Nghị Định 95 của Chính Phủ VN: Tiếp Tay Cho Thế Lực Bóc Lột Lao Động Việt Nam tại Đài LoanNGH
Minh
Tâm
Ngày 22 tháng 08 năm 2013,
Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị Định Số: 95/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Trong đó, Quy định đưa người
lao động Việc Nam đi làm việc ở nước ngoài tồn tại nhiều điều bất cập, đặc biệt
là những quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với người lao động đi
làm ở nước ngoài:
Chương IV, Điều 35,
khoảng 2 quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lao
động “Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.”
Câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra
ở đây là dựa vào đâu mà Chính Phủ đưa ra mức phạt hành chính nặng như vậy? Chính
Phủ có hay không đứng trên lập trường của những người lao động nghèo để suy nghĩ
và đưa ra quyết định trên? Chính Phủ có trả lời được câu hỏi vì sao người lao
động bỏ trốn hay không?
Chính sách đưa người lao động
đi làm ở nước ngoài của chính phủ Việt Nam là nhằm mục đích giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu người lao động nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước
v.v. Từ năm 1998, lựa chọn thông qua các công ty mô giới để được đi lao động ở
các nước có nền Công nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật, Hàn, CH. Séc… là con
đường thoát ly sự nghèo khó của nhiều người lao động Việt Nam.
Thế nhưng, trên thực tế, do
người lao động phải trả chi phí mô giới quá cao, họ thường lâm vào tình trạng nợ
nần nhiều năm. Do vậy họ dễ dàng bị rơi vào tình trạng bị cưỡng ép lao động ở
các nước tiếp nhận lao động. Họ sống và làm việc như những nô lệ thời Trung Cổ.
Trong khi đó, người lao động không nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại
giao Việt Nam tại các nước tiếp nhận người lao động khi người lao động bị xâm
phạm quyền lợi.
Nước nhận lao động Mức quy
định/người Mức thu trên thực tế/người
Taiwan 4.500 USD 5.000 - 7.000
USD
Japan 4.000 USD 5.000 - 10.000
USD
South Korea 1.500 - 2.700 USD
3.000 USD - 4.000 USD
Biểu giá quy định và mức thu
vượt phổ biến theo thống kê của Báo Tuổi Trẻ (19/02/2013)
Với đa số người lao động, họ
cố gắng vay mượn và bỏ ra một số tiền lớn như vậy để được đi làm ở nước là với
hi vọng được làm việc trong điều kiện an toàn, khỏe mạnh, có mức lương cao hơn ở
Việt Nam. Không một người lao động nào mong muốn sẽ trở thành một “người bất hợp
pháp.” Vậy thì nguyên nhân vì sao người lao động bỏ trốn?
Thứ nhất, như chúng tôi đã nêu
trên, chi phí mô giới để được đi lao động ở nước ngoài trên thực tế các công ty
mô giới thu là quá cao. Hiện tượng này đã được các NGOs giúp đỡ công nhân Việt
Nam ở nước ngoài phổ biến, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước phản ánh. Thế
nhưng, cho đến nay, hiện tượng các công ty mô giới lộng hành, bát nháo phí mô
giới vẫn chưa được khắc phục.
Thứ hai, người lao động, sau
khi rời Việt Nam, họ bị mô giới Việt Nam bỏ rơi, chối bỏ hết trách nhiệm mà đáng
lý ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các công ty mô giới Việt Nam phải
chịu trách nhiệm. Chính Phủ Việt Nam đã làm gì? Hơn nữa, trên đất khách, người
lao động hoàn toàn không có sự bảo vệ của Chính Phủ Việt Nam:
“Việt Nam vẫn duy trì vị
trí tùy viên lao động ở 9 quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất, nhưng
lại không có sứ quán ở một số nước nơi có những báo cáo về nạn mua bán người
Việt Nam. Tại một số quốc gia có đại sứ quán của Việt Nam, các cán
bộ ngoại giao còn phản ứng chưa thỏa đáng trong việc bảo vệ người lao động di
cư, và Chính phủ xác nhận rằng các cán bộ ngoại giao chưa được tập
huấn đầy đủ và giám sát về vấn đề này. Chính phủ không công bố số
liệu về các trường hợp trong đó cán bộ lãnh sự quán hoặc cán bộ ngoại
giao đã xác định hoặc hỗ trợ người Việt Nam bị cưỡng ép lao động
tại nước ngoài. Các quy định của Chính phủ không cấm các công ty tư
nhân giữ hộ chiếu của người lao động ở nước tiếp nhận lao động, và
các công ty Việt Nam cũng đã giữ giấy thông hành của người lao động,
đây được coi là một hành vi tiếp tay cho nạn mua bán người. Mặc dù về
nguyên tắc người lao động có quyền khởi kiện các công ty xuất khẩu lao
động, nhưng trên thực tế không có dấu hiệu nào cho thấy các nạn nhân
được bồi thường tại các tòa án Việt Nam trong các vụ kiện này.” (Đại
Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, 2013)
Thứ ba, trong nhiều trường hợp
(ở đây, chúng ta lấy ví dụ của người Việt đi lao động ở Đài Loan) người lao động
Việt Nam không chỉ chịu sự áp đặt và bóc lột của cả các công ty mô giới và chủ
thuê, theo các NGOs giúp đỡ công nhân nước ngoài tại Đài Loan, các công ty mô
giới kết hợp với chủ thuê để cố tình ép người lao động bỏ trốn nhằm chiếm đoạt
tiền cọc chống trốn chạy của người lao động.
Thứ tư, tại nước tiếp nhận lao
động, người lao động phải tuân theo những quy định về luật pháp dành cho người
lao động nước ngoài - công nhân cổ xanh, của nước họ đang làm việc. Chưa phải
nói đến vấn đề kỳ thị văn hóa trong đời sống hằng ngày mà người lao động phải
chịu đựng, họ còn bị kỳ thị và phân biệt đối xử ngay trong các điều luật của
chính phủ nước nhận lao động. Thí dụ, Chính Phủ Đài Loan đưa ra chính sách tuyển
lao động nước ngoài đến Đài Loan là việc không phải vì lý do Đài Loan thiếu hụt
nguồn lao động, mà Đài Loan thiếu lao động trong các ngành nghề thuộc nhóm 3D
(Dirty, Dangerous and Demeaning – Bẩn thiểu, Nguy hiểm, Hạ thấp phẩm giá), những
ngành nghề mà công nhân bản địa không tình nguyện làm.
Nay, Chính Phủ Việt Nam không
đứng trên lập trường bảo vệ quyền lợi của người lao động để giải quyết vấn đề.
Chính Phủ chưa tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của hiện tượng chạy trốn của các lao
động Việt Nam ở nước ngoài. Ngược lại, chính phủ Việt Nam lại đưa ra mức phạt
hành chính cao hơn mức phí mô giới người lao động phải đóng theo quy định. Trong
khi đó, các công ty mô giới mới thực sự là đối tượng đáng bị thanh trừng chứ
không phải người lao động nghèo khổ. Trong khi đó, nếu chúng ta đem so sánh mức
phạt với mức lương tối thiểu của một người lao động trong nước 1.150.000/ tháng
thì hình phạt công nhân bỏ trốn thực sự không giải quyết được vấn đề mà sẽ tiếp
tay dung dưỡng chế độ “nô lệ lao động”.
Quy định mới này, chỉ có thể
uy hiếp tinh thần của người lao động, đẩy người lao động vào thế tiến thoái
lưỡng nan, tiếp tục chấp nhận nằm trong tình trạng bị cưỡng ép lao
động.
Nói cách khác, quy định mới
với mức phạt hành chính cao như thế này, Chính Phủ Việt Nam chẳng phải đang tiếp
tay cho các công ty mô giới tiếp tục lộng hành?
Người lao động không tình
nguyện làm nô lệ, họ không còn con đường nào khác nên mới chọn con đường chạy
trốn. Nay, với mức phạt bất hợp lý này, người lao động có con đường nào khác là
chấp nhận tình trạng bị cưỡng ép lao động? Như vậy chẳng phải Chính Phủ Việt Nam
đã vi phạm Nhân Quyền?
Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng,
người nhiều năm làm việc và giúp đỡ các nạn nhân bị cưỡng ép lao động ở Đài
Loan, Cha cho biết, điều mà chính phủ Việt Nam cần làm bây giờ để khắc phục tình
trạng chạy trốn của công nhân làm việc ở nước ngoài là:
Học hỏi các nước Đông Nam Á khác như Philippine, thu phí mô giới với
mức phù hợp.
Đào tạo, trang bị người lao động với những kiến thức cần thiết để bảo
vệ quyền lợi và nghĩa vụ của chính người lao động trước khi đi làm ở nước
ngoài.
Kết hợp với chính phủ Đài Loan, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng
phó cho người lao động khi người lao động rơi vào trường hợp bị bóc lột hay
cưỡng ép lao động.
Hợp tác với các Tổ Chức Phi Chính Phủ, Tôn giáo tại các nước có lao
động người Việt, như Giáo Hội Công Giáo Giáo Phận Tân Trúc Văn Phòng Trợ Giúp
Công Nhân Cô Dâu Việt Nam, Trung Tâm Hy Vọng, Hiệp Hội Lao Động Quốc Tế Đài
Loan, v.v… để lấy tư liệu các công ty môi giới Việt Nam vi phạm quy định chính
phủ, đưa ra tòa khởi tố. Đồng thời cung cấp thống kê các công ty môi giới VN bị
khởi tố, cấm giấy phép kinh doanh của những công ty đó.
Thông báo cho người lao động danh sách những công ty vi phạm pháp
luật, để họ không bị lừa đảo.
nguồn: Taiwanact.net
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen