Donnerstag, 9. April 2015

Nghị sĩ nhiều nước gặp gỡ các nhà hoạt động VN bên lề IPU

ĐĂNG NGÀY: 31.03.2015 , MỤC: - TIN NỔI BẬTTIN VIỆT NAM
150331_ipu2015VRNs (31.03.2015) Sài gòn – Bên cạnh việc tham dự các phiên họp tại IPU-132, nghị sĩ đến từ nhiều quốc gia đã tiến hành các cuộc gặp gỡ bên lề với những nhà hoạt động nhân quyền VN.
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh nói cô và 3 người khác hôm 29/3 theo lời mời đã gặp gỡ với các nghị sĩ Đức trong một buổi ăn tối tại Hà Nội. Cô Hạnh cho biết các nghị sĩ ‘đối xử thân thiện’ và ‘muốn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng’ của những nhà hoạt động VN.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cho biết, ông đã tiếp xúc với đoàn nghị sĩ đến từ Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển trong 2 ngày 29 và 30/3. “Đây là các nghị sĩ thuộc các đảng phái khác nhau và trưởng đoàn đều là chủ tịch quốc hội và đều do các đại sứ ở Hà Nội đứng ra tổ chức.”

Theo Thông tấn xã Việt Nam, 1.600 đại biểu đến từ hơn 160 nghị viện đang nhóm họp tại Hà Nội từ ngày 28/3 – 1/4, trong kỳ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132). Các thành viên liên kết, các quan sát viên và nhiều tổ chức quốc tế cũng tham dự sự kiện này.
Tuy nhiên, cô Hạnh cho biết có 2 người khác đã không thể tham dự cuộc gặp đoàn nghị sĩ Đức như dự kiến vì bị ngăn chặn.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong 2 người kể trên, cáo buộc cô và anh Võ Trường Thiện “bị một nhóm an ninh gồm 9 người mặc thường phục ập vào xe, không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào… đưa về trụ sở công an tỉnh Khánh Hòa” khi đang trên đường ra phi trường để ra Hà Nội.
Một số nhà hoạt động khác nói họ cũng không thể gặp các phái đoàn nghị sĩ quốc tế ở Hà Nội như lịch hẹn vì bị ngăn chặn.
Tham gia trong bữa ăn tối gần 2 tiếng với nghị sĩ Đức hôm 29/3, có luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Nguyễn Quang A, vợ của luật sư Lê Quốc Quân bà Nguyễn Thị Thu Hiền và Đỗ Thị Minh Hạnh.
Nội dung cuộc gặp không được cô Hạnh tiết lộ nhưng cô chia sẻ: “Buổi ăn tối trò chuyện rất vui vẻ, thân mật. Họ [các nghị sĩ Đức] không phân biệt mình chỉ là một người dân bình thường và họ là những quan chức cao cấp ở bên nước của họ. Họ đối xử với mình bình đẳng như giữa con người với con người.”
“Bên cạnh đó họ cũng muốn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của mình, những khó khăn mà mình đã trải qua.”
Nhận định về việc các nhà hoạt động khác bị ngăn chặn, cô Hạnh cáo buộc, “đó là một lối mòn, một cách hành xử từ phía dưới lẫn ở trên [mà giới chức trách VN] đã sử dụng để che đậy sự thật.”
Cô nói tiếp: “có lẽ tại VN muốn che giấu tất cả những sự thật, và họ muốn phô trương hay là dựng lên những hình ảnh đẹp về phía họ. Cho nên họ thấy cần phải giấu diếm đi” giới bất đồng chính kiến, giới hoạt động trong nước với quốc tế.
“Ngay cả khi tôi ở trong tù. Khi có những sếp hay phái đoàn nhà nước tới thăm trại giam, thì cán bộ trại giam [tìm cách] giấu đi những tù nhân dám ăn, dám nói, phản đối chính sách của trại giam.”
Cô Hạnh cũng cho biết đã phải đến Hà Nội trước 5 ngày để tránh việc bị ngăn chặn.
20 tổ chức Xã hội Dân sự ở VN trước đó đã cùng ký tên một lá thư ngỏ và cho biết, thời điểm này là cơ hội trình bày một góc nhìn đối lập về Quốc hội VN cho các đoàn nghị sĩ quốc tế nhân dịp IPU-23. 20 tổ chức trên cho rằng, Quốc hội VN là “một công cụ của đảng Cộng sản.”
Trong khi đó, giới chức trách Việt Nam khẳng định, “Quốc hội, nơi đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.”
Đồng thời, “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội” và đây là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen