Chính
phủ Trung Quốc đã gia tăng thêm nhiều biện pháp an ninh nghiêm ngặt ở
nhiều nơi tại Tân Cương sau khi nổ ra cuộc bạo động đẫm máu hôm qua làm
hàng trăm người chết.
Cali Today News –
Nhiều cư dân ở hai quận hạt Yarkant và Kashgar cho phóng viên BBC News
hay là đường phố giờ đây ‘đầy nghẹt những chốt chặn kiểm soát và
cảnh sát
Trung Quốc tuần tiểu’
Họ
cũng cho hay Internet và dịch vụ truyền thông xã hội địa phương đã bị
cắt. Cùng lúc một lãnh đạo tôn giáo người Uyghurs cũng bị truy tố tội
‘xúi giục ly khai’. Đó là ông Ilham Tohti, một giáo sư và ông bác bỏ cáo
trạng này.
Hôm
qua Tân Hoa Xã cho hay có ‘nhiều chục người chết và bị thương’ vì bạo
động nhưng nhiều nguồn tin cho là con số thực sự phải là hàng trăm
người, nếu tính luôn những kẻ cầm dao đâm chém người qua đường đã bị
cảnh sát bắn hạ.
Trong
số người chết có nhiều sĩ quan cảnh sát TQ và nhiều người Hán. Toàn Cầu
Thời Báo thì loan tin chính vì cảnh sát TQ khám phá có nhiều chất nổ ở
Elixku, nên mới bùng ra chiến sự đẫm máu giữa băng người Uyghurs và nhân
viên an ninh.
Nhưng những tổ chức tranh đấu cho người Uyghurs ở hải ngoại nói nguyên nhân là do cảnh sát Trung Quốc đàn áp quá mạnh
tay người Hồi giáo đang làm
lễ Ramadan chấm dứt tháng chay tịnh mới xảy ra cớ sự.
Đào Nguyên
Đại Hán đang đối phó với đại loạn!
Trung
quốc hiện chưa ở mức tứ bề thọ địch, nhưng ở tam vùng bất ổn: Vùng viễn
tây Tân Cương với tình hình khủng bố căng thẳng, vùng đảo Đài Loan thì
đương đầu vấn đề thương mại,
và vùng Hồng Kông thì bị
vấn đề đòi hỏi dân chủ,... Đó là chưa kể đến Tây Tạng và sự tranh chấp
với các quốc gia khác trong vùng.
An
ninh ở Tân Cương đang
được siết chặt. Photo Courtesy:BBC
Cali Today News – Trung Quốc như một cơ thể khổng lồ nhưng đầy bệnh tật bên trong.
Vùng
đại loạn hiện nay là Tân Cương, vùng viễn tây bắc của TQ, với nhiều
cuộc tấn công vào chính quyền. Tuy TQ cho là đây là khủng bố, nhưng vì
báo chí không được tới vùng này, nên không rõ thật sự là gì, phải chăng
đây là sự vùng dậy của người dân Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), hay đây là sự
chống đối lại hiện trạng Hán hóa hay đây thật sự là khủng bố? Có thể có
cả ba yếu tố trên!
Trong
mấy ngày qua, hàng chục người bị chết khi một trạm cảnh sát và những
văn phòng khác bị tấn công. Giáng trả lại, cảnh sát TQ giết chết hàng
trăm người. Những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo tố cáo rằng các lực
lượng an ninh TQ gây ra tình huống này vì đã đàn áp những sinh hoạt địa
phương trong tháng Ramadan.
Rồi
người ta phát hiện thi thể của một vị lãnh đạo tôn giáo do chính phủ
dựng lên nằm ngay bên ngoài đền thờ tại thành phố cổ Kashgar, tọa lạc
trên con đường tơ lụa ngày nào ở miền Nam Tân Cương. Rõ ràng đây là một
vụ ám sát.
Giáng trả lại, TQ truy tố nhà kinh tế Duy Ngô Nhĩ, tên là Ilham Tohtim, giáo
sư đại học Bắc Kinh, vì những hoạt động ly khai. Ông Ilham Tohti bị bắt giữ vào tháng 1 vừa qua.
Những
cuộc tấn công vào ngày 28 tháng 7 vừa qua chỉ là những cuộc tấn công
tiếp tục của người Duy Ngô Nhĩ kể từ năm 1990. Cuộc tấn công ngày càng
lan rộng, đến Thiên An Môn hay đến thành phố Kunming ở miền Nam TQ, nơi
29 người bị giết tại trạm xe hỏa vào
tháng 3 vừa qua. Ngay sau khi Tập Cận
Bình thăm Tân Cương, một vụ tấn công khác nổ ra, làm Tập Cận Bình nổi
khùng, và nói rằng sẽ tiêu diệt khủng bố như giết những con chuột trên
đường phố.
Tân
Cương cách Bắc Kinh 2,000 dặm về hướng Tây, là một vùng tự trị. Người
Hán di cư dồn dập về đây từ sau khi Trung Cộng chiếm vùng này, và dân
Hán vượt qua dân Duy Ngô Nhĩ tại địa phương. Dân Duy Ngô Nhĩ than phiền
họ bị chèn ép về kinh tế và phân biệt về cách đối xử, văn hóa, truyền
thống.
Bên cạnh Tân Cương, Đài Loan và Hồng Kông cũng ngày càng rắc rối.
Đài
Loan là cơn
ác mộng của Trung Quốc. Sự căng thẳng lâu nay giữa TQ và Mỹ cũng là vì
nỗi sợ Đài Loan. Chưa hết, các nỗ lực độc lập khi lên khi xuống ở Đài
Loan cũng làm TQ nhức đầu. Gần đây phong trào đòi độc lập Sunflower đã
gây TQ khó chịu không ít. Phong trào này nhắm vào chuyện buôn bán với
TQ, họ cho là đó là “con đường một chiều.” Khi viên chức cao cấp TQ tên
là Zhang Zhijun đến thăm Đài Loan vào tháng 6 vừa qua, thì những cuộc
xuống đường nổ ra, khiến ông ta phải chuồn về TQ sớm.
Khác
với Đài
Loan, Hồng Kông là một phần chính thức của TQ. Lâu nay, dân cư đảo quốc
này đã than phiền về sự cai trị hà khắc ở đây. Bây giờ, TQ hứa hẹn bầu
cử lãnh đạo Hồng Kông, theo kiểu “đảng cử, dân bầu” và bị chống đối dữ
dội.
Tất cả những rắc rối này làm rung chuyển đến sự phát triển của TQ về kinh tế và quân sự.
Chưa kể đến những rối loạn xảy ra do sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn.
Ngoài
ra, lo sợ thị trường bất động sản bùng nổ, kinh tế suy sụp, trong lúc
đó chi tiêu quân sự gia tăng quá mức, và chi tiêu quá nhiều vào xây dựng
khiến cho người ta lo
sợ sự bất ổn hay kinh tế suy thoái nổ ra.
Chưa
nói đến chuyện thanh trừng Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên ban thường
trực Bộ Chính Trị, cựu trùm công an, khiến cán bộ cao cấp của đảng và
chính phủ TQ lo sợ, bất an.
Trung
Quốc đang rối loạn tứ bề, và mọi cố gắng của chính quyền TQ là duy trì
chế độ đang mất chính nghĩa. Không còn mấy người tin vào chủ nghĩa xã
hội, mà TQ ngày nay là chủ nghĩa tư bản do nhà nước kiểm soát.
Ho lấy tinh thần dân tộc để làm ngọn cờ cho sự tồn tại, vì thế họ liên tục khơi dậy vấn đề chủ quyền khắp mọi nơi...
từ mọi nước.
Thế nhưng, tất cả không thể nào che dấu một TQ hiện đang đứng trước nhiều đại loạn.
Nguyễn Xuân Nam
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen