không hoàn lại, còn tất cả là vay nợ).
Theo báo Giáo dục VN, trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ. Báo này còn cho biết thêm Viện nghiên cứu quản lý trung ương VN nói: riêng trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI – vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào VN) và lớn hơn cả vốn ODA (viện trợ / vay nợ quốc tế) đã giải ngân.
 
Tuy cả bà nguồn tiền này hiện vẫn đang tồn tại, nhưng các nguồn FDI và ODA tuy đã có con số, nhưng vẫn bếp bênh, vì các doanh nghiệp nước ngoài ký kết sẽ đầu tư (FDI), nhưng do tình hình làm ăn không thuận lợi, bởi chính sách lấy quốc doanh làm trọng tâm khiến họ chỉ mới đầu tư cho có, mà không thực sự thúc đẩy hoạt động đúng tầm của dự án. Còn ODA để được giải ngân cần phải có nhiều thủ tục, nhất là càng ngày chỉ số tham nhũng ở VN càng cao, khiến ODA khó được giải ngân hơn. Như vậy chỉ có nguồn kiều hối là chắc chắn.
Giả sử một ngày nào đó, các nguồn thu nội địa “đột tử”, còn nguồn vốn FDI và ODA bị đ1ng băng hoàn toàn, thì chế độ hiện hành của VN vẫn sống, vì chỉ cần 1 năm thu kiều hối đủ cho chi phí duy trì chế độ được 2 năm.
 
Chuyện mị dân trong năm nay và vài năm tới
 
Một cựu đảng viên CSVN cho biết Bộ chính trị VN đang xem xét cho phép phục hoạt các đảng Dân Chủa và Xã Hội nhằm mị dân, và cũng để chính thức hóa giải quyết những căng thẳng quyền lợi trong một đảng quá lớn, có nguy cơ làm nổ tung chính nó.
Như vậy việc đa đảng này không có lợi gì cho dân, vì chỉ giúp đảng CSVN tiếp tục mị dân, và khẳng định đảng CSVN có quyền trên các đảng khác. Cách làm này của đảng CSVN trái với Hiến pháp.
Nổ lực đa đảng không hề nhằm đáp ứng nhu cầu của dân chúng, vì cho đến nay, các phong trào dân chủ trong nước không đủ sức gây áp lực, mà chỉ mới ở tầm “tấm bảng trang trí” cho chế độ có vẻ dân chủ mà thôi.
Nhưng dù sao, nó vẫn là cơ hội cho những ai muốn đất nước thay đổi, và đất nước chỉ thật sự thay đổi khi những người đó dám nổ lực gấp 100 lần năm ngoái. Không nổ lực được thì đừng mơ nữa, vì trời đã sang rồi.
K.Thuyên


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen