“Bom người” – vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Tuần
qua, các chuyên gia tình báo Mỹ xác nhận chuyên gia chế tạo bom của
al-Qaeda đã nghĩ ra cách giấu chất nổ bên trong cơ thể người mà các máy
rà an ninh hiện đại nhất không thể phát hiện ra; đồng thời đã phát triển
được một loại chất nổ lỏng có thể thấm vào vải ướt và phát nổ khi khô
đi.
Cảnh
báo khủng bố bằng “bom người” gia tăng ở Yemen – nơi các nhóm al-Qaeda
đang tập hợp lại. Và Ibrahim al-Asiri – chuyên gia chế tạo bom nguy hiểm
nhất thế giới.
Những
vũ khí tinh vi mới nhất này đang khiến các chuyên gia an ninh lo sợ
nguy cơ tấn công khủng bố sẽ lan rộng trên toàn thế giới.
“Bom người”, bom quần áo
Một
thanh niên trẻ mày râu nhẵn nhụi mỉm cười đi qua cửa an ninh ở sân bay
Heathrow mà không gặp trở ngại nào. Chiếc túi xách nhỏ của anh ta có một
vài quyển sách, tạp chí phụ nữ và bộ dụng cụ của người bị tiểu đường với chiếc kim tiêm khiến anh ta dễ được cảm thông vì còn trẻ mà đã mắc căn bệnh này.
Khi máy bay cất cánh đến Chicago, cậu thanh niên thong thả giở một tờ tạp chí ra đọc. Đến không phận Ireland, cậu ta vào nhà vệ sinh, tiêm “insulin” vào bụng
rồi nhanh chóng trở lại chỗ ngồi. Vài phút sau, cậu ta bất ngờ nổ tung
như một quả bom sống, tạo một lỗ hổng lớn trên thân máy bay và khiến
bình chứa nhiên liệu nổ theo. Chất
“insulin” mà kẻ khủng bố tự tiêm vào người mình thực tế là chất dẫn nổ
TATP, nó kích hoạt chất nổ đã được cấy sẵn trong bụng hắn. Chiếc máy bay chở theo 416 hành khách nổ tan tành. Không ai sống sót.
Đó
là một vụ tấn công khủng bố bằng “bom người” -màn kịch là giả tưởng
nhưng kỹ thuật và vật liệu nổ là có thật - đang khiến các chuyên gia
chống khủng bố lo sợ.
Thực
tế, “bom người” đã được những kẻ khủng bố sử dụng vào tháng 12 năm
ngoái, trong vụ ám sát người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia
Afghanistan Asadullah
Khalid. Khalid đã từng bị Taliban ám sát hụt 2 lần vào năm 2007 và
2011. Ngày 6.12.2012, khi Khalid đang tiếp một “phái viên hòa bình” của
Taliban thì người này nổ tung, dù trước đó việc kiểm tra an ninh kỹ càng
cho thấy hắn không mang vũ khí và chất nổ.
Ông Khalid bị thương khá nặng nhưng vẫn sống sót. Các chuyên gia an
ninh Afghanistan cho rằng chất nổ được giấu bên trong cơ thể kẻ khủng bố
nhưng không biết cụ thể là ở đâu và nó được kích nổ như thế nào.
Trước
đó, năm 2009, Hoàng tử - Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia Mohammed bin
Nayef, cũng bị ám sát theo cách tương tự. Kẻ đánh bom liều chết
Abdullah
al-Asiri khi gặp Hoàng tử Nayef tại dinh tư riêng của ông đã nổ tung
như một quả bom nhỏ khi chất nổ cài trong chiếc điện thoại giấu trong
ruột hắn được kích hoạt bằng một cú điện thoại.
Tuần qua, các chuyên gia Mỹ tiết lộ một loại bom chất lỏng mới vô cùng nguy hiểm của Al-Qaeda. Theo đó, những bộ quần áo khi được nhúng vào một loại dung dịch lỏng sẽ trở thành những quả bom tự phát nổ khi khô đi.
Theo các chuyên gia, đây là loại bom tinh vi và không thể bị phát
giác, kể cả bằng những thiết bị an ninh tối tân nhất tại các sân bay
trên khắp thế giới.
Kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới
Hai
“bom người” nói trên, cùng nhiều loại bom tinh vi khác được sử dụng
trong các vụ khủng bố, ám sát đánh bom liều chết gần đây đều là sản phẩm
của Ibrahim al-Asirir – chuyên gia chế tạo bom hàng đầu của al-Qaeda.
Hắn là anh trai của Abdullah al-Asiri – kẻ đánh bom liều chết nhằm vào
Hoàng tử Saudi Arabia năm 2009.
Hiện tại, Ibrahim al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.
Al-Asiri – 31 tuổi, con trai một binh sĩ Saudi nghỉ hưu, đã được huấn luyện về hóa học và được coi là “thiên tài” về chế tạo bom.
Hắn đã tấn công nhiều mục tiêu ở phương Tây, Trung Đông và Bắc Phi bằng
những loại bom kỷ thuật cao như bom giày, bom đồ lót, bom cài trong
máy in... Các cơ quan chống khủng bố đã vây bắt al-Asiri nhiều năm nay.
CIA nghĩ rằng đã giết được hắn trong một vụ không kích ở Yemen tháng
9.2011 nhưng 6 tháng sau đó, al-Asiri cho thấy mình còn sống bằng âm mưu
đánh bom một hãng hàng không ở Detroit, Mỹ, nhân kỷ niệm ngày Osama Bin
Laden thiệt mạng, bằng loại bom giấu trong đồ lót do hắn mới chế tạo.
Cũng trong thời gian đó, có một vụ không kích nhắm vào al-Asiri nhưng kẻ
thiệt mạng là một thủ lĩnh al-Qaeda khác.
Các máy rà an ninh hiện đại nhất chưa thể phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể người.
"Ibrahim
al-Asiri là một tên tội phạm nguy hiểm được đào tạo chuyên nghiệp và
dày dặn kinh nghiệm" - Phó cố vấn An ninh quốc gia về An ninh nội địa và
Chống khủng bố Mỹ John Brennan phát biểu trên BBC. Liên tục tạo ra các
loại bom mới ngày càng tinh vi, có khả năng qua mắt mọi thiết bị an ninh
tối tân, al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm số 1, hơn cả thủ
lĩnh al-Qaeda al-Zawahiri.
Năm
2011, tình báo Mỹ biết rằng Al-Asiri đang làm việc với các bác sĩ phẫu
thuật của al-Qaeda để thử nghiệm loại “bom người” trên chó và các con
vật khác. Giống như các loại bom trước đó, “bom người” không có kim loại
và có thể lọt qua các cửa kiểm tra an ninh ngặt nghèo nhất.
Năm
ngoái, một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ đã có một báo cáo mật dài
15-20 trang mô tả chi tiết việc al-Asiri và các bác sĩ đã phát triển kỹ
thuật cấy ghép “bom người”. Thực tế, việc giấu các món đồ trong người
không phải mới. Các điệp viên trong thời chiến cũng thường giấu bản đồ
và thông điệp nhỏ trong trực tràng. Tuy nhiên, với loại “bom người” mới
của al-Asiri, bom được phẫu thuật cấy ghép sâu hẳn vào cơ thể ở những
nơi như bụng, ngực hay mông, sau đó được kích nổ bằng điện thoại di động
hoặc tiêm chất TATP vào người. Theo các chuyên gia, một người có thể
chứa tới 2,2kg chất nổ và kẻ khủng bố có thể dễ dàng mang kim tiêm lên
máy bay với lý do bị tiểu đường.
Hiện
nay, các máy rà an ninh hiện đại nhất mới chỉ phát hiện được các loại
vũ khí hoặc bom gắn bên ngoài cơ thể chứ không có khả năng phát hiện các
loại bom cấy bên trong cơ thể người. Đang có một cuộc đua công nghệ
giữa những kẻ khủng bố và các cơ quan chống khủng bố nhưng sự thật đáng
sợ là những kẻ khủng bố luôn đi trước một bước. Và trong khi chờ đợi một
loại máy tối tân phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể thì cả
thế giới vẫn phải nơm nớp sống chung với những quả “bom người” có thể
phát nổ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen