Lê Phan
Đó là câu hỏi mà Phóng viên Rupert Wingfield -Hayes của đài BBC đặt
ra khi anh được một viên chức Philippines cho biết điều này.
Bán tín bán nghi, Rupert quyết định tìm hiểu. Anh viết trên Website
của đài BBC “Tôi được bảo là những ngư dân Trung Quốc đang cố tình
phá hủy các rạn san hô gần một nhóm đảo san hô do Philippines kiểm
soát trong quần đảo Trường Sa nhưng tôi không tin.” Người kể cho
anh câu chuyện này là ông thị trưởng của hòn đảo Palawan. Ông ta
bảo, “Việc phá hoại này tiếp tục cả ngày lẫn đêm, tháng này sang
tháng khác. Tôi nghĩ họ cố tình làm vậy. Có vẻ họ tìm cách trừng
phạt chúng tôi bằng cách phá hoại rạn san hô của chúng tôi.”
Nhà báo bảo lúc đầu anh không tin. Anh nghĩ đó là những luận điệu
bài Trung Quốc của một chính trị gia muốn đổ lỗi mọi sự lên nước
láng giềng mà ông không ưa, nhất là đó là một nước láng giềng đang
đòi dành hết Biển Đông làm của mình, một việc dĩ nhiên là một người
Philippines sẽ không thể chấp nhận được.
Rupert là phóng viên Đông Á của đài BBC. Đây không phải lần đầu
tiên anh tường thuật về Biển Đông. Năm ngoái, khi tin loan ra là
Trung Cộng đang xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, anh
đã thuê một con tàu đánh cá nhỏ tìm ra gần những hòn đảo này và đã
chứng kiến cảnh Trung Cộng đang vét cát dưới biển để lấp các rạn
san hô hay bãi cạn xây đảo. Lần này anh trở lại Biển Đông nhưng
thay vì đi tàu, đã thuê một chiếc phi cơ nhỏ, một cái Cessna 206,
để đi đến tận nơi xem diễn biến ra sao.
Và chính trên cái phi cơ nhỏ xíu này, khi đang hạ cánh xuống Đảo
Thị Tứ, mà Philippines gọi là đảo Pagasa, anh đã nhìn ra cửa sổ và
chứng kiến cảnh đó. Từ trên phi cơ nhìn xuống có ít nhất vài chục
con tàu bỏ neo ở một rạn san hô gần đó. Đằng đuôi của các con tàu
này là một làng sóng cát và đá bị xới lên. Anh chỉ cho cameraman
của mình, Jiro và bảo, “Nhìn kìa. Đó là điều mà ông thị trưởng nói
đến đó, đó là khai mỏ ở rạn san hô.”
Nhưng cả thấy quang cảnh đó trên phi cơ, Rupert đã không chuẩn bị
cho điều anh thấy khi ra xuống biển. Ông ngư dân người Philippines
đã lái cái tàu đánh cá nhỏ xíu vào ngay giữa đám những tay đánh cá
lậu người Hoa. Rupert gọi họ là “poachers” tức là những kẻ đi đánh
bắt lậu. Họ đã cột những con tàu của họ vào rạn san hô và đang rồ
hết sức các máy của họ. Đám khói đen thui của dầu diesel đổ lên bầu
trời.
Rupert sửng sốt hỏi ông ngư dân người Phi, “Họ đang làm gì vậy?”
“Họ đang dùng cánh quạt để phá hủy rạn san hô,” ông ta trả lời.
Một lần nữa, nhà báo tỏ vẻ nghi ngờ. Và cách chắc nhất là xuống
biển. Biển bình thường trong xanh biếc nay đục ngầu đầy cả bụi và
cá. Nhưng nhà báo thấy một cánh quạt bằng thép đang quay tít mù ở
cuối một cây cần dài như cần của máy đuôi tôm, nhưng không thể thấy
rõ là sự phá hoại đã được thực hiện như thế nào.
Nhưng kết quả thì quá rõ ràng. Hoàn toàn phá hủy. Một vùng nơi đã
có thời là một hệ sinh thái giàu có nhờ rạn san hô với các loài hải
sản sinh sống, ẩn nấp trong những rừng san hô nay không còn gì nữa.
Toàn thể đáy biển nay được bao phủ bởi một lớp đổ vỡ dầy của nhiều
triệu mảnh san hô đã bị đánh bể, sinh khí không còn nữa, chỉ toàn
màu trắng, và chắc chắc là chết, trông như một rừng xương nẳm ngổn
ngang.
Nhà báo bơi mãi, ở mọi hương kéo dài nhiều trăm mét, sự tàn phá
kinh hồn, từng đống từng đống những cành san hô bị bẻ gãy. Tại sao
lại vô lý như vậy, nhà báo hỏi. Tại sao những ngư phủ, ngay cả
những ngư phủ đánh cá lậu, lại phá hoại một hệ sinh thái san hô như
vậy?
Rồi ở dưới sâu, nhà báo thấy hai người đánh cá lậu, đeo mặt nạ
dưỡng khí và ống thở kéo lòng thòng sau đuôi họ. Và họ đang kéo
theo một cái gì rất nặng. Và khi họ đang cố gắng bước lên một dốc
cát ở dưới nước, qua một làn sóng bong bóng, nhà báo thấy điều mà
họ đang vật lộn để lôi đi - một con sò khổng lồ, ít nhất 1 mét
đường kính (3ft).
Họ vứt con sò đó trong một đống gần con tàu của họ. Nằm cạnh đó là
ba con sò khác đã được lôi ra trước đó. Những con sò với kích cỡ
này có lẽ phải nhiều trăm tuổi rồi. Và nhà báo bảo là sau đó, trên
một địa chỉ bán đấu giá trên Internet, anh khám phá ra là một cặp
có thể bán đến từ 1,000 đến 2,000 đô la.
Sau đó nhà báo và ông ngư dân Philippines trên con thuyền nhỏ xíu
của họ đã tìm đến một nhóm những con tàu đánh cá lớn hơn bỏ neo
ngày ngoài rạn san hô. Đây là những “con tàu mẹ” của các con tàu đi
đánh lậu con đang tàn phá rạn san hô. Trên những con tàu lớn này,
nhà báo bảo là ông thấy nhiều trăm những con sò khổng lồ đó chất
thành đống. Và ở đầu mũi của mỗi con tàu là chữ hán lớn, Tân Môn.
Rupert bảo anh đã nghe nói đến Tân Môn, một trong những ngư cảng
trên đảo Hải Nam của Trung Cộng.
Số là hồi tháng 5 năm 2014, một con tàu nữa từ Tân Môn đã bị cảnh
sát Philippines bắt trên một rạn san hô nữa gần với bờ biển
Philippines hơn tên là Bãi Trăng Khuyết (Quốc tế gọi là Half Moon
Shoal), cũng nằm trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế của
Philippines. Trên tàu, cảnh sát tìm thấy 500 con mà Việt Nam chúng
ta gọi là đồi mồi, một loài rùa biển, hầu hết đã chết.
Loài đồi mồi này đang trong tình trạng nguy kịch sắp diệt chủng và
được bảo vệ bởi Công Ước về Mậu Dịch Quốc Tế đối với các sinh vật
có nguy cơ tuyệt chủng (Convention on the International Trade in
Endangered Species- Cites). Một tòa án của Philippines kêu án chín
người Trung Quốc đánh cá lậu một năm tù.
Bắc Kinh nổi giận. Bộ Ngoại Giao của họ đòi phải trả tự do cho
những tên đánh cá lậu đã bị kết tội này phải được trả tự do ngay
tức khắc và cáo buộc Philippines đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
của Trung Quốc... qua việc bắt giam bất hợp pháp những tàu đánh cá
Trung Quốc và ngư dân trên vùng biển ngoài khơi Quần đảo Nam Sa của
Trung Quốc.”
Dĩ nhiên những điều này không chứng minh được là Trung Quốc bảo vệ
những kẻ đánh cá lậu. Nhưng Bắc Kinh cũng có vẻ không làm gì để
ngăn chặn họ cả. Những tay đánh cá lậu mà nhà báo thấy đã không tỏ
ra một tí gì sợ hãi khi họ thấy các camera của đài BBC thâu hình
họ.
Trở về đảo Pagasa, mà quốc tế cũng như Việt Nam chúng ta gọi là Đảo
Thị Tứ, một sĩ quan của thủy quân lục chiến Philippines nói với nhà
báo là sự phá hủy của các rạn san hôn đã tiếp tục từ ít nhất hai
năm nay, ngày cũng như đêm. Khi nhà báo hỏi “Ông có lính vũ trang.
Tại sao ông không dùng tàu cao tốc và đuổi họ đi hay bắt họ.” Ông
sĩ quan trả lời “Quá nguy hiểm. Chúng tôi không muốn bắt đầu một
cuộc chiến với Hải quân Trung Quốc.”
Nhà báo vẫn phân vân không hiểu tại sao những ngư dân Trung Cộng,
vốn đã đánh cá lâu dài ở ngay những rạn san hô này, nay lại tìm
cách phá hủy chúng. Có thể là tham lam. Trong một nước Trung Hoa
khá giả hơn ngày nay, kiếm tiền bằng cách thổ phỉ và mua bán các
động vật quý hiếm có được nhiều tiền hơn là đi đánh cá.
Vả lại theo Rupert còn có một sự việc đáng buồn hơn đang xảy ra
trên Biển Đông. Tuy việc tàn phá thổ phỉ các rạn san hô mà anh
chứng kiến kinh khủng đến mức nào, nó không thể nào so sánh nổi với
sự phá hoại môi trường mà Trung cộng đang tạo nên qua chương trình
xây dựng các hòn đảo của họ ở gần đó.
Hòn đảo mới nhất mà Trung Cộng vừa hoàn tất trên Đá Vành Khăn
(Mischief Reef) dài hơn 9km. Đó là 9km của những rạn san hô đang
sống mạnh nay đã bị chôn vùi dưới nhiều triệu tấn cát và sỏi.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen