Montag, 23. November 2015

ĐỪNG SỢ BỌN VC HAY VGCS KIỆN VỀ TỘI PHỈ BÁNG HAY VU CÁO

LS Lê Duy San
* Hãy vạch mặt chỉ tên bọn thân cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản. Đừng sợ bị kiện về tôi Phỉ báng hay Vu cáo.
* Nhưng cũng đừng chụp mũ ai là Việt Cộng hay Cộng Sản nằm vùng nếu không có bằng chứng rõ ràng.
Năm 1975, sau khi cưỡng chiếm được toàn miền Nam, bọn Việt Cộng đã tìm mọi cách để bỏ tù cả trăm ngàn quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đảng phái chính trị và văn nghệ sĩ cùng tất cả những ai mà chúng nghi là có thể chống đối chúng. Không những thế, bọn Việt Cộng còn tìm mọi cách để cướp đoạt tiền bạc, của cải và tài sản của người dân miền Nam bằng những chính sách mà chúng gọi là “đổi tiền”, “đánh tư sản mại bản”, “cải tạo công thương nghiệp”, “kinh tế mới”. Vì thế đã có cả triệu người phải tìm mọi cách để bỏ nước ra đi dù biết rằng có thể bỏ mạng trong rừng sâu hay trên biển cả. Do đó, tại hải ngoại, hễ cứ nghe nói tới hai chữ Việt Cộng, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản lại nổi giận và liên tưởng tới một bọn người độc ác dã man, chuyên cướp của, giết người.

Chính vì thế vào thập niên 80, chúng ta không lấy làm lạ tại sao tên chủ báo Cái Đình Làng là Dương Trọng Lâm đã bị bắn chết tươi ở San Francisco vào năm 1980. Trần Khánh Vân cựu Tổng Cục Gia Cư thời Việt Nam Cộng Hòa đã bị thày giáo Trần Văn Bé Tư bắn trọng thương ở Nam Cali vào năm 1984. Và Đoàn Văn Toại tên thân Cộng thuộc thành phần thứ ba, đã bị bắn bể quai hàm ở Fresno, California vào năm 1989. Thực ra, những tên này không phải là Việt Cộng chính hiệu mà chỉ thuộc loại thân Cộng hoặc có những hành vi có lợi cho Việt Cộng mà thôi.
Từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 và ký bang giao với Việt Nam vào năm 1995 thì nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, vì nhớ thương người thân còn kẹt lại Việt Nam và mấy anh già mất nết đã kéo nhau về Việt Nam du hí mỗi ngày một nhiều khiến tinh thần chống Cộng sút giảm. Mấy anh thương gia (1) nghĩ chúng muốn Hòa Hợp, Hòa Giải nên đã quên hết thù hận xưa và bắt tay cộng tác làm ăn với chúng. Thực ra thì bọn Việt Cộng thực tâm cũng chẳng muốn Hòa Hợp Hòa Giải gì mà chúng chỉ muốn người Việt hải ngoại quên hận thù, đừng chống đối chúng nữa và đem tiền bạc về cùng chúng làm ăn.
Ngày nay, bọn Việt Cộng cũng chẳng còn chính nghĩa gì để bấu víu vào nên chúng muốn lợi dụng tình trạng này để xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng và hóa giải hết mọi sự chống đối. Nhưng nhiều người vẫn ngu muội, tưởng thật nên không những đã ngang nhiên về Việt Nam làm ăn buôn bán với Việt Cộng, họp hành, ăn uống, du hí với Việt Cộng mà còn công khai viết bài ca tụng bọn Việt Cộng, lập cả Hiệp Hội Doanh Nhân để hỗ trợ cho những người muốn làm ăn buôn bán với chúng. Trước sự ngang nhiên và thách đố này, nhiều người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đã phải lên tiếng vạch mặt chỉ tên bọn người thân Cộng này trong đó có cả một số trí thức vô liêm sỉ ham danh, hám lợi như chúng ta đã biết.
Nhiều người qúa hăng say trong việc tố cáo này đã dùng những lời lẽ qúa đáng khiến bọn chúng đã có thể vin vào đó mà kiện về tội phỉ báng hay vu cáo để làm người khác sợ mà không dám vạch mặt chỉ tên bọn chúng. Thực ra đây chỉ là phương cách dùng tiền bạc để cả vú lấp miệng em, để áp đảo tinh thần người chống Cộng. Nếu chúng ta có chứng cớ rõ ràng thì không lý do gì phải lo sợ chúng thưa về tội phỉ báng hay vu cáo.
Phỉ báng là gì ?
Phỉ báng là việc đưa ra những lời lẽ tuyên bố sai sự thật về tư cách hay việc làm của một người khác làm người đó bị tổn hại về tinh thần hay vật chất. Phỉ báng cũng có thể là một một đoạn văn viết sai sự thật về một cá nhân hay đoàn thể nào đó được bản in ấn trong một tờ tạp chí hay trên một tờ báo.
I/ Thông thường, các yếu tố của một nguyên nhân gây nên hành động phỉ báng phải bao gồm (2):
1. Một lời nói xấu hay một báo cáo sai sự thật liên quan đến người khác.
2. Sự phổ biến lời tuyên bố về một người nào đó để cho đệ tam nhân biết đến trong các ấn phẩm mà không có đặc quyền (như báo chí).
3. Nếu sự phỉ báng thuộc lãnh vực quan tâm công cộng, thì ít nhất có thể quy lỗi một phần cho sự sơ xuất của nhà xuất bản.
4. Có gây thiệt hại cho đối phương.
Tội phỉ báng (defamation/libel) hay vu cáo (slander) theo luật pháp Hoa Kỳ, nó không phải là một tội hình sự như luật pháp của Việt Nam trước năm 1975. Ở Việt Nam trước năm 1975, một người bị truy tố về tội phỉ báng hay vu cáo, nếu có tội, có thể bị phạt vạ (tiền) hay phạt tù. Nhưng về bồi thường thiệt hại thì chỉ được bồi thường $1 danh dự mà thôi.
Trái lại ở Hoa Kỳ, như trên đã nói, tôi phỉ báng không phải là một tội thuộc về hình sự. Vì  không phải là một tội hình sự, nên không bị phạt vạ hay phạt tù mà chỉ phải bồi thường thiệt hại. Nhưng tiền bồi thường thiệt hại lại rất cao, có thể từ vài trăm ngàn tới vài chục triệu, tùy theo sự chứng minh của nguyên cáo (plaintiff) và được Toà chấp nhận ở mức độ nào.
II/ Tiến trình xử một vụ án về tội phỉ báng hay vu cáo, thường qua một quy trình tố tụng dân sự và hầu hết do bồi thẩm đoàn xét xử. Lời phỉ báng có thể căn cứ vào lời nói tại chốn công cộng như buổi họp công cộng hay tại bữa tiệc cộng cộng hay trên truyền thanh, truyền hình hoặc những bài viết trên báo chí, trên diễn đàn công cộng.
1/ Người đứng đơn kiện tức bên nguyên đơn (plaintiff) có bổn phận phải chứng minh những điều bị đơn (defendant) nói về mình là sai, là không đúng sự thật.
2/ Đối với những nhân vật được gọi là nhân vật của quần chứng (public figure) mà vác đơn đi kiện thì lại càng khó hơn chứ không như những người thường dân là những người được luật pháp bảo vệ nhiều hơn. Nguyên đơn không những phải chứng minh những lời nói đó là sai, là không đứng sự thật mà còn phải chứng minh là bị đơn (defendant) đã thiếu thận trọng và thực sự   có ác ý (3).
Để vạch mặt chỉ tên những tên trí thức vô liêm sỉ nhưng hám danh, những tên gian thương vô liêm sỉ nhưng hám lợi này, chúng ta thường dùng chữ thân Cộng. Nhưng nhiều người nghĩ rằng danh từ thân Cộng không đủ mạnh để chỉ những phần tử vô học, vô liêm sỉ này, nên thường dùng thêm những chữ khác như bưng bô hay nâng bi hay Việt gian.
Thực ra bưng bô hay nâng bi cũng chỉ có nghĩa là nịnh nọt, bợ đỡ (flatter) mà thôi. Viết một bài tâng bốc Việt Cộng là nịnh bợ Việt Cộng rồi. Pro-communist hay Communist flatterer hay Communist sympathizer thì cũng chẳng khác nhau gì. Còn dùng chữ Việt gian để gọi họ thì không đúng lắm. Chúng ta còn nhớ, khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946, tất cả những người không theo Việt Minh như các đảng viên Việt Cách, Việt Quốc đều bị Việt Minh gọi là Việt gian mặc dầu nhiều người chẳng hợp tác với Pháp ngày nào.
Ngày nay, một số người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tự phủ nhận tư cách tỵ nạn Cộng Sản của mình bằng cách giao tiếp hoặc làm ăn buôn bán với Việt Cộng. Họ bị chúng ta gọi là Việt gian thì cũng chẳng khác gì trước kia bọn Việt Minh gọi những người quốc gia là Việt gian. Tuy nhiên, chúng ta không thể gọi những ai không đồng quan điểm chính trị với mình trong công việc chống Việt Cộng là Việt gian.
Tóm lại, dù dùng chữ gì, thì nó cũng chỉ có nghĩa là thân Cộng mà thôi. Bọn Việt Cộng là bọn độc ác, dã man và tàn bạo. Chúng chuyên cướp của giết người. Những kẻ thân thiết với bọn này thì tư cách của họ cũng chẳng khác gì bọn này. Vì thế, mỗi khi bị người khác bảo là thân Cộng, chúng rất lấy làm nhục nhã nên chúng phải bỏ tiền ra để đi kiện cho bớt nhục. Chứ thực ra chúng cũng thừa biết nếu có được bồi thường thì cũng Tết Congo mới đòi được. Thường thường những người dám ăn, dám nói lại là những người trên răng, dưới dế. Kiện những người này không những tốn tiền tốn bạc mà nhiều khi còn rước thêm nhục nhã vào thân vì đã tạo cơ hội để cho báo chí truyền thông khai thác, mỉa mai và đàm tiếu.
Tuy nhiên để phòng hờ những kẻ cậy tiền kiện tụng lôi thôi làm phiền hà chúng ta, chúng ta chỉ cần nói rõ những hành động bợ đỡ, nịnh nọt hay những hành vi giao tiếp của bọn chúng với bọn Việt Cộng và dùng chữ thân Cộng là đủ.
Hơn nữa, chữ thân Cộng là chữ chúng ta dễ chứng minh nhất. Muốn nói ai thân Cộng, chúng ta chỉ cần có những hình ảnh người đó đã đứng chụp chung với một tên Việt Cộng nào đó, những hình ảnh mà chúng đã tham dự những buổi liên hoan, tiếp tân của Việt Cộng tại đâu, vào ngày nào, những bài viết trên báo hay những bài diễn văn mà họ đã viết hay đã đọc để ca tụng Việt Cộng chứ không thể nói khơi khơi một cách vô bằng cớ.
Ngoài ra lại còn tùy người viết, người đọc là thành phần nào. Cùng một sự kiện, nhưng đối với người này, chúng ta có thể bảo họ là người thân Cộng, nhưng đối với người khác thì lại không. Thí dụ như trường hợp dân biểu liên bang Cao Quang Ánh cùng 2 dân biểu liên bang khác là Eni Faleomaega và Michael M. Honda trong chuyến công du Việt Nam đã tới thăm tên Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng là Nguyễn Thanh Sơn và chụp hình chung với tên này và bị tên Việt Cộng này quàng cổ, bá vai cười toe toét, nhưng chúng ta cũng không thể nói là ông ta là người thân Cộng. Trái lại, nếu một người Việt tỵ nạn bình thường khác hay một ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn nào đó đã tới thăm chúng và được chúng tiếp đón như vậy thì  rõ ràng họ là người thân Cộng (pro-communist).
Thực ra thì bảo một người nào đó là thân Cộng thường thì chúng ta đã biết rõ những hoạt động hay những giao tiếp của họ với Việt Cộng, nên việc chứng minh thường không khó khăn. Nhưng chụp mũ ai là Việt Cộng hay là Cộng Sản nằm vùng là điều tuyệt đối nên tránh vì chúng ta không phải là CIA mà có thể kiếm được những bằng chứng cụ thể trừ phi chúng là những tên Việt Cộng có chức, có quyền rõ ràng như những tên bán nước Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn An, Nguyễn Chí Vịnh v.v…thì không kể. Tốt nhất chúng ta nên báo cho FBI biết nếu chúng ta biết chúng là Việt Cộng hay Việt Cộng nằm vùng nhưng không đủ bằng chứng.
Trong bài “Luật về tội phỉ báng ở Hoa Kỳ”, tác giả Steven Prerssman viết: “Floyd Adam, một luật sư ở New York, người chuyên đại diện cho các tổ chức truyền thông, ước tính trong các vụ kiện do bồi thẩm đoàn giải quyết những người khiếu kiện tội phỉ báng giành phần thắng trong khoảng 75% số vụ. Tuy nhiên, giới truyền thông luôn luôn đảo ngược được cáo trạng của bồi thẩm đoàn nếu họ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Abrams nói rằng nguyên nhân là do các bồi thẩm viên thường không hiểu đầy đủ hoặc không áp dụng các chuẩn mực pháp lý thích hợp liên quan đến vụ kiện. Do đó, nếu chẳng may thua kiện ở giai đoạn đầu chúng ta cũng đừng lo sợ, cứ bình tâm kháng cáo lên tòa phúc thẩm, chắc chắn sẽ thắng lợi.
Chú thích:
(1). Trong một bàn phú, cụ Nguyễn Công Trứ có viết: “Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên” Dân có bốn hạng, đó là Sĩ Nông Công Thương. Sĩ là hạng người đứng đầu và là hạng người được trong vọng nhất. Còn hạng người làm thương mại bị khinh thường nhất nên bị xếp vào hạng cuối cùng của bực thang xã hội. Ngày nay sống ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy người Hoa Kỳ cũng coi những người trí thức như Bác Sỉ, Luật Sư v.v..nếu mở văn phòng riêng thì cũng thuộc vào giới business tức giới làm thương mại và không có giới nào đáng trọng hay đáng khinh hơn giới nào.
(2) Tham khảo “Defamation, Libel and Slander Law” của Aaron Larson.
(3) Xin thêm phần quyền tự do ngôn luận của báo chí (media).
(4) Tham khảo “Luật về tội phỉ bang ở Hoa Kỳ” của Steven Prerssman.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen