CTM Media
01/05/2017
Chương trình sinh hoạt nhân ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 2017 của
cộng đồng người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức bắt đầu vào lúc 12:00 giờ
bằng cuộc biểu tình trước đại sứ quán Việt cộng tại thủ đô Berlin.
Bàc sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức,
Trưởng Ban Tổ Chức đã lên tiếng chào mừng những phái đoàn và đồng
bào từ các nơi trên nước Đức và Áo về tham dự, đồng thời bà cũng
nói lên ý nghĩa và mục đích cuộc biểu tình.
Tiếp theo là những phát biểu của Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải
đang tu học tại Roma, Ý; Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu,
người vừa bị bạo quyền cộng sản trục xuất sang nước Pháp; Ông Trần
Kỉnh Thành, đại diện đảng Việt Tân tại Âu Châu và Ông Phạm Tử Bình,
Thư ký Hội Áo-Việt Dân chủ, Văn hóa tại Áo quốc.
Đặc biệt lời phát biểu đanh thép của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu về
việc không khuất phục trước sự đàn áp, gây sức ép của bạo quyền
buộc anh phải nhận tội khiến mọi người cảm phục.
Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 13 giờ. Sau đó mọi người di chuyển
sang quảng trường Brandenburger Tor để tham dự buổi sinh hoạt thứ 2
trong ngày.
Mít tinh tại Brandenburger Tor
Hai lá đại kỳ Đức và Việt Nam tự do đã được căng trước cổng thành
Brandenburger Tor. Cũng như rừng cờ vàng ba sọc đỏ, các băng rôn
biểu ngữ, những hình ảnh các tù nhân lương tâm được mọi người đeo
trước ngực đứng quanh quảng trường rộng lớn. Những khẩu hiệu đòi
trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tự do cho tôn giáo, nhân quyền
cho Việt Nam, dân chủ cho Việt Nam được mọi người biểu tình cùng hô
to đã thu hút sự quan tâm của người dân bản xứ cùng những du khách.
Tại đây các tờ truyền đơn bằng tiếng Đức, tiếng Anh được gửi đến
họ. Có người dừng lại để hỏi han và được giải thích cặn kẽ, nhất là
hiện trạng Formosa tại các tỉnh miền Trung, Việt Nam
Một người khách Đức đặc biệt cũng hiện diện trong buổi sinh hoạt
này là ông Felix Schwarz, nguyên tham tán chính trị của tòa đại sứ
Đức tại Hà Nội, người đã nhiều lần tiếp xúc cũng như ủng hộ giới
đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Theo tiếng nhạc trầm hùng, đoàn biểu tình đã tuần hành nhiều vòng
quanh quảng trường Brandenburger Tor rộng lớn. Cuộc biểu tình và
tuần hành tại quảng trường cổng Brandenburg kéo dài từ 14 đến 15
giờ.
Cầu nguyện và hội thảo, văn nghệ
Sau mit tinh tại Brandenburger Tor, mọi người đã di chuyển về Thánh
đường St. Aloysius để tham dự lễ cầu nguyện cho tự do tôn giáo, dân
chủ công lý và hòa bình cho Việt Nam.
Lễ cầu nguyện bắt đầu lúc 16 giờ do LM. Phê Rô Nguyễn Văn Khải làm
chủ tế.
Trong phần bài giảng, LM. Khải có nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng
Benedicto XVI khuyến khích giáo dân Công Giáo tham gia vào những
hoạt động chính trị để làm cho xã hội tươi đẹp hơn. Lời Ngài:
“Không ai tham gia chính trị thì sẽ chết”, ngụ ý rằng, nếu không ai
đoái hoài tới lãnh vực chính trị, đồng nghĩa với việc phó thác vận
mệnh quốc gia vào tay những kẻ bất lương. Kết quả ra sao, xem đời
sống người dân ở các xứ độc tài như TQ, Bắc Hàn, Việt Nam thì rõ.
Sau phần thánh lễ mọi người di chuyển xuống bên dưới hội trường để
dùng bữa cơm chiều do một số mạnh thường quân thuộc cộng đồng Người
Việt tỵ nạn tại Berlin khoản đãi.
Tiếp nối chương trình là phần hội thảo và văn nghệ đấu tranh tại
hội trường nhà thờ St. Aloysius với LM. Nguyễn Văn Khải, tù nhân
lương tâm Đặng Xuân Diệu.
Sau nghi thức khai mạc và cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo, Công
Giáo và lời phát biểu của BTC là đoạn phim ngắn nói về giai đoạn
tháng 4 năm 1975; từ cuộc triệt thoái cao nguyên đầy máu và nước
mắt cho đến ngày 30.4.1975. Theo BTC cho biết đoạn phim được trích
ra từ DVD vừa phát hành của đài truyền hình SBTN với nhan đề “Những
đứa con vong quốc”.
Tiếp theo là lời phát biểu qua videoclip của Giáo sư bác sĩ Stefan Grüne ở Neustadt (*), người trưởng nhóm, đã đứng tên đầu tiên vận động
nhân sĩ trí thức Đức lên tiếng ủng hộ cho các tù nhân lương tâm
Việt Nam như: Ls. Nguyễn Văn Đài, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức
Hoà, Trần Thị Thúy, Đặng Xuân Diệu, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thu Hà.
Giáo sư bác sĩ Stefan Grüne
Trước khi bước qua phần hội thảo, BTC đã trình chiếu một đoạn phim
ngắn do Chân Trời Mới Media thực hiện với nhan đề: THẢM HỌA FORMOSA 4/2016-4/2017: Sau một năm vẫn còn sôi động. Đoạn phim tổng kết các diễn biến từ ngày thảm họa Formosa tại Hà
Tỉnh bắt đầu cho đến tháng 4. 2017.
Trong phần hội thảo, BS Mỹ Lâm đã nói về hai dự án dựng tượng để
tôn vinh Hồ Chí Minh tại Moritzburg (Đức) và thủ đô Vienna (Áo
Quốc) của chế độ CSVN đã thất bại thảm hại nhờ sự phản đối quyết
liệt và rộng khắp của người Việt trên toàn thế giới, đặc biệt là
nhờ Liên Hội ở Đức và Hội Áo-Việt Dân chủ, Văn hóa ở Áo.
Trong dịp này, qua những trao đổi trong phần sinh hoạt giửa LM
Nguyễn Văn Khải, TNLT Đặng Xuân Diệu, Blogger Người Buôn Gió, mọi
người có dịp biết đến những hoạt động hỗ trợ nhau giữa các vị khi
còn tại VN.
Hội trường đã có những trận cười thoải mái với những phát biểu ví
von hóm hỉnh của LM Khải.
Xen kẽ giữa cuộc trao đổi là phần văn nghệ đấu tranh.
Buổi sinh hoạt hội thảo và văn nghệ đấu tranh chấm dứt vào lúc 23
giờ cùng ngày.
NĐL (Hamburg)
——————————————-
(*) Nội dung (tiếng Việt) bài phát biểu của GS.BS. Stefan Grüne:
Neustadt, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Kính thưa quý vị,
tôi xin chân thành cám ơn quý vị cho tôi có cơ hội được gửi đến quý
vị lời chào mừng nhân dịp tưởng niệm 42 năm ngày Quốc Hận. Là Kitô
hữu đối với chúng tôi rất quan trọng là làm sao sống liên đới với
những người bị tù đày chỉ vì họ đã lên tiếng cho sự thật và công
bằng. Do đó, chúng tôi đã cùng với các bạn hữu và người quen phát
động chiến dịch đòi trả tự do điển hình cho 7 tù nhân lương tâm như
sau:
Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà, Phêrô Hồ Đức
Hòa,
Trần Huỳnh Duy Thức, David Nguyễn Văn Đài và Phanxicô Xaviê Đặng
Xuân
Diệu. Cho tới giờ đã có trên 160 nhân sĩ tỏ tình liên đới với các
tù nhân lương tâm này, chẳng hạn như cựu tổng thống Christian
Wulff, cựu chủ tịch quốc hội Đức bà Giáo sư tiến sĩ Rita Süssmuth,
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, nữ Thống Đốc tiểu bang
Rheinland-Pfalz Malu Dreyer….
Chắc hẳn quý vị biết là ông Đặng Xuân Diệu đã bị trục xuất qua
Paris, Pháp quốc vào tháng giêng năm 2017. Chúng tôi mến chúc ông
chóng phục hồi để tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Ban
tổ chức cho tôi biết là có sự hiện diện của ông Đặng Xuân Diệu
trong buổi lễ tưởng niệm này ở Berlin để tường trình về số phận của
những người còn ở trong tù. Tôi cũng rất muốn có mặt nhưng đáng
tiếc vì lý do nghề nghiệp nên không thể đến tham dự được.
Kính thưa quý vị,
Thể chế độc tài Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam đã kéo dài 42 năm.
Quyền tự do tư tưởng, tự do tìm kiếm dữ kiện và tự do báo chí bị
cấm cản một cách có hệ thống. Những tổ chức đối lập không được sinh
hoạt. Mặc dù vậy, trong những năm qua vẫn có những người can đảm
gióng lên tiếng nói chống lại những bất công của chế độ. Những ước
mơ có được quyền tự do quyết định, và có được một thể chế chính
trị, mà trong đó chính quyền và xã hội biết tôn trọng cũng
như biết bảo vệ nhân quyền, đã được quý vị nuôi dưỡng
một cách sống động. Một số người đã phải trả một giá rất cao cho
những nguyện vọng này. Do đó, những nỗ lực của quý vị từ
hải ngoại để giúp đỡ đồng bào quốc nội đang lên tiếng đòi những
quyền tự do căn bản, rất là quan trọng.
Vào thập niên 1980 chúng tôi đã trải qua kinh nghiệm là cầu nguyện
phá tung xiềng xích và dẫn đến tự do, vì Thiên Chúa nghe những
tiếng thét lên, van nài và cầu xin của chúng ta. Vì thế, cùng với
quý vị, những người Việt ở hải ngoại cũng như quốc nội, chúng tôi
cầu nguyện cho hòa bình, tự do và bất bạo động. Vào ngày 29 tháng
tư này chúng tôi đặc biệt nhớ đến quê hương Việt Nam của quý vị và
cầu xin ơn chữa lành các vết thương, ơn nhìn nhận ra lẽ phải của
nhà cầm quyền và lòng can đảm để đưa đến những thay đổi theo đường
hướng dân chủ.
Thay mặt những nhân sĩ của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân
lương tâm tôi xin kính chúc tất cả quý vị giữ được lòng can đảm và
cùng với các lực lượng yêu chuộng tự do ở Việt Nam cùng tranh đấu
cho một sự thay đổi dân chủ trong bất bạo động.
Thân ái kính chào
Giáo sư tiến sĩ Stefan Grüne
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc. de/node/3263
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen