Tình hình Trung Cộng - Nhật Bản tiếp tục căng
thẳng
-Nhữ
Đình Hùng -
>
>
> "Nhiều phi-cơ chiến-đấu của Trung-Hoa đã được khẩn-cấp gởi đến vùng phòng-vệ nhận dạng để 'kiểm-soát' căn cước các phi cơ Mỹ và Nhật bay vào vùng không-phận nầy của Trung Hoa được Pékin một mình đưa ra vào thứ bảy tuần qua. Tin này được giới truyền-thông chánh-thức của Pékin loan báo, căn cứ trên tuyên-bố của Shen Jinke, phát ngôn viên của không-lực Trung-Hoa.
>
>
> Trung Cộng sẳn sàng phóng chiến đấu cơ
>
> Trong ngày thứ năm 27.11, các phi-cơ Nhật và Nam Hàn đã bay vào vùng không phận phòng vệ của Trung Hoa mà không thông báo trước lộ trình bay. Ngày thứ sáu Trung Hoa loan tin đã gởi các phi cơ chiến-đấu đến trong vùng để kiểm soát.
>
> Theo bản tin của Tân Hoa Xã, phát ngôn viên của không-lực thuộc quân-đội nhân-dân, Shen Jinke, các phi-cơ chiến-đấu của Trung-Hoa 'đã thực-hiện một phi-vụ tuần-tiễu thường lệ, một biện-pháp phòng-vệ và phù-hợp với các thực-hành thông thường quốc-tế' và 'không-lực Trung-Hoa được đặt trong tình-trạng báo-động tăng-cường và sẽ có những biện-pháp để bảo-vệ không-phận của Trung-Hoa' nhưng không cho biết rõ đó là những biện-pháp nào.
>
> Chiến đấu cơ Trung Cộng trong không phận phòng vệ
> Đội tuần tiễu của Trung-Hoa, gồm ít nhất hai phi cơ, đã nhận dạng hai phi cơ quan-sát Mỹ và mười phi-cơ Nhật trong đó có một phi-cơ chiến-đấu F-15. Theo ông Shen, 'nhiệm-vụ của phi đội là theo dõi các phi cơ nước ngoài đi vào trong vùng trong suốt lúc di chuyển và nhanh chóng nhận diện các phi cơ này'. Trong số các phi cơ của Trung Hoa, có phi cơ Sukhoi-30 do Nga chế tạo.
>
> Được biết sau việc đột nhập của Nhật Bản và Nam Hàn trong vùng không phận phòng vệ nhận dạng của Trung Hoa ngày thứ năm, giới truyền-thông chánh-thức đã đòi hỏi chánh-quyền phải phản-ứng nhanh chóng, không do dự trước những vi-phạm của Nhật đối với các qui-tắc do Trung Hoa ấn-định. Nhưng Hoa-Kỳ, Nhật và Nam Hàn đã không đếm xỉa tới!
>
> Câu hỏi ám ảnh các nhà phân tích thời-sự là tại sao Trung-Hoa lại tạo ra vùng không-phận phòng-vệ nhận dạng mới này. Trên nguyên tắc, các nước đều có vùng không-phận phòng-vệ. Vùng 'ZAI' do Trung Hoa đưa ra ngày thứ bảy tuần qua chồng lên một phần các vùng không-phận của Nam Hàn, Taiwan và Nhật Bản. Xác nhận thẩm quyền không-phận trong những vùng tranh-chấp này, Trung-Hoa muốn chứng tỏ họ có thẩm quyền thực sự, nhằm tăng cường vị-thế cho các cuộc thương-thuyết sau này. Nhưng cũng có thể Trung-Hoa muốn đối phó với Hoa-Kỳ vì nước này đang chuyển 'vùng cắm dùi' về Á Châu Thái Bình Dương. Trong vùng này, Hoa-Kỳ có trên dưới 70.000 quân (hải, không, lục-quân) đồn trú ở Nhật và Nam Hàn với các trang bị quân-sự tối-tân. Hiện Trung Hoa đang trở thành một đại-cường về kinh-tế, việc thiết-lập vùng 'Zai' sẽ giúp Trung-Hoa tiến lên vị trí đại-cường về chánh-trị, ngoại-giao và kể cả quân-sự.'
> 'ZAI' như vậy là một thử thách của Trung-Hoa với Hoa-Kỳ. Trước đó, Trung Hoa đã đơn phương quyết định vùng hải phận của mình trong vùng biển Đông Hải và Nam Hải (được biết đến dưới tên bản đồ đường lưỡi bò).Nhưng, phản ứng của Hoa Kỳ và của các nước trong vùng không làm Trung Hoa nhượng-bộ.!
>
> Sự tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhật Bản đã trở nên gay gắt từ một năm qua về vấn đề quần-đảo Senkaku.
> Về phiá Nhật, nước này nói rằng Senkaku đã thuộc về Nhật kể từ 1895. Sau đệ nhị thế chiến, nước Nhật đã mất chủ quyền trên đảo này vào năm 1946. Vào năm 1971, Mỹ và Nhật đã ký một thoả ước về việc hoàn trả Okinawa lại cho Nhật. Okinawa và quần đảo Senkaku cũng đã được trao trả cho Nhật vào năm 1972. Nhưng trước đó ba năm, do việc tìm thấy có thể có mỏ dầu hoả ở vùng biển Đông Hải, Trung Hoa và Đài Loan đã đòi chủ quyền về quần-đảo này. Đương nhiên là Nhật bác bỏ việc này, nói rằng trong lịch sử, quần đảo Senkaku chưa bao giờ thuộc về Trung Hoa hay Taiwan!
>
> Về phiá Trung Hoa, họ gọi quần đảo này là Diaoyu, xác nhận thuộc chủ quyền Trung Hoa. Đảo này bị mất vào tay Nhật trong cuộc Hoa Nhật chiến tranh 1894-1895. Bị thua trận,Trung-Hoa phải ký hiệp-ước Shimonoseki nhường cho Nhật đảo Formose (Taiwan hiện nay) và các đảo tuỳ thuộc trong số có quần đảo Diaoyu.
>
> Vậy thì, quần đảo Diaoyu có còn thuộc về Trung Hoa nữa hay không? Nhật nói là không, Trung Hoa nói là có. Các sách vở Trung Hoa trước năm 1970 coi Diaoyu thuộc về Nhật nhưng sau 1970, các sách này đã sửa lại là thuộc Trung Hoa!
>
> Như vậy, cuộc tranh-chấp Hoa Nhật về quần đảo Senkaku hay Diaoyu đã có từ 40 năm qua nhưng đã trở nên căng thẳng từ một năm qua. Việc căng thẳng gia tăng trong tuần qua có lẽ là do các tranh luận nội bộ giữa đảng cộng sản Trung Hoa và quân-đội, theo như suy nghĩ của ông Morimoto, cựu tổng trưởng. Nhưng đây là điều không thuận lợi cho Trung Hoa vì vào đầu tháng mười hai, Trung Hoa sẽ tiếp đón phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Nhật sẽ tổ chức ít lâu sau đó một hội nghị những nước Đông Nam Á ở Tokyo. Nhưng khó có thể nói Trung Hoa chịu lùi bước trừ phi có những điều kiện để khỏi mất mặt như việc thiết lập vùng khai thác chung trong tinh thần đôi bên đều có lợi. Nhưng Nhật có chấp nhận việc này không? Thủ tướng Nhật cũng biết là sự cương quyết của ông đối với Trung Hoa chỉ có lợi về mặt quốc nội!
>
> Về mặt đối ngoại, thủ tướng Nhật biết là tình hình có thể đưa đến những biến cố không lường trước một khi có sự đụng chạm hữu ý hay vô ý dù ở trên không hay trên mặt biển.
>
Yang Yujun
>
>
Cũng nên biết là truyền thông chánh thức
của Trung Hoa coi Nhật là mục tiêu chánh. Tờ Global Times đã đòi hỏi phải
có những biện pháp thích đáng chống Nhật một cách không do dự nếu nước này không
tuân theo các qui tắc do Trung Hoa đưa ra và phải chống lại với sự cương quyết
các hành vi khiêu khích của Nhật. Báo Nhân Dân cũng đưa ra luận điệu tương tự để
chống Nhật và Nam Hàn. Tuy nhiên, để giảm bớt căng thẳng, phát ngôn viên bộ quốc
phòng Trung Hoa, Yang Yujun nói 'là điều
không đúng khi nói Trung Hoa sẽ bắn hạ mọi máy bay vào vùng 'ZAI' mà không thông
báo căn cước'. Trong khi đó, phiá Nhật, Yoshihide Suga nói là Nhật duy trì tình
trạng cảnh giác dù không biết phi cơ Trung Hoa có hiện diện trong vùng Zai hay
không!
>
>
>
>
Nhữ Đình Hùng/
29.11.2013
>
>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen