Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 149
Ngày 15.5.2017 hàng ngàn người đã tham dự cuộc biểu tình tại huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, dưới bầu trời tối nghịt mây đen, và đã bị
một lực lượng công an đông đảo đàn áp.
Toàn cảnh cuộc biểu tình cùng những diễn biến đã được thu hình và
chuyển vào youtube được phổ biến trên mạng điện tử khắp thế giới,
cho thấy tình hình tại đây rất căng thẳng và có thể bùng nổ bất cứ
lúc nào cho một cuộc “nổi dậy”.
Trong đó có một youtube được thu hình và trực tiếp truyền đi từ một
chiếc xe hơi chạy chậm trong đám biểu tình đang bị công an bao vây.
Bọn đầu trâu mặt ngựa chìm nổi với đủ loại sắc phục đã bao vây
chiếc xe, cố làm mọi cách để mở cửa xe, bắt những người bên trong,
nhưng không thành công.
Người bên trong xe, một người lái, một người thu hình kiêm tường
trình, và vài phụ nữ ở băng ghế sau. Họ không cho thấy dấu hiệu nào
của sự sợ hãi hay nao núng, mặc cho bọn an ninh ở bên ngoài đe dọa
và phá hoại chiếc xe.
Sau một thời gian khá lâu không mở được cửa xe mà bên trong vẫn
tiếp tục thu hình và chuyển đi, công an gọi tới một chiếc xe “be”
lớn để kéo chiếc xe hơi nhỏ về đồn công an. Trên màn hình người ta
thấy phía sau chiếc xe lớn dần cùng với lời tường trình của người
thu hình: “Chúng tôi sắp bị bắt và sẽ bị đánh đập… Xin cầu nguyện
cho chúng tôi. Xin anh em ở khắp nơi, trong nước cũng như ngoài
nước, hãy cầu nguyện cho chúng tôi.”
Câu trên đây được lặp đi lặp lại cùng với tiếng cầu nguyện nho nhỏ
ở phía sau, tuyệt nhiên không có sự sợ hãi, cho đến khi hình ảnh
biến mất và tiếng cầu kinh cũng không còn nghe được nữa.
Mọi người trên xe đã bị bắt, và chắc chắn đã bị đánh đập dã man,
nhưng hình ảnh can trường của họ cùng với lời kêu gọi bình tĩnh của
họ đã được thấy và được nghe ở mọi nơi.
Bản tin của Phóng viên Cát Linh, đài RFA, ngày 17.5.2017 tường
trình như sau:
Ngày 15 tháng 5, Hoàng Bình, nhà hoạt động xã hội, cũng là thành
viên của Lao động Việt, bị chính quyền công an tỉnh Nghệ An bắt giữ
vì hành vi chống người thi hành công vụ, lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, qui định tại điều 257, và
258 bộ luật hình sự Việt Nam.
Báo Công An Nghệ An nói rằng Hoàng Bình đã lợi dụng sự cố Formosa,
cùng các linh mục cực đoan thuộc giáo phận Vinh tổ chức biểu tình
gây mất trật tự xã hội tại Hà Tĩnh và Nghệ An.
Trong tuần lễ trước đó, một nhà hoạt động xã hội khác là Bạch Hồng
Quyền cũng bị công an Hà Tĩnh truy nã, vì bị cho là đã kích động
khoảng 2000 người dân phản đối Formosa và hành xử bạo lực của công
an, dẫn đến việc chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh vài giờ đồng hồ, vào ngày 3 tháng tư năm 2017.
Cũng trong ngày 15 tháng 5, báo mạng Nghệ An công bố lệnh truy nã
toàn quốc một nhà hoạt động xã hội tại Nghệ An là ông Thái Văn Dung
vì không chấp hành lệnh 4 năm quản chế.
Nhận xét về những diễn tiến mới nhất này, ông Phil Robertson cho
rằng động thái đàn áp những người phản đối Formosa, kêu gọi Formosa
chịu trách nhiệm việc gây ra ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở
mức đáng báo động.
Những hình ảnh và video do người dân địa phương và những nhà hoạt
động khác đưa lên mạng xã hội những ngày qua cho thấy rất nhiều lực
lượng an ninh, cơ động được chính quyền Việt Nam sử dụng để ngăn
chặn, đàn áp người tham gia các cuộc biểu tình.
Chính
quyền địa phương và truyền thông nhà nước khẳng định những
người bị bắt như Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền đã kích động biểu
tình. Cụ thể là thông cáo của tỉnh Nghệ An đưa ra hôm 16 tháng 5 nói
rằng Hoàng Bình là đối tượng đã kích động người dân biểu tình,
chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 4
vừa qua.
Ngược lại, một người dân có mặt trong cuộc biểu tình hôm đó cho
biết, lý do khiến hàng ngàn người dân tụ tập trước trụ sở Ủy ban
Nhân dân huyện Lộc Hà sáng 3/4:
“Vào đêm ( 2 tháng tư) công an trà trộn vào những bạn trẻ uống cà
phê để áp đảo dân: một công an huyện và một công an xã đánh dân bị
thương tích và nổ súng.Thứ hai đòi hỏi về việc bôi nhọ linh mục
đoàn và giám mục Giáo phận Vinh.Thứ ba đòi hỏi về việc đền bù cho
người dân đã kê khai, số hàng đã lập văn bản, kê khai nhưng đến nay
không giải quyết.”
Báo cáo mới của HRW
Một sự việc đáng chú ý được truyền thông mạng đưa lên rất nhiều, đó
là trong thời gian gần đây, xảy ra những trường hợp lực lượng an
ninh mặc thường phục, giả danh côn đồ tấn công các nhà hoạt động
hoặc người bất đồng chính kiến ngoài đường phố hoặc trong những
cuộc biểu tình. Những nạn nhân bị tấn công cho biết các sự việc đó
đều không được pháp luật Việt Nam giải quyết thoả đáng.
Ông Phil Robertson cho biết, một bản báo cáo của Tổ chức theo dõi
nhân quyền về vấn đề này sẽ được đưa ra trong khoảng hai tuần nữa.
“Một bản cáo cáo mới sẽ được đưa ra trong vòng khoảng hai tuần nữa,
liên quan đến cách thức mà chính phủ Việt Nam áp dụng để đàn áp
người biểu tình, không chỉ biểu tình chống đối Formosa mà cả những
cuộc biểu tình vì mục đích khác. Chính quyền Việt Nam thuê những
người không mặc thường phục để thực hiện việc đàn áp, đánh đập
người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam thuê những người không mặc thường phục để thực hiện việc đàn áp,
đánh đập người biểu tình.
Đã có nhiều trường hợp như thế và chúng tôi nhận thấy tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Chúng ta cần phải chấm dứt điều này.”
Đã có nhiều trường hợp như thế và chúng tôi nhận thấy tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Chúng ta cần phải chấm dứt điều này.”
Ông nhấn mạnh thêm Tổ chức theo dõi nhân quyền sẽ tiến hành điều
tra những sự việc trên.
“Chúng tôi sẽ thúc đẩy yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà biểu tình ôn hoà đấu tranh cho môi
trường. Chúng tôi cũng yêu cầu những người bị bắt giữ phải được
quyền tiếp cận với luật sư của họ.”
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng trở ngại lớn nhất của tội “xâm phạm an
ninh quốc gia” là những người bị bắt giữ không được phép làm việc
với luật sư cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, và có nhiều
trường hợp mà thời gian điều tra kéo dài đến 20 tháng.
Front Line Defenders, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Ireland,
cũng đưa lên trang nhà lời kêu gọi chính quyền Việt Nam phảu huỷ bỏ
cáo buộc và trả tự do vô điều kiện đối với Hoàng Bình và thu hồi
lệnh bắt giữ Bạch Hồng Quyền.
‘Mỗi người là một Hoàng Bình’
Trong lúc các Tổ chức nhân quyền thế giới cùng lên tiếng về trường
hợp của Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình cũng tình hình nhân quyền ở
Việt Nam, thì ngay trong nước dấy lên lời kêu gọi “mỗi người là một
Hoàng Bình, một Bạch Hồng Quyền” như một phản ứng chống lại quyết
định của nhà cầm quyền.
Hoàng Thành, thành viên của Green Trees, từ Hà Nội cho biết đó là
việc nên làm. Bất cứ ai lên tiếng lúc này đều là một việc làm thiết
yếu để cho biết Formosa đang ảnh hưởng đến mức nào đối với cuộc sống của người dân.
“Mình nghĩ là nên làm. Đó là một thành tố rất tốt trong bối cảnh
hiện nay. Bởi vì phía truyền thông nhà nước, trước khi anh Bạch
Hồng Quyền và anh Hoàng Bình bị truy nã thì một số trang Facebook
hoặc truyền thông nhà nước từng bôi nhọ hành động chính đáng là bảo
vệ môi trường của anh Hoàng Bình.”
Nguyễn Phương, từ Sài Gòn, cũng là người hoạt động sôi nổi trong
việc đòi hỏi môi trường sạch cho biết:
“Tôi nghĩ là nó sẽ có sức ảnh hưởng vì chúng ta thể hiện là chúng
ta không có gì phải sợ hãi trước chính quyền đàn áp bắt bớ người
dân trái pháp luật. Không thể nào bắt hết tất cả những người như
Hoàng Bình.”(ngưng trích)
Người dân Việt Nam ngày nay có vẻ đã bớt “vô cảm” với những người
tranh đấu đòi Tự do, Công lý, Nhân quyền... khi họ bị đánh đập, bị bắt bớ trên đường phố, bị
tù tội, tra tấn trong nhà giam.
Thái độ “vô cảm” này đã bị nhiều chỉ trích như đoạn dưới đây trong
Di Chúc dài của Linh mục Nguyễn Văn Lý đang được phổ biến rộng rãi:
... 100 triệu Dân VN cần cùng nhau nhận thức cho thật chuẩn xác: Chế độ CSVN thực sự cần đào thải thay thế không ?
... Nếu ai cho rằng không cần, thì cứ an tâm cúi đầu cho nó tiếp tục
lừa dối và đe dọa, kéo lê kiếp nô lệ truyền qua đời con cháu chắt
chít…cho đến khi nào nó tự mục ruỗng đến mức tự hủy, mất hàng trăm
năm nữa chưa chắc nó đã tự hủy.
... Nếu ai cho rằng, dù CS kéo dài thêm một ngày cũng không thể để nó
tồn tại, cũng “ko thể sửa chữa nó, mà phải thay thế nó” (TT Nga
Boris Yeltsin), vì nó là “dối trá, và chỉ là dối trá” ( Thánh GH
Gioan-Phaolô II) thì phải hiệp lực quyết tâm thay thế nó. “Dù một hệ thống quyền lực mục ruỗng đến đâu, nó cũng tự đề kháng
để tồn tại, cho đến khi có một lực mạnh hơn xô nó ngã” (Lê-nin).
... Còn những ai vừa thấy cần phải thay thế nó, nhưng không dám làm gì,
chỉ ngồi đợi người khác làm cho mình hưởng thì… Chúng ta kêu gọi CS
từ bỏ độc quyền mà giới Nhân sĩ chúng ta còn bám níu quyền lợi hơn
CS nữa, thì có tự mâu thuẫn không ? Giới Nhân sĩ mà ngồi đợi cho giới Bình dân đấu tranh và thiết lập
đời tự do cho mình hưởng thì quá phi lý, phải tự hổ thẹn mà xông ra
gánh vác, mới là đáng mặt sĩ phu quân tử. (ngưng trích)
Và dưới đây là tâm tư của một người trẻ trên fB AnThanh LinhGiang:
Hôm qua có bạn inbox, khuyên tôi đừng quan tâm đến chánh trị, xã
hội nữa, lo việc chuyên môn thôi cho lành. Lại còn nhắn nhủ cái nghề của tôi kiếm cơm không liên quan đến
chánh trị. (?) Tôi mời bạn làm thử một phép tính:
- Nhà bạn cứ cho là 4 người, tiêu pha vừa phải cũng phải 30T một
tháng (kể cả tiền ăn học cho con ở trường bèo bèo). Bạn đã đóng VAT
10%, vị chi là 3 triệu. Chưa kể nhiều thứ thuế phí khác nữa.
- Mỗi tháng bạn mất ít nhất 10-25% lương đóng bảo hiểm xã hội. Vị
chi mất ít nhất 3-5 triệu nữa.
- Tạm cho bạn kiếm được 50 triệu mỗi tháng, dư được 20 triệu gởi
ngân hàng. Số tiền này đang bốc hơi dần mỗi tháng vì lạm phát, và
có nguy cơ mất trắng trong 30 giây nếu ngân hàng vỡ nợ, phá sản
hay... đổi tiền.
- Cứ cho là bạn mua được cái xe hơi hay nhà có 2 xe máy. Bạn phải
đóng 14 thứ thuế, phí cho các món này. Cứ cho là khoảng 5 triệu mỗi
năm.
Và còn đủ thứ thuế, phí bôi trơn... khác cho một cuộc sống bình thường.
Và còn đủ thứ thuế, phí bôi trơn... khác cho một cuộc sống bình thường.
Vị chi mỗi năm bạn đóng chừng ít nhất chừng 100 triệu cho các loại
thuế phí các loại.
Đổi lại bạn có:
Đổi lại bạn có:
- Một lương hưu còm cõi, nhận nhỏ giọt và có thể mất trắng bất cứ
lúc nào.
- Cái nhà bạn ở cũng có thể bị giải tỏa, mất trong 30 giây nếu nằm
trong qui hoạch.
- Nếu bị một cú bệnh nặng, bạn sẽ nếm mùi của một dịch vụ chăm sóc
y tế tệ mạt, mất sạch tiền dành dụm hoặc mất mạng.
- Con cái bạn dược hưởng một nền giáo dục của "trại súc vật." (tên
một bộ phim). Học xanh mặt mà chẳng kết quả gì cho nhân bản, tri
thức.
- Ra đường, bạn có thể sập ống cống hay bỏ mạng vì một cái ổ gà
trên đường cao tốc mà bạn đã đóng đủ thứ thuế phí giao thông để xây
nó.
- Nếu xui xẻo, bạn sẽ vô đồn công an, đập mặt vào dùi cui, tự thắt
hay cắt cổ tự tử trong một đêm...
Kể sơ vậy thôi, để bạn hiểu chúng ta đang đóng thuế để làm gì? Và
việc bạn im lặng, vô cảm, thờ ơ, hay thậm chí trách móc những người
lên tiếng nói thay cho bạn, có giúp bạn và gia đình được an lành,
sống đúng những quyền căn bản của con người không?
Thực tế xã hội, chính trị đấy! Chính trị không chỉ là thể chế, đảng
phái. Chính trị là phúc lợi, là an sinh xã hội, là chăm lo cho đời
sống công dân. Hay gần hơn, là con cá nhiễm độc, là thực phẩm nhiễm
hoá chất....., hiện diện mỗi ngày, trong từng bữa ăn, sau khi bạn
đã đóng thuế và trả tiền mua nó.
Nên vì cá, vì cơm, vì con cái, vì thế hệ mai sau, vì chính cuộc
sống của mình, mà lên tiếng. Hay ít nhất cũng phải mở não tăm tối,
mở lòng thiện tâm ra, để thấy, để nhìn bạn mình ơi! (ngưng trích)
Phải chăng đây là những dấu hiệu cho thấy một Mùa Xuân Dân Tộc sẽ
đến.
Và, ngày ấy không còn xa.
Ký Thiệt
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen