Tự đào huyệt chôn mình
Lê Diễn
Ðức
Nói về việc công an tỉnh Tiền Giang đã triệt phá một cơ sở
của doanh nhân Trung Quốc chuyên thu mua sầu riêng rồi ngâm với hóa chất lạ để
xuất khẩu đi nước ngoài, tờ Ðất Việt ngày 7 tháng 12, có bài “Thương nhân Trung
Quốc dạy người Việt tự lấy đá ghè vào chân”.
Thực ra đây không phải là lần đầu, người Trung Quốc dạy người Việt lấy đá ghè vào chân mình. Những âm mưu buôn bán nghịch lý, lạ đời của thương gia Trung Quốc đã gây ra cho nông dân Việt Nam nhiều cú sốc, khốn nạn, khốn khổ.
Thế nhưng tính nào tật ấy! Nghèo đói, lạc hậu, nhưng ham tiền, thiếu sự can thiệp, giáo dục, cảnh báo của phía chính quyền, những bi kịch vẫn cứ diễn ra đau lòng, tự làm hại mình mà cứ như không.
Cây lúa là sản phẩm chính của Việt Nam cũng bị đang đe dọa, có khả năng mất giống. Giống lúa Việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Trong khí đó, giống lúa Trung Quốc lại còn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
Nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, “nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không nên trồng giống lúa Việt Nam”, tờ Ðất Việt viết.
Lá cây cò ke, một loại cây chứa dược liệu lại có khả năng che chắn, chống xói mòn, sạt lở đất, đang có nguy cơ bị tận diệt bởi cơn sốt săn lùng ở tỉnh Nghệ An để bán cho thương lái Trung Quốc.
Gần đây tại các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương... nông dân bỏ ruộng đổ xô đi bắt ốc bươu vàng. Cũng không hiểu thương lái Trung Quốc thu mua ốc bươu vàng để làm gì?
Từ giữa năm 2012 đến những tháng đầu năm 2013, thương lái Trung Quốc thu mua đỉa. Bắt đỉa, mỗi người thu khoảng 350 ngàn đồng/ngày, tương đương với số tiền kiếm từ trồng lúa trong cả tháng. Vì thế, nhiều gia đình bỏ hoang đồng ruộng, kéo cả nhà đi tìm đỉa. Cơn sốt đỉa trải rộng từ Nghệ An ra tới Hà Nội.
Câu chuyện bỏ lúa trồng khoai cho thương gia Trung Quốc đã gây ra thảm trạng. Hàng ngàn héc ta đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được nhiều thương gia Trung Quốc thông qua người dân địa phương thuê đứt trong nhiều năm để đầu tư trồng khoai lang. Khoai lang trở nên biến động bất thường, xuất hiện những hộ “tỉ phú khoai lang” khiến cả vùng đổ xô đầu tư vào loại cây củ này thay vì lúa gạo. Ðây cũng là lúc giá thu mua bị ép xuống đến tận đáy, người dân mất hết vốn, trở về tay trắng...
Với bài “Kiểu mua bán quái đản của Trung Quốc”, tờ VietNamNet nêu sự việc cách đây hơn 10 năm. Phong trào giết trâu lấy móng diễn ra rầm rộ vì giá của bốn cái móng bằng giá... của cả một con trâu. Trâu bò là sức kéo chính của nhà nông, phương tiện sản xuất đột nhiên bị triệt hại khủng khiếp.
Ðầu tháng 9 năm 2013, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Ðể có một cây sim trưởng thành phải mất trên 10 năm, vậy mà trong vòng một tháng, hàng vạn cây sim bị tận diệt. Chưa dừng ở đó, việc đua nhau đào rễ cây sim còn gây thiệt hại môi trường sinh thái cho cả một vùng.
Năm 1992, thương lái Trung Quốc mở chiến dịch thu mua giây đồng vụn với giá trên trời. Người Việt lại đổ xô đi lùng sục, chặt trộm giây đồng từ các đường cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia. Thâm hiểm hơn, chúng còn thu mua cáp quang phế liệu với giá cao, đến khi mạng cáp quang viễn thông bị chặt phá, thì người dân mới “ngã ngửa” ra mục đích thâm hiểm của chúng là phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam.
Năm 1997-1998, cả nước bị một phen lao đao vì thương lái Trung Quốc thu mua mèo giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về bán sang Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, giống mèo nước ta dần cạn kiệt, dẫn đến đại dịch chuột hoành hành, náo loạn toàn vùng quê miền Bắc. Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch. Giặc chuột trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc thương lái Trung Quốc thu gom chè khô, cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam, mang về chế biến. Hậu quả là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật. Giá chè vàng được đẩy lên bất thường, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.
Thương lái Trung Quốc còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và nạn thiếu đói ở một bộ phận dân chúng đã xảy ra.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và phát triển nên ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và Việt Nam là một thị trường béo bở, gần gũi, chi phí vận chuyển thấp, dân chúng dễ lừa gạt trong một cơ chế chinh trị bất cập, không còn khả năng kiểm soát. Tất cả các mặt hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua đều thông qua con đường tiểu ngạch, một con đường mà nhờ phí bôi trơn bộ máy hối lộ, tham nhũng, dễ dàng có thể lọt qua.
Tệ hại nhất là dựa vào đường dây trục lợi của các quan chức trong bộ máy công quyền hoặc những tay đầu nậu móc ngoặc với họ.
Hàng hóa đổ vào Việt Nam hoặc ra đi vô tội vạ, như chẳng hề có các cơ quan hải quan, quản lý thị trường. Hàng hóa nhiễm hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mặc sức lan tràn, được tiếp tay bởi những con người có lòng tham vô đáy, chỉ biết đến lợi nhuận, đạo đức xã hội chỉ là thứ xa xỉ.
Ngoài chuyện trục lợi cá nhân, phải nhìn nhận đây còn là một chính sách có toan tính lâu dài nhằm triệt phá, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, hủy hoại dần nòi giống Việt trong chiến lược xâm lược mềm của Trung Quốc. Người dân nghèo ngu tối về thông tin, tham lam trước món lợi trước mắt, liên tục sa vào cạm bẫy của thương lái Trung Quốc, hết màn này đến màn khác.
Vì một chút tiền còm bất chấp mọi nguyên tắc đạo đức, không hề nghĩ tới mối hiểm họa lâu dài, trong khi nhà cầm quyền nhắm mặt làm ngơ, thậm chí khuyến khích. Một chế độ thối nát, trong đó các quan chức chỉ biết nhìn vào lợi lộc qua các thương vụ làm ăn, chăm chút cho cuộc sống cá nhân, vẫn cứ bình nhiên ngự trị.
Những âm mưu mờ ám của thương lái Trung Quốc đã và đang gây di hại và làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Âm mưu này cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm hơn cả sự xâm lược bằng súng đạn vì nó hủy diệt ý chí của người dân, biến dân chúng thành một thứ nô lệ của đồng tiền.
Hành động tiếp tay của những người Việt là thể hiện một thái độ vô trách nhiệm với xã hội, không yêu nước thương nòi, đi ngược lại phẩm giá của con người tử tế. Tự lấy đá của người chọi vào chân mình cho tới lúc bị què quặt! Xa hơn, sự ngu dốt cộng với lòng tham chính là cách tự đào huyệt chôn mình.
Thực ra đây không phải là lần đầu, người Trung Quốc dạy người Việt lấy đá ghè vào chân mình. Những âm mưu buôn bán nghịch lý, lạ đời của thương gia Trung Quốc đã gây ra cho nông dân Việt Nam nhiều cú sốc, khốn nạn, khốn khổ.
Thế nhưng tính nào tật ấy! Nghèo đói, lạc hậu, nhưng ham tiền, thiếu sự can thiệp, giáo dục, cảnh báo của phía chính quyền, những bi kịch vẫn cứ diễn ra đau lòng, tự làm hại mình mà cứ như không.
Cây lúa là sản phẩm chính của Việt Nam cũng bị đang đe dọa, có khả năng mất giống. Giống lúa Việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Trong khí đó, giống lúa Trung Quốc lại còn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
Nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, “nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không nên trồng giống lúa Việt Nam”, tờ Ðất Việt viết.
Lá cây cò ke, một loại cây chứa dược liệu lại có khả năng che chắn, chống xói mòn, sạt lở đất, đang có nguy cơ bị tận diệt bởi cơn sốt săn lùng ở tỉnh Nghệ An để bán cho thương lái Trung Quốc.
Gần đây tại các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương... nông dân bỏ ruộng đổ xô đi bắt ốc bươu vàng. Cũng không hiểu thương lái Trung Quốc thu mua ốc bươu vàng để làm gì?
Từ giữa năm 2012 đến những tháng đầu năm 2013, thương lái Trung Quốc thu mua đỉa. Bắt đỉa, mỗi người thu khoảng 350 ngàn đồng/ngày, tương đương với số tiền kiếm từ trồng lúa trong cả tháng. Vì thế, nhiều gia đình bỏ hoang đồng ruộng, kéo cả nhà đi tìm đỉa. Cơn sốt đỉa trải rộng từ Nghệ An ra tới Hà Nội.
Câu chuyện bỏ lúa trồng khoai cho thương gia Trung Quốc đã gây ra thảm trạng. Hàng ngàn héc ta đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được nhiều thương gia Trung Quốc thông qua người dân địa phương thuê đứt trong nhiều năm để đầu tư trồng khoai lang. Khoai lang trở nên biến động bất thường, xuất hiện những hộ “tỉ phú khoai lang” khiến cả vùng đổ xô đầu tư vào loại cây củ này thay vì lúa gạo. Ðây cũng là lúc giá thu mua bị ép xuống đến tận đáy, người dân mất hết vốn, trở về tay trắng...
Với bài “Kiểu mua bán quái đản của Trung Quốc”, tờ VietNamNet nêu sự việc cách đây hơn 10 năm. Phong trào giết trâu lấy móng diễn ra rầm rộ vì giá của bốn cái móng bằng giá... của cả một con trâu. Trâu bò là sức kéo chính của nhà nông, phương tiện sản xuất đột nhiên bị triệt hại khủng khiếp.
Ðầu tháng 9 năm 2013, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Ðể có một cây sim trưởng thành phải mất trên 10 năm, vậy mà trong vòng một tháng, hàng vạn cây sim bị tận diệt. Chưa dừng ở đó, việc đua nhau đào rễ cây sim còn gây thiệt hại môi trường sinh thái cho cả một vùng.
Năm 1992, thương lái Trung Quốc mở chiến dịch thu mua giây đồng vụn với giá trên trời. Người Việt lại đổ xô đi lùng sục, chặt trộm giây đồng từ các đường cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia. Thâm hiểm hơn, chúng còn thu mua cáp quang phế liệu với giá cao, đến khi mạng cáp quang viễn thông bị chặt phá, thì người dân mới “ngã ngửa” ra mục đích thâm hiểm của chúng là phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam.
Năm 1997-1998, cả nước bị một phen lao đao vì thương lái Trung Quốc thu mua mèo giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về bán sang Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, giống mèo nước ta dần cạn kiệt, dẫn đến đại dịch chuột hoành hành, náo loạn toàn vùng quê miền Bắc. Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch. Giặc chuột trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc thương lái Trung Quốc thu gom chè khô, cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam, mang về chế biến. Hậu quả là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật. Giá chè vàng được đẩy lên bất thường, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.
Thương lái Trung Quốc còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và nạn thiếu đói ở một bộ phận dân chúng đã xảy ra.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và phát triển nên ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và Việt Nam là một thị trường béo bở, gần gũi, chi phí vận chuyển thấp, dân chúng dễ lừa gạt trong một cơ chế chinh trị bất cập, không còn khả năng kiểm soát. Tất cả các mặt hàng mà thương lái Trung Quốc thu mua đều thông qua con đường tiểu ngạch, một con đường mà nhờ phí bôi trơn bộ máy hối lộ, tham nhũng, dễ dàng có thể lọt qua.
Tệ hại nhất là dựa vào đường dây trục lợi của các quan chức trong bộ máy công quyền hoặc những tay đầu nậu móc ngoặc với họ.
Hàng hóa đổ vào Việt Nam hoặc ra đi vô tội vạ, như chẳng hề có các cơ quan hải quan, quản lý thị trường. Hàng hóa nhiễm hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mặc sức lan tràn, được tiếp tay bởi những con người có lòng tham vô đáy, chỉ biết đến lợi nhuận, đạo đức xã hội chỉ là thứ xa xỉ.
Ngoài chuyện trục lợi cá nhân, phải nhìn nhận đây còn là một chính sách có toan tính lâu dài nhằm triệt phá, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, hủy hoại dần nòi giống Việt trong chiến lược xâm lược mềm của Trung Quốc. Người dân nghèo ngu tối về thông tin, tham lam trước món lợi trước mắt, liên tục sa vào cạm bẫy của thương lái Trung Quốc, hết màn này đến màn khác.
Vì một chút tiền còm bất chấp mọi nguyên tắc đạo đức, không hề nghĩ tới mối hiểm họa lâu dài, trong khi nhà cầm quyền nhắm mặt làm ngơ, thậm chí khuyến khích. Một chế độ thối nát, trong đó các quan chức chỉ biết nhìn vào lợi lộc qua các thương vụ làm ăn, chăm chút cho cuộc sống cá nhân, vẫn cứ bình nhiên ngự trị.
Những âm mưu mờ ám của thương lái Trung Quốc đã và đang gây di hại và làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Âm mưu này cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm hơn cả sự xâm lược bằng súng đạn vì nó hủy diệt ý chí của người dân, biến dân chúng thành một thứ nô lệ của đồng tiền.
Hành động tiếp tay của những người Việt là thể hiện một thái độ vô trách nhiệm với xã hội, không yêu nước thương nòi, đi ngược lại phẩm giá của con người tử tế. Tự lấy đá của người chọi vào chân mình cho tới lúc bị què quặt! Xa hơn, sự ngu dốt cộng với lòng tham chính là cách tự đào huyệt chôn mình.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen