TK Tran
Theo
những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh
mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy – pancytopenia
– khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm
trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp
trong suốt cuộc đời hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh
chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người
mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc
biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải,
mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị đầu
độc bằng phóng xạ.
Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và nhiễm nấm.
Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ
Trong
cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức
khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông
Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng
rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu
tìm được thì đã phòng, chữa được.
Phát
biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những
thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên
nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn
sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dụng một số thuốc thông
dụng, ví dụ thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone,
Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như
Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide,
Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm
trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền
(late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn
cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.
Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nào để Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó Ban tuyên giáo trung ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc? Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện
có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ… chúng tôi chỉ chấp
nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể… Đến nay chưa có triệu chứng
nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác
Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Đầu
tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc
cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính
trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3
tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta
cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về
những tội ác của chế độ Putin.
Ngày
28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột
nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường
ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy.
Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoạt động, cuối
cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3
tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị
không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để
giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.
Đầu
năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật
dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết
vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng
và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo
nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất:
Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support)
nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ
thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat
vẫn còn là một hoài nghi.
Mặt
khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của
chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của
Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên
đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian
dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều
này khẳng định thêm một lần nữa tính „ưu việt“ của chất độc Polonium
210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
Polonium 210
Chất
độc phóng xạ polonium 210 phát ra tia alpha, không màu sắc, không mùi
vị, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2 µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram)
tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mạng người.
Polonium 210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ
liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma bình thường.
Cách sử dụng lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ
chủ mưu, bởi vì tia phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm
ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá
hoại của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể qua
đường tiêu hóa, hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu. Ở trong cơ thể, tia
alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1 mm, song đủ để phá nát
các tế bào trên đường đi của nó. Khi polonium 210 còn nằm trong dạ dày,
nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó
chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường
máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất
là những tế bào có khả năng phân chia nhanh ở trong các tủy xương. Từ đó
gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu
tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm
khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất
sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9
ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để
trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường
bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối
loạn sinh tủy, tối thiểu lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên
lượng (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân
sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay
rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lượng là LD100, nạn
nhân không có hy vọng sống sót.
Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL)
đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc
ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời
điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được
„bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm
thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông
xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào
đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán „rối
loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7–2014 điều trị tại Singapore và từ
tháng 8–1014 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm 2015
ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày
13–2–2015 tại Đà Nẵng.
Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh „Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủy. Nay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây.
Chỉ có 2 tình huống có thể đã xảy ra:
– Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ.
Một
chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium
210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có
lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế
giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được
Polonium như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh
lại không „điển hình“, như tiên liệu của một cuộc đầu độc kinh điển bằng
phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung
Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy
xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là
1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình
như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3
tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh
tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay,
hơn 1 năm sau ngày bị „đầu độc“ ông mới mất.
Nếu
đặt tiền đề rằng chứng „rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do
phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công
bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì „chỉ có“
tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối
thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả
năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng
liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như
Yttrium 90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân
để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium 210). Dù sao chăng
nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lượng bệnh của ông
cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương
đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác
ông.
– Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ.
Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã
tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng
cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số
quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt
nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp
của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ
khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh
cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp
ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung
Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động
phóng xạ làm ông rụng hết tóc,làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh
này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất
bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung
ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản
copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví
dụ như nồng độ Polonium 210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy
xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay
hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm
chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
Kết
quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm gia Khải cho báo chí
biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra
được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do
phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng
xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.
Lời kết
Cho
tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới
cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo
buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng.
Ông
Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những
bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là
những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về
nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới
chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.
Ngày
7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức
khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của
ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong
luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp
thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính
sách giấu kín thông tin trong lãnh vực sức khỏe của từng cá nhân là phổ
thông và ở khắp nơi. Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt
quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho
phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không
cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có
kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những là có
vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ
gian, còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không
thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được.
Trong trường hợp không có yếu
tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ tướng truy tố
kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp có yếu
tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có
người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc,
điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này.
Ngành
công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn
nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn
áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy
đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.
T.K.T.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen