Phát
biểu tại viện nghiên cứu Carnegie, có trụ sở tại Washington DC, ngày
08/09 vừa qua, đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy các hoạt động tác chiến
của Hải quân Mỹ (CNO), cho biết, chính phủ Malaysia đã đồng ý mở rộng
việc sử dụng lãnh thổ quốc gia như một căn cứ cho máy bay do thám Mỹ.
Thông tin này được báo chí quốc tế loan tải ngày hôm nay, 14/09/2014.
Theo
đô đốc Greenert, chính phủ Kuala Lumpur đã chấp thuận để Hoa Kỳ triển
khai phi đội máy bay do thám P-8s ở miền đông Malaysia. Đây là một phi
đội mới của Hải quân Hoa Kỳ, có nhiệm vụ do thám và phát hiện tàu ngầm.
Theo vị tướng này, do vị trí căn cứ nói trên gần Biển Đông, Hoa Kỳ có cơ
hội giám sát và cần phải tiếp tục khai thác cơ hội này.
Tuy nhiên, ngày 12/09, văn phòng của đô đốc Greenert cho biết, việc chấp thuận cho Mỹ dùng sân bay trên lãnh thổ Malaysia không liên quan đến phi đối P-8s. Còn phát ngôn viên Hải quân Mỹ thì cải chính, theo đó, đô đốc Greenert không nói đến việc Malasyia chấp thuận các hoạt động của máy bay do thám P-8s. Ông chỉ đang thảo luận để thúc đẩy các cơ hội trong tương lai, đáp ứng các vấn đề nổi lên trong khu vực, và có liên quan đến các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH 370 của Malaysia Airlines.
Cho đến nay, Washington không có các thỏa thuận quân sự chính thức với Kuala Lumpur, cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Malaysia. Hai nước chỉ hợp tác theo từng trường hợp cụ thể, như tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích, và máy bay do thám P-8s được dùng vào việc này.
Cũng trong ngày 12/09, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Washington « không có kế hoạch hiện diện quân sự thường trực tại Malasyia » và « mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Malasyia đều cần có sự cho phép và hợp tác toàn diện của chính phủ Malaysia ».
Theo giới quan sát, cho dù Mỹ có thể chưa chấp nhận đề nghị của Malaysia hoặc sẽ đồng ý trong tương lai, nhưng đây là một thông điệp rõ ràng mà Hoa Kỳ muốn gửi tới Trung Quốc. Các động thái hung hăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Trong tháng Tám, Bắc Kinh và Washington đã đổ tránh nhiệm cho nhau trong vụ một máy bay tiêm kích Trung Quốc bay sát gần máy bay tuần tra do thám P-8 của Mỹ, trong không phận quốc tế, gần đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, ngày 12/09, văn phòng của đô đốc Greenert cho biết, việc chấp thuận cho Mỹ dùng sân bay trên lãnh thổ Malaysia không liên quan đến phi đối P-8s. Còn phát ngôn viên Hải quân Mỹ thì cải chính, theo đó, đô đốc Greenert không nói đến việc Malasyia chấp thuận các hoạt động của máy bay do thám P-8s. Ông chỉ đang thảo luận để thúc đẩy các cơ hội trong tương lai, đáp ứng các vấn đề nổi lên trong khu vực, và có liên quan đến các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH 370 của Malaysia Airlines.
Cho đến nay, Washington không có các thỏa thuận quân sự chính thức với Kuala Lumpur, cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Malaysia. Hai nước chỉ hợp tác theo từng trường hợp cụ thể, như tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích, và máy bay do thám P-8s được dùng vào việc này.
Cũng trong ngày 12/09, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Washington « không có kế hoạch hiện diện quân sự thường trực tại Malasyia » và « mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Malasyia đều cần có sự cho phép và hợp tác toàn diện của chính phủ Malaysia ».
Theo giới quan sát, cho dù Mỹ có thể chưa chấp nhận đề nghị của Malaysia hoặc sẽ đồng ý trong tương lai, nhưng đây là một thông điệp rõ ràng mà Hoa Kỳ muốn gửi tới Trung Quốc. Các động thái hung hăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Trong tháng Tám, Bắc Kinh và Washington đã đổ tránh nhiệm cho nhau trong vụ một máy bay tiêm kích Trung Quốc bay sát gần máy bay tuần tra do thám P-8 của Mỹ, trong không phận quốc tế, gần đảo Hải Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen