Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo họ xét xử nhà hoạt động Trần
Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống
nhà nước”. Một trong ba luật sư bào chữa nói nhiều khả năng bà Nga
phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”.
Theo báo chí trong nước, nhà hoạt động nữ 40 tuổi bị nhà chức trách
Hà Nam bắt hồi cuối tháng 1 năm nay, đúng lúc bà “đang truy cập
mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần
tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản
đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung,
cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện.
Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được.
Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết ông cùng hai đồng nghiệp là Lê Văn
Luân và Ngô Anh Tuấn sẽ bào chữa cho bà Nga. Ông nói khó “dự đoán”
về việc tranh tụng tại tòa:
“Đối với tội tuyên truyền chống nhà nước, từ xưa đến nay, người ta
vẫn theo một công thức chung. Tức là người ta đưa ra các kết luận
giám định, các thông tin, bài viết. Từ đó, người ta kết án. Trong
phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các
giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định
đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế
không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa
như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được”.
Phiên xét xử bà Nga diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi một tòa
án ở Khánh Hòa kết án một nhà hoạt động nữ khác, Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh, tới 10 năm tù giam cũng vì tội “tuyên truyền chống nhà
nước”.
Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án.
Nhận định về những thách thức cho phía luật sư bào chữa trong những
phiên tòa kiểu này, luật sư Sơn nói:
“Chắc là bản án này cũng có chỉ đạo giống như các bản án mang màu
sắc chính trị. Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng.
Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc
là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản
án. Và cái chính là các phiên tòa này tuy là công khai nhưng báo
chí rất bị hạn chế và người dân không được tự do tham dự, nên nó
giảm đi tiếng nói của luật sư tại phiên tòa”.
Báo chí Việt Nam tường thuật lại rằng tại phiên tòa xử bà Như
Quỳnh, còn gọi là blogger Mẹ Nấm, đại diện Viện kiểm sát Khánh Hòa
và Hội đồng xét xử có cùng nhận định rằng bà Như Quỳnh “luôn giữ
thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn
hối cải về hành vi phạm tội của mình”, do vậy “cần xử lý nghiêm
minh”.
Bản án 10 năm dành cho bà Quỳnh bị giới quan sát cho là nặng một
cách bất thường. Sau đó, một số người viết trên mạng xã hội rằng
những bị cáo như bà Quỳnh hay bà Nga khó có thể được trắng án, vì
vậy, bị cáo và luật sư nên cân nhắc thái độ và lời lẽ để được nhận
bản án nhẹ nhất có thể.
Về điều này, luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA việc bào chữa sẽ thực hiện trên hai nguyên tắc là dựa vào pháp luật hiện hành và dựa vào ý chí, mong muốn của thân chủ. Vị luật sư không cho biết về những bàn bạc giữa ông và bà Nga trong giai đoạn chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen