The Coming Chinese Crackup
Wall Street Journal (WSJ 6-3-14)
Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc
David Shambaugh
Người dịch: Phạm Gia Minh
Ván
bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn
nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống
nguy kịch; dẫn tới đào thải.
Hôm
thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa
nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “
được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số
trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một
tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn
tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.
Một
số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức
mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che
dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc
xưa nay thường được ngụy trá dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện
dàn dựng trên sân khấu chính trị cho thấy dường như Quốc hội trao quyền
lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường
đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là bề ngoài phải
vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành
xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng.
Nếu
không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất
suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng viên. Con người đầy
quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp
trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến lấy cớ tham nhũng sẽ giúp chống
đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tập Cận Bình xác định rằng
phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov cố
tình điều hành đến sự tan rã của Đảng CS LX một đảng tội ác và tàn bạo.
Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận
Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ
Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và
đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch (vì bè phái, triệt hạ
nhau củng cố quyền lực) mà thôi.
Dự
đoán sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi
phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô
trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua
việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó
cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống
cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu”
trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới
2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ bất ngờ,
ngoài mọi dự đoán.
Các
nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có
tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra
kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm
1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số
nhà xã hội học Trung Hoa đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi
khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là
điều kiện tất yếu của lịch sử đào thải không thể tránh khỏi. Những người
khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở
Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát
những hiện tượng thời cuộc.
Ván
bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là
như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy
nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó
kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn
xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ
ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì
vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.
Sự
cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự
kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều
dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi
không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành
quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến
dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần
này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá
đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những
nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.
Người
Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập
Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết
phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ
thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy
cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương
của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc.
__._,_.___
Posted by: Gia Cao <trucgiang01@hotmail.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen