Tại căn cứ tuyển mộ Thuỷ quân lục chiến ở San Diego, California ngày 28.1.2015 vừa qua, ông Raymond “Speedy” Biel phi công phụ một máy bay ném bom B-29 vừa kể lại trên báo Stars & Stripes (Mỹ) chiến dịch tuyệt mật ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8.1945 mà ông tham gia với tư cách dự báo thời tiết cho đội bay.Ông Raymond “Speedy“ Biel Ông Raymond, 92 tuổi, cho hay máy bay B-29 của ông tham gia chiến dịch tuyệt mật ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6.8.1945 và khi đó ông bay qua Nagasaki để thu thập thông tin thời tiết. Khi đáp xuống căn cứ ở đảo Tinian, ông mới biết phi đội ông bay cùng vừa ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.Sinh tại Chicago, ông Biel tốt nghiệp trung học năm 1940 và theo bạn gái vào đại học Michigan. Khi ông học năm nhất thì Nhật tấn công Trân Châu Cảng, sau đó ông ghi tên vào Không quân Mỹ.Sau khi huấn luyện ở trường bay, ông được chọn làm phi công phụ bay loại máy bay ném bom mới nhất, chiếc B-29, và được gửi đến Fairmont, bang Nebraska để đào tạo.Trước khi những chiếc B-29 đến căn cứ, giáo viên dạy bay đã đưa Biel một cuốn hướng dẫn sử dụng máy bay, "có kích thước bằng cuốn niên giám điện thoại", ông Biel nhớ lại. Ba ngày sau, Biel trả lại cuốn hướng dẫn bay và vị hoa tiêu ngạc nhiên không hiểu anh chàng trung úy trẻ này làm cách nào mà đọc hết cuốn sách nhanh như vậy.Đại tá Paul Tibbets, người bay trên chiếc B-29 có biệt danh Enola Gay sau này đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, đã chọn 15 phi hành đoàn từ Nebraska cho nhiệm vụ bí mật và đưa họ đến Wendover, bang Utah. Sau khi đào tạo trong sa mạc và tại Cuba, các phi hành đoàn được chở tới Tinian, một hòn đảo nhỏ, cách phía bắc đảo Guam khoảng 160 km.Tinian bị thuỷ quân lục chiến Mỹ chiếm giữ từ cuối mùa hè năm 1944, người Nhật Bản đã xây dựng một sân bay ở đó khi cuộc chiến bắt đầu. Đến tháng 8.1945, sân bay Tinian là bận rộn nhất thế giới, mỗi phút có một máy bay cất cánh từ mỗi trong bốn đường băng.Ông Raymond "Speedy" Biel trong một chiếc oanh tạc cơ B-29 trong thời gian thế chiến thứ II - Ảnh: Raymond BielNgày 6.8.1945, máy bay B-29 của Biel và 2 chiếc B-29 khác bắt đầu bay ở độ cao thấp - khoảng 762 m - sau đó bắt đầu lên độ cao 9.144 m khi bay đến Iwo Jima, làm nhiệm vụ ghi nhận điều kiện thời tiết. Ba máy bay ghi nhận thời tiết rất tốt, và cả ba mục tiêu dự định ném bom đều trông rất rõ. Ba chiếc máy bay B-29 khác bay đến Hiroshima và 1 chiếc (Enola Gay của đại tá Tibbets) đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên. Trong khi đó có 1 chiếc B-29 khác đậu ở Iwo Jima để dự phòng.Khi những chiếc máy bay quay về sân bay, Biel và các đồng đội mới được nói về vụ ném bom nguyên tử vừa xảy ra, và đại tá Tibbets được gắn huân chương.Ba ngày sau, Biel ở trong một chiếc B-29 dự phòng đậu trên sân bay ở Iwo Jima, trong khi sáu chiếc B-29 khác bay tới Nhật Bản. Đầu tiên phi đội này bay tới Kokura, nơi có các nhà máy vũ khí lớn nhất của Nhật Bản, nhưng tại đây có quá nhiều mây. Sau khi lượn vòng khoảng một giờ, phi đội B-29 quyết định bay đến mục tiêu thứ hai, thành phố Nagasaki.Ở Nagasaki cũng nhiều mây, ông Biel nói, và các phi công đã quyết định sử dụng radar để thả bom. Nhưng ngay trước khi họ định làm, một khoảng trống bỗng xuất hiện trong những đám mây. Chiếc máy bay thả quả bom nguyên tử rơi cách mục tiêu đã định khoảng 5 km. Sau đó, các phi công phát hiện ra rằng nếu họ đã thả trúng mục tiêu thì họ sẽ phá hủy một trại giam, giết chết 12.000 tù binh Anh.Vào thời điểm đó, Biel cho biết ông và phi hành đoàn chiếc máy bay ở Iwo Jima rất lo lắng. Sau ba giờ, họ nghe nói rằng máy bay ném bom Nagasaki đã hạ cánh trên đảo Okinawa và ngay lập tức hết nhiên liệu. Hai trong số 4 động cơ của máy bay này đã không còn chạy ngay khi máy bay xuống đường băng.Mặc dù Biel không biết trước trong nhiệm vụ đầu tiên về loại bom sẽ thả, nhưng ông cho biết ông và các phi công đã hạnh phúc vì "biết chiến tranh sẽ kết thúc".Đại tá hải quân về hưu, Richard Suttie, một người bạn của Biel tại sự kiện ở San Diego, nói thêm rằng một cuộc đổ bộ của Mỹ lên Nhật Bản đã được lên kế hoạch, trong trường hợp việc ném bom nguyên tử không làm Nhật Bản đầu hàng, và thương vong cho cuộc đổ bộ được dự kiến khoảng 80%.Đại tá Mark Tull, chỉ huy căn cứ tuyển dụng Thuỷ quân lục chiến ở San Diego nói với các tân binh rằng Nhật Bản đã thề "chiến đấu đến người cuối cùng", và cuộc đổ bộ theo kế hoạch sẽ có đến 40 sư đoàn. "Những quả bom nguyên tử đã cứu nhiều mạng, và cứu thế giới", ông Tull nói.Chiếc B-29 có biệt danh Enola Gay đang đậu trên sân bay ở đảo Tinian - Ảnh: Không lực MỹSau khi khối Đồng minh ra Tuyên bố Potsdam ngày 26.7.1945 yêu cầu Nhật Bản đầu hàng và doạ sẽ huỷ diệt nước này nếu không đầu hàng, các bước bí mật chuẩn bị ném bom nguyên tử đã diễn ra. Đây là quả bom nguyên tử đầu tiên có tên "Little Boy" chuẩn bị đưa lên máy bay Enola Gay vào tháng 8.1945 - Ảnh: Quân đội MỹChiếc B-29 "Enola Gay" từ Tinian bay đến thả quả bom nguyên tử "Little Boy" nặng 4 tấn xuống Hiroshima. Lúc 8 giờ 15 sáng 6.8.1945, Little Boy được thả từ độ cao 9.400 m và rơi xuống đất trong 57 giây. Khi cách mặt đất 600 m, một loạt chuỗi kích hoạt đã kích nổ quả bom. Tại thời điểm của vụ nổ, một vụ nổ nhỏ đã khởi xướng phản ứng siêu tới hạn của 64 kg uranium, và chỉ 0,7 kg uranium trải qua sự phân hạch. Trong 0,7 kg uranium này chỉ có 600 mg đã được chuyển hoá thành năng lượng gây ra vụ nổ hạt nhân làm thiêu rụi mọi thứ trong bán kính vài km, san bằng thành phố Hiroshima với các sóng chấn động lớn, gây ra một cơn bão lửa và bao trùm lượng bức xạ chết người lên mọi sinh vật. Một cột khói hình nấm từ vụ nổ bốc cao 6 km, lan rộng gần 1 km. Ước tính 80.000 người đã chết ngay lập tức - Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ - NARACảnh hoang tàn ở Hiroshima sau khi quả bom hạt nhân Uranium-238 Little Boy thả xuống ngày 6.8.1945 - Ảnh: Quân đội MỹKhi Nhật Bản vẫn không chịu đầu hàng sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6.8.1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói rằng “Nhật sẽ hứng một trận mưa huỷ diệt từ trên trời, với cách chưa từng thấy trên trái đất”. Và quả bom nguyên tử "Fat Man" được ném xuống Nagasaki lúc 11 giờ 02 trưa 9.8.1945 và nổ khi ở độ cao 500 m. Khoảng 39.000 người chết tức khắc và hơn 25.000 người khác bị thương tật - Ảnh: Không lực MỹCột khói hình nấm bốc cao gần 20 km ở Nagasaki sau khi quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống đây ngày 9.8.1945 - Ảnh: Quân đội MỹNgười dân đi qua những gì còn lại của thành phố Nagasaki sau khi nó bị bom nguyên tử phá huỷ với sức nóng do vụ nổ tạo ra ước khoảng 3.900 độ C - Ảnh: Không lực Mỹ
Montag, 16. Februar 2015
Phi công Mỹ tiết lộ giây phút ném bom nguyên tử xuống Nhật
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen