Một điểm tập ttung rêu đá số lượng lớn tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Số rêu này sau đó sẽ được vận chuyển sang TC. (Ảnh: soha)
Thương lái Tàu Chệt thu mua rêu đá với giá cao :
Những
ngày gần đây người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường
rủ nhau lên rừng lấy rêu đá về phơi khô bán cho thương lái TC với giá
cao, theo Soha đăng tin.
Theo
tin được biết, giữa năm 2014, một số thương lái TC thường xuyên đặt
hàng rêu đá với giá cao và số lượng lớn, nên người dân ở đây đã bất chấp
nguy hiểm, lên rừng lấy về bán.
Thời điểm đầu, họ thu mua từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg rêu khô, hiện nay giá đã giảm xuống một nửa.
Những
người này có hướng dẫn kỹ cách thu hái như: phải lấy rêu đá mọc ra từ
các vách núi, trên những cây cổ thụ sống trong rừng già, sau đó rửa
sạch, đem phơi khô đóng bao.
Do người dân đổ xô đi khai thác nên rêu đá cũng đã dần cạn kiệt, nhiều người đã di chuyển sang các xã lân cận để tìm kiếm.
Rêu đá có 2 loại: một loại màu xanh thẫm và một loại màu xám hơi trắng. (Ảnh: nguoiduatin)
Hiện
nay, không ai biết rêu đá được thương lái TC mua về làm gì. Câu hỏi này
vẫn còn đang bỏ ngỏ, cần cơ quan chức trách sớm vào cuộc nêu rõ ra .
Người dân đổ xô đi bắt giun biển bán cho thương lái TC :
Năm
2014, giữa cái nắng tháng 6 như đổ lửa, tại vùng nuôi tôm tại thôn 4,
xã Quảng Công (Quảng Điền, Huế), người dân đã đổ xô tới đây để săn giun
biển (còn gọi là địa sâm), theo VNE đăng tin.
Những thợ săn giun đến từ các tỉnh như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Được biết, những người này săn lùng giun biển từ huyện Phú Vang ra Hương Trà, Quảng Điền và ra cả tỉnh Quảng Trị.
Thương
lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng/kg giun biển tươi, và 800.000
đồng/kg giun khô. Bình quân một ngày, một người thợ săn kiếm được trên
chục kg. Có gia đình đi cả nhà ra Huế làm nghề này, kiếm tiền triệu mỗi
ngày.
Giun biển khô có giá 800.000 đồng một kg. Khoảng 15kg giun biển tươi sẽ thu được 1kg giun khô. (Ảnh: Nông nghiệp).
Trước
đây, khi mới ra vùng phá ven huyện Quảng Điền, giun biển nhiều vô kể,
chỉ đánh bắt trong cỡ vài tiếng là được cả vài chục cân, nhưng do số
người bắt đông quá nên lượng giun biển đã giảm hẳn.
Đào giun biển sẽ để lại hố trên bãi bồi, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. (Ảnh: Nông nghiệp)
Tại
các địa phương như Phú Diên, Phú Hải (huyện Phú Vang), Lăng Cô (huyện
Phú Lộc) cũng có đội quân vài chục người tham gia săn bắt giun biển.
Tuy nhiên, người dân ở đây không biết được thương lái TC thu mua giun biển để làm gì.
Thương lái TC thu mua cả… sầu riêng non :
Tháng
10/2014, tình trạng thương lái đổ xô về mua sầu riêng non, già để bán
sang TC diễn ra rầm rộ ở xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) đã đẩy
giá sầu riêng lên cao kỷ lục so với 10 năm trở lại đây, theo VTC đưa
tin.
Sầu
riêng ghép các giống Thái Lan (Monthon, Đona, Ri6…) được thương lái mua
tại vườn với giá từ 24.000 – 26.000 đồng/kg. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên
là thương lái mua cả sầu riêng non, già, còn trái nào chín, họ chỉ mua
với giá 15.000 – 17.000 đồng/kg.
Sầu riêng non chất đầy các đại lý thu mua . (Ảnh: nld.com.vn)
Ở
nhiều nhà dân, thương lái còn vào tận vườn để dành giật nhau mua, quả
càng xanh, càng non thì họ càng thích mua, bao nhiêu cũng mua hết.
Hầu hết các chủ vườn sầu riêng tại 2 xã Lộc Thành và Lộc Nam đều được thương lái đến chốt mua với giá cao ngất ngưởng.
“Trước
hành động kỳ quặc của các thương lái là thu mua cả quả sầu riêng non,
chúng tôi đã cảnh báo tới người dân về khả năng thiệt hại về kinh tế.
Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt nên hầu hết người dân đều phớt lờ, tiếp
tục hái trái non đem bán” – báo Giáo Dục dẫn lời ông Lê Mộng Ngọc, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành.
Việc sầu riêng non được thu mua với mục đích gì và bán đi đâu thì hiện người dân và cơ quan chức trách chưa được biết.
Thương lái TC mua ốc bươu vàng miền Tây làm gì?
Tháng 10/2014, người dân đồng bằng sông Cửu Long đã đổ xô đi săn ốc bưu vàng để bán cho các thương lái TC.
Ruột ốc có giá từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng/kg còn nếu bán xổ cả vỏ thì có giá 2.500 đến 3.000 đồng/kg.
Lúc
cao điểm, nhiều người có thu nhập từ 150.000 đến 200.000 đồng/ngày.
Nhiều người dân đã bỏ nghề nuôi cá để chuyển sang bắt ốc bưu vàng, vì
thấy thu nhập của công việc này cao hơn.
Người già, đàn ông, phụ nữ trẻ em chống xuồng đi bắt ốc. Nhiều người đi soi ốc trong đêm.
“Trước
đây, ốc bươu vàng chỉ phục vụ cho nuôi thủy hải sản ở địa phương. Nhưng
từ khi có người săn mua xuất cảng, giá bán loại này đội lên quá cao,
người nuôi cá gặp khó, nhưng nông dân lại có thu nhập ổn định lúc nông
nhàn. Vì thế, ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo và tuyên truyền
cho người dân chỉ được bắt ốc bươu vàng, không vì lợi trước mắt mà thả
nuôi”, – báo Zing dẫn lời ông Phúc, Phó phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ).
Được
biết, ốc bưu vàng là loài phá hoại mùa màng, có sức sinh sản mạnh mẽ,
nếu số lượng quá lớn, mấy chục năm diệt cũng không hết. Nếu thương lái
TC ngừng thu mua thì sẽ gây hậu quả khôn lường.
Vỏ ốc bươu vàng vứt bừa bãi, gây ô nhiễm. (Ảnh: danviet)
Người dân ở đây cho biết, thương lái TC không nói mục đích của việc thua mua này.
Người dân thu gom… đỉa bán cho thương lái TC để làm giàu:
Giữa
năm 2013, thương lái TC đã tích cực thu mua đỉa tại các tỉnh từ Vĩnh
Phúc đến Hà Nội. Họ đã đẩy giá lên rất cao, khiến người dân bỏ cả việc
đồng áng để đi săn đỉa. Nhà nhà, người người kéo nhau đi bắt đỉa về bán.
Có 3, 4 xóm, người dân chỉ tập trung đi bắt đỉa.
Giá đỉa từ 650.000 đến 700.000 đồng/kg.
Người
dân bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các
đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì
chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay
biết.
Người dân đổ xô đi bắt đỉa về bán. (Ảnh: baodatviet)
Nhiều
người dân tại huyện Quế Phong (Nghệ An) đã bỏ bê ruộng vườn quay sang
nuôi đỉa khắp ao hồ, đồng ruộng để bán cho thương lái TC với giá không
dưới 200 ngàn/kg.
Giá đỉa từ 650.000 đến 700.000 đồng/kg. (Ảnh internet)
Tuy
nhiên, sau một thời gian, khi bà con nông dân đã tích trữ được một
khối lượng đỉa rất lớn thì những “con buôn” này đột nhiên ngừng mua,
đẩy bà con nông dân vào thế điêu đứng vì đã trót đầu tư, để lại
nhiều cánh đồng lúc nhúc đỉa.
Ngoài
ra, thương lái TC còn thu mua rất nhiều thứ lạ đời như: lá mảng cầu,
phân trâu khô, rễ sim, cây phong ba, cây ngâu, hạt chè v.v… Có những bài
học người dân chỉ rút được ra một thời gian sau khi khai thác ồ ạt
những thứ mà thương lái TC thu gom, có những ‘nhu cầu’ của họ vẫn còn là
một ẩn đố đối với người dân và các nhà chức trách.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen