Trong số những ngày tháng đáng nhớ nhất của lịch sử Việt
Nam thời hiện đại, Ngày Quốc Hận 30.4.75 là ngày đánh thức những đau
đớn tột cùng, những kỷ niệm kinh hoàng nhất của đông đảo người Việt trên
khắp thế giới. Vì vậy, mỗi năm bước vào tháng Tư, hầu hết người Việt
đều có những suy tư, ám ảnh, hồi tưởng, cùng những trăn trở, thao thức
nhớ lại những kỷ niệm thương tâm, những tử biệt sinh ly, của
những người thân yêu còn sống hoặc đã khuất. Đặc biệt, năm nay, đúng 40
năm kể từ khi cộng sản chiếm được Sàigòn, Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 đã có
một giá trị đặc biệt đối với người Việt trong nước cũng như hải ngoại.
Mỗi
năm đến tháng Tư, các cơ quan truyền thông, ngôn luận trên thế giới,
nhất là truyền thông Việt ngữ, đều có bài và hình ảnh xoay quanh đề tài
chiến tranh Việt Nam. Tuy cùng một sự kiện, một biến cố lịch sử, mỗi tờ
báo, mỗi đài truyền hình, truyền thanh, mỗi tác giả, tùy theo vị thế
chính trị, sự hiểu biết và góc độ đứng khác nhau, đều có những dị biệt
nhất định trong việc mô tả, đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh
đó, thời gian 40 năm, cùng những biến đổi trên thế giới, chuyển biến
trong nhân tâm, trong nhận thức, cũng là những yếu tố quan trọng khiến
nhiều người, nhiều báo chí, ký giả... có những thay đổi trong việc nhìn
nhận và đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong số đó, có những thay
đổi, không hẳn là kết quả của một thái độ khách quan hơn, khôn ngoan
hơn, đến gần chân lý hơn, mà nhiều khi lại là hậu quả của sự suy thoái
lý trí, nghiêng ngửa lập trường, cùn nhụt nhuệ khí, mòn mỏi lương tâm,
nhân nhượng trước thế lực kim tiền, danh vọng... do cộng sản thao túng.
Hiển
nhiên, 40 năm là một thời gian đủ dài để mỗi người Việt Nam đủ bình
tĩnh có những suy nghĩ chín chắn về nguyên nhân, diễn tiến cùng những
hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, và vai trò, trách nhiệm cùng chỗ
đứng của mình trong cuộc chiến tranh đó.
Nhân
dịp tưởng niệm 40 năm Quốc Hận 30 tháng 4, chúng tôi xin trình bầy cùng
quý vị những gì chúng tôi đã son sắt một lòng tin tưởng trong suốt gần
nửa thế kỷ, cùng những suy nghĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hy vọng,
bài viết của chúng tôi sẽ được bạn đọc đóng góp, chia sẻ.
CHIẾN TRANH VN LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG CS XÂM LĂNG
Suốt
thời gian chiến tranh Việt Nam cũng như sau khi chiến tranh Việt Nam
kết thúc, quan điểm cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến
đã hiện diện trong đầu óc phần đông người ngoại quốc cũng như một số
người Việt thuộc loại ba phải, hoặc thành phần thứ ba, hoặc thân cộng.
Nguyên nhân chính dẫn đến quan điểm này là do họ không hiểu rõ bản chất
của cuộc chiến tranh Việt Nam, tham vọng của đảng cộng sản Việt Nam và
chính sách xuất cảng cách mạng nhuộm đỏ toàn cầu của cộng sản quốc tế.
Thực
tế, nếu nhìn vào bản chất cùng nguyên ủy dẫn đến cuộc chiến tranh Việt
Nam ta sẽ thấy đó là một cuộc chiến tranh xâm lăng do cộng sản Bắc Việt
chủ trương với sự hậu thuẫn của CS quốc tế. Nếu nội chiến là cuộc chiến
tranh bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các thế lực trong
một quốc gia thì trái lại, xâm lăng là cuộc chiến tranh của một quốc gia
nhằm thôn tính bờ cõi, lãnh thổ một quốc gia khác có chủ quyền.
Trong
chiến tranh VN, ngay từ năm 1954 dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế,
cộng sản VN đã cố tình gài người ở lại miền Nam với trách nhiệm phá
hoại, nằm vùng hậu thuẫn cho cuộc xâm lăng thôn tính Miền Nam sau này.
Đến nghị quyết hội nghị lần thứ 15 của ban chấp hành trung ương đảng
cộng sản khóa 2 thông qua vào tháng 1 năm 1959 cũng ghi rõ sách lược đưa
bộ đội chính quy cùng vũ khí của Nga, Hoa từ Bắc vô Nam để thực hiện
cuộc xâm lăng Miền Nam. Thi hành nghị quyết này, không đầy 5 tháng sau,
ngày 19 tháng 5 năm 1959, cộng sản Hà Nội cho thành lập tuyến đường vận
tải quân sự chiến lược gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Kể từ đó, binh
lính, vũ khí lũ lượt đổ vào Nam. Hậu quả của việc đưa người, vũ khí vào
Nam đã dẫn đến một loạt biến cố tại Bến Tre, Ấp Bắc vào cuối năm 1959,
đầu năm 1960.
Ngày
nay, ngay cả những trang web điện tử chính thức của CSVN cũng xác nhận,
sự hiện diện của cái gọi là “Quân đội nhân dân Việt Nam” và đảng cộng
sản Việt Nam tại Miền Nam ngay từ cuối thập niên 1950. Cụ thể, trang web
của chính phủ VC đã ghi rõ, tại Cà Mâu năm 1961, Nguyễn Tấn Dũng 12
tuổi đã “tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam”, và được kết nạp đảng CSVN
ngày 10.6.67.
Như
vậy rõ ràng đây là một cuộc chiến xâm lăng mà cộng sản quốc tế gọi là
xuất cảng cách mạng nhằm thôn tính Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có
chủ quyền, có dân, có chính phủ và quốc gia đó đã được quốc tế công
nhận. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức bù nhìn do cộng sản nặn
lên, nhằm tạo cho cuộc chiến tranh tại Miền Nam là một cuộc nội chiến đã
hoàn toàn bị rữa nát và bị chính cộng sản Hà Nội khai tử ngay sau khi
chiếm được Miền Nam.
Đồng
ý phần lớn những người tham gia cuộc chiến tranh VN ở cả hai bên chiến
tuyến đều là người Việt Nam, nhưng điều đó không phải là yếu tố then
chốt để kết luận cuộc chiến tranh đó là cuộc nội chiến. Nếu chỉ căn cứ
vào yếu tố đồng chủng ở hai bên chiến tuyến mà đi đến kết luận đó là
cuộc nội chiến thì e rằng, nếu Trung Cộng xua quân đánh Hồng Hồng Kông,
Ma Cao, Đài Loan, hoặc Bắc Hàn xua quân chiếm Nam Hàn... ta cũng cho đó
là những cuộc nội chiến hay sao?
Rõ
ràng, bất cứ ai hiểu rõ bản chất của đảng cộng sản, tiểu sử của Hồ Chí
Minh cùng diễn biến của cuộc chiến tranh Việt Nam, đều phải thừa nhận,
chính cộng sản Bắc Việt, đứng đầu là Hồ Chính Minh đã gây nên cuộc chiến
Tranh Việt Nam, khiến mấy triệu người bị thảm tử và đất nước Việt Nam
bị lạc hậu cả nửa thế kỷ so với thế giới.
Tháng 3 năm 2000., trong một bài viết trên tờ tuần báo Việt Mercury, nhan đề "Một quan điểm về vụ Triển lãm chân dung Hồ Chí Minh" của Trần Trường tại Hoa Kỳ, ông Robert Templer đã xác nhận một sự thật kinh hoàng: “Chính Hồ Chí Minh đã khởi sự một cuộc chiến tranh sát hại 3 triệu người Việt Nam".
Ông Robert Templer là một người ngoại quốc, nhưng là một nhà trí thức
có tầm cỡ lại được sống tại Việt Nam, giao tiếp với những người cộng
sản, nên ông đã nhận ra vai trò cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh và
nguyên nhân đích thực dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đúng
ra, vai trò và bản chất cộng sản quốc tế trong con người Hồ Chí Minh
không phải chỉ bắt đầu khi cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam mở màn vào
năm 1959, mà đã bắt đầu ngay từ khi Hồ Chí Minh tham gia hội nghị thành
Tours của Đảng Xã Hội Pháp vào ngày 25 tháng 12 năm 1920. Lúc đó Hồ Chí
Minh mới trên dưới 25 tuổi. Tại hội nghị này, Hồ Chí Minh đã đọc diễn
văn kêu gọi tuyên truyền tư tưởng cộng sản trong các nước thuộc địa bao
gồm cả Việt Nam.
Trong
đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản được tổ chức tại Mạc Tư Khoa từ
17.6 đến 8.7.1924, Hồ Chí Minh với tư cách đại biểu của đảng cộng sản
Pháp cũng đã đọc một bản tham luận cho rằng, "vấn đề giải phóng dân tộc chỉ là một bộ phận của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản". Sau này, trong một bài viết nhan đề, "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lenin" Hồ Chí Minh cũng đã cho rằng, "Chỉ
có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ."
Đây
là một quan niệm sai lầm và cực kỳ nguy hiểm. Chính vì quan niệm sai
lầm này nên chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã vội vã dùng Hồ Chí Minh như là
một lá bài trong mưu toan bành trướng thế lực cộng sản quốc tế tại Việt
Nam. Và cũng vì vậy, Hồ Chí Minh đã xách động một cuộc chiến tranh xâm
lăng Miền Nam kéo dài suốt 16 năm trong khi những quốc gia khác trong
vùng Đông Nam Á, với tinh thần quốc gia thuần túy, đã thực hiện cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc thành công và phát triển thịnh vượng để
trở thành những quốc gia phú cường, mà không cần tới chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.
Trong
thời gian trên dưới một thập niên, từ cuối thập niên 1940 đến đầu thập
niên 1950, cộng sản quốc tế, cụ thể là cộng sản Tàu và Nga đã cố tình
xuất cảng cách mạng, hay nói cách khác, đã xâm lăng dưới chiêu bài khởi
nghĩa, đồng khởi, nổi dậy, giải phóng, tại một loạt các quốc gia trên
thế giới trong đó có Burma, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương... May mắn,
những quốc gia này không có những lãnh tụ cộng sản cáo già như Hồ Chí
Minh và họ cũng không giống Việt Nam cùng chung biên giới với Trung
Cộng, nên các quốc gia đó đã thoát khỏi thảm họa thôn tính của cộng sản.
Trong
khi ông Robert Templer hiểu rõ bản chất của Hồ Chí Minh thì rất tiếc,
một số người Việt Nam lại không hiểu như vậy. Thậm chí, có người còn
ngây thơ cho rằng, Hồ Chí Minh là một người quốc gia chân chính, một
người Việt yêu nước nồng nàn. Có người còn ấu trĩ tới độ cho rằng, chỉ
vì Mỹ thờ ơ trước nguyện vọng của Hồ Chí Minh nên Việt Nam mới rơi vào
qũy đạo cộng sản. Những người Việt ngây thơ này đã viện dẫn, vào tháng
9, tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết cả chục lá thư cho tổng thống
Truman xin Mỹ bảo hộ cho Việt Nam. Nếu lúc đó tổng thống Truman quan tâm
đến nguyện vọng của Hồ Chí Minh, hai dân tộc Việt Mỹ đã không phải trải
qua một cuộc chiến dai dẳng và nghiệt ngã.
Hồ
Chí Minh viết thư cho Truman là chuyện có thật. Tuy nhiên, khi viết
những lá thư đó, Hồ Chí Minh chỉ có ý muốn dùng Mỹ hất cẳng Pháp, giành
"độc lập" cho Việt Nam, để rồi sau đó, một khi Việt Nam không còn là
thuộc địa của Pháp, Hồ Chí Minh sẽ quay ra phản bội Mỹ, biến Việt Nam
thành chư hầu của cộng sản Nga, Tàu. Thời gian đó, Mỹ biết rõ tiềm lực
của Việt Minh, uy tín của Hồ Chí Minh đồng thời cũng biết y là con bài
của cộng sản quốc tế, nên tổng thống Truman đã không chấp thuận hậu
thuẫn Hồ Chí Minh. Có điều, Mỹ chọn con đường hậu thuẫn Pháp ngăn chặn
làn sóng đỏ tại Việt Nam, trên phương diện toàn cầu, chiến lược đó đúng,
nhưng trong bối cảnh chống thực dân, giải phóng đất nước của người Việt
Nam vào thời điểm ấy, chọn lựa đó là một sai lầm. Việc Mỹ chọn Pháp là
đồng minh đã khiến cộng sản thành công phần nào trong việc tuyên truyền,
đồng hóa Mỹ với Pháp, kẻ đã xâm lăng và đô hộ trên đất nước Việt Nam
suốt một thế kỷ. Hậu quả, CS Hà Nội đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm
lăng Miền Nam, dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, được nhiều người hiểu
lầm cho rằng “nội chiến”.
VNCH KHÔNG PHẢI LÀ TAY SAI CỦA ĐẾ QUỐC
Quan
niệm thứ hai khá phổ biến cho rằng cả hai bên, cộng sản Miền Bắc và
người Việt quốc gia ở Miền Nam, đều là tay sai của đế quốc. Nhiều người
lý luận, cả CS Hà Nội lẫn VNCH đều nhận sự giúp đỡ của các cường quốc,
nên đều là "tay sai" của các đế quốc.
Nhà văn nữ cộng sản Dương Thu Hương cũng rêu rao, "Bộ
đội Bắc Việt dùng súng của Nga, Tàu trong khi người lính Miền Nam dùng
súng của Mỹ, Pháp, cùng lao vào bắn giết nhau trong một trò chơi cay độc
và tàn nhẫn nhất của tạo hóa."
Sự
thực, chiến tranh Việt Nam hoàn toàn không phải là "trò chơi của tạo
hóa" mà là một cuộc chiến do con người gây ra. Con người đó là Hồ Chí
Minh, là cộng sản Hà Nội, những người từng có thời được Dương Thu Hương
ca ngợi, cổ võ như những anh hùng.
Thực
tế, nhìn vào cuộc chiến tranh VN, ta phải thừa nhận, nếu không có sự
hậu thuẫn của Hoa Kỳ và đồng minh, chắc chắn cộng sản Hà Nội với sự hậu
thuẫn tối đa tiền của, vũ khí của cộng sản Nga, Tàu, đã thôn tính Miền
Nam từ lâu. Và như vậy, thảm trạng cải cách ruộng đất sẽ xảy ra không
phải chỉ ở Miền Bắc mà còn cả ở Miền Nam.
Đồng
ý, chính cuộc chiến tranh Cao Ly trên bờ sông Áp Lục vào cuối năm 1950
đã khiến Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách nhằm phong tỏa sự bành trướng
của chủ nghĩa cộng sản quốc tế tại vùng Á Châu. Đó là lý do khiến tổ
chức liên minh phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) được thành lập vào năm 1954.
Trong chiều hướng đó, việc Hoa Kỳ và quân đồng minh tham chiến tại Việt
Nam chính là nằm trong sách lược ngăn chặn làn sóng đỏ trên toàn cầu
của Hoa Kỳ chứ không thuần túy chỉ vì giúp Việt Nam.
Tuy
nhiên, ta phải đồng ý, trên một số phương diện, sách lược đó của chính
phủ Mỹ đã phù hợp với quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Vì vậy sự hy sinh
của trên 50 ngàn quân nhân Mỹ và sự đóng góp xương máu của hàng trăm
ngàn lính Mỹ và Đồng Minh, trong cuộc chiến Việt Nam phải được thừa nhận
là những hy sinh qúy báu bảo vệ tự do, dân chủ cho xã hội Miền Nam
trong suốt 20 năm. Chính nhờ sự hy sinh về tính mạng và tiền của đó nên
Miền Nam đã sản sinh được một thế hệ lớn lên trong tự do dân chủ và hàng
chục triệu người Miền Nam có cơ hội hiểu được thế nào là tự do dân chủ.
Đồng ý, trong hai mươi năm đó, tại Miền Nam, vì sự lũng đoạn của Phật
giáo qua sự giật dây của VC, đã khiến xã hội Miền Nam trải qua những
giai đoạn khủng hoảng thiếu dân chủ. Nhưng khi cộng sản chiếm được Miền
Nam, bất cứ người Miền Nam nào cũng phải thừa nhận, ngay cả những ngày
tháng đen tối nhất, mất tự do nhất trong xã hội Miền Nam trước đây cũng
còn tốt gấp vạn lần so với cái gọi là "độc lập tự do" mà những người
cộng sản đem vô.
Đồng
ý, trong khi giúp đỡ VN, một số tướng lãnh, nhân viên hành chánh, ngoại
giao Hoa Kỳ đã có những sai lầm nhất định trong quan hệ, quan niệm,
phương thức hành xử quyền lực; Một số quân nhân các cấp Hoa Kỳ cũng đã
vi phạm những sai lầm về quân phong, quân kỷ; Tuy nhiên, vượt lên trên
tất cả những sai lầm không thể tránh khỏi đó, chúng ta phải đồng ý, sự
giúp đỡ của Hoa Kỳ và đồng minh đối với Việt Nam Cộng Hòa là sự giúp đỡ
chính đáng với mục tiêu tốt đẹp. Sự giúp đỡ đó cũng tương tự kế hoạch
viện trợ Marshall trên 13 tỷ Mỹ kim để tái thiết Châu Âu thời hậu thế
chiến 2. Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng tương tự như sự hiện
diện của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Nam Hàn, Tây Đức trong suốt nửa thế kỷ
qua, tại Bosnia, A Phú Hãn, Kuwait, Haiti, Kosovo, Iraq... trong thời
gian gần đây.
Dĩ
nhiên, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ bao giờ cũng phải song song với những
quyền lợi, ảnh hưởng nhất định cho chính Hoa Kỳ trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự... Tuy nhiên, bản chất thể chế
chính trị của Hoa Kỳ xưa nay là thể chế cộng hòa lập hiến trong đó
quyền tự do cá nhân được bảo vệ bằng hiến pháp và Hoa Kỳ là quốc gia có
truyền thống tôn trọng những giá trị tinh thần cũng như quyền tự quyết
của các dân tộc.
Bằng
cớ hiển nhiên nhất, quân đội Mỹ đã có mặt tại Nam Hàn từ năm 1950, tại
Nhật, Tây Đức từ năm 1945, nhưng Mỹ không hề đóng vai trò đế quốc đầu
sỏ, bắt dân tộc Nhật, Đức, Đại Hàn bắn giết lẫn nhau. Và tuy ôm ấp tham
vọng bành trướng, thôn tính, cộng sản Đông Đức và cộng sản Bắc Hàn đã
không hiếu chiến, hiếu sát và đần độn đến độ xua quân xâm chiếm Tây Đức,
Nam Hàn. Hai miền nước Đức thống nhất không đổ một giọt máu; Hồng Kông,
Ma Cao sáp nhập với Trung Cộng không tốn một viên đạn, và hiện tại hai
miền Nam Bắc Hàn chấp nhận ngồi lại để thương thuyết thống nhất đất
nước. Đó là những thực tế hiển nhiên, chứng tỏ việc cộng sản Hà Nội
thống nhất Việt Nam bằng cuộc chiến tranh xâm lăng khiến 4 triệu người
Việt thảm tử, là một sai lầm nghiêm trọng, lịch sử dân tộc Việt Nam vĩnh
viễn không thể tha thứ. Nếu CS Hà Nội không xâm lăng, Miền Nam - với sự
phú cường thịnh vượng khiến Thủ Tướng Lý Quang Diệu phải ước mơ từ năm
1960 - đã phát triển vượt xa Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan...
CỘNG SẢN CŨNG LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC???
Quan niệm cho rằng "cộng sản cũng là người yêu nước"
là một quan niệm ấu trĩ nhưng lại có màu sắc thời thượng được những
người tự mệnh danh là trí thức trong xã hội Tây Phương cổ súy. Quan niệm
này cũng bàng bạc trong tâm trí những người Việt hải ngoại xu thời lúc
chạy theo Hoàng Văn Hoan, lúc xun xoe bên cạnh Bùi Tín. Đặc biệt, một số
tổ chức chính trị tại hải ngoại, ôm ấp ảo tưởng chia ghế với VC, trong
đó có Liên Minh Dân Chủ VN của ông Ngô Thanh Hải, cũng tung hô VC là
người yêu nước, cần phải bắt tay để chống “hiểm hoạ Bắc phương”.
Ngoài
ra, những người cộng sản tự nhận là "cộng sản chân chính" cũng luôn
luôn cho họ là những người yêu nước. Xu hướng thời thượng mù quáng "cộng sản cũng là người yêu nước" này cũng giống hệt như thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha có nhiều thành phần khoa bảng Tây Ban Nha cho tên đồ tể Stalin là "nơi nương tựa của hòa bình thế giới" là "ông già Noel thời hiện đại".
Nó cũng giống hệt như một số thành phần tự mệnh danh là trí thức nhưng
chung thân bất mãn tại Miền Nam trước kia và hiện nay tại hải ngoại đi
đâu cũng tỏ ra thần phục Hồ Chí Minh, tên đồ tể làm đủ chuyện đồi bại kể
cả chuyện lấy vợ nhưng khai độc thân, ăn cắp văn thơ của người khác bảo
là văn thơ của mình, viết sách tự ca ngợi mình rồi dán tên người
khác...
Vậy cộng sản, nhất là người cộng sản chân chính, có bao giờ là người yêu nước hay không? Xin thưa, đã
là người "cộng sản chân chính" thì không bao giờ là người yêu nước, vì
họ đã thấm sâu trong tim óc tinh thần "quốc tế vô sản".
Ngay từ khi bản "Tuyên ngôn đảng cộng sản" được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 2 năm 1848, Karl Marx, thủy tổ của chủ nghĩa cộng sản đã khẳng định: Một
thế giới đại đồng của những người vô sản sẽ được thiết lập trên căn bản
không còn biên cương quốc gia và mọi người đều vô tổ quốc, vô gia đình,
vô tôn giáo.
Sau này, trong hàng trăm ngàn tấn tài liệu, chính sách, giáo điều, sách
báo của cộng sản thế giới, trong đó có cả cộng sản Việt Nam, đều nhắc
đi nhắc lại quan niệm tam vô trên và nhấn mạnh, người
cộng sản phải là người đặt quyền lợi của đảng và phong trào cộng sản
quốc tế lên trên quyền lợi quốc gia, gia đình và cá nhân.
Đồng
ý, trong những nước cộng sản cai trị, đại đa số dân chúng đều là những
người yêu nước. Nhưng chắc chắn những người yêu nước đó không thể nào là
những người cộng sản. Nói tóm lại, đã là người yêu nước chân chính thì
không thể nào là người tôn thờ chủ nghĩa cộng sản. Và ngược lại nếu đã
tôn thờ chủ nghĩa cộng sản thì không thể nào là người yêu nước chân
chính. Còn những ai tự nhận mình vừa là người cộng sản lại vừa là người
yêu nước thì người đó hoặc không thành thực, hoặc chẳng là cả hai mà chỉ
là kẻ xu thời.
TRONG CHIẾN TRANH VN, CẢ HAI CÙNG TÀN BẠO NHƯ NHAU
Một
số người Việt tại hải ngoại cho rằng, trong chiến tranh Việt Nam, phía
Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ cũng có những hành động tàn bạo không kém phía
cộng sản. Một số người thuộc loại "trí thức tháp ngà" không hề trải qua
thực tế khói lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam, sau thời gian tìm tòi
trong sách vở, chui rúc trong thư viện, cũng vội tuyên bố: Mỹ đã phạm tội diệt chủng tầy trời tại Việt Nam!
Đồng
ý, trong chiến tranh, việc bom rơi đạn lạc, người vô tội bị giết ở cả
hai bên đều là điều không thể tránh khỏi. Đồng ý, trong chiến tranh, ở
cả hai bên đều có những cá nhân, hay những đơn vị, vì căm thù, hoặc vì
tình huynh đệ chi binh, thương xót đồng đội bị thảm tử, hoặc sống trong
trạng thái kinh hoàng, khủng hoảng... mà có những hành động tàn nhẫn
giết cả người vô tội. Tuy nhiên, có hai điểm quan trọng ta cần phải nêu
lên ở đây.
Điểm thứ nhất,
đứng về bản chất, chủ nghĩa cộng sản luôn luôn thừa nhận giáo điều,
"cứu cánh biện minh cho phương tiện". Giáo điều này nói một cách nôm na
là nếu phải giết chết một làng toàn con nít để cứu đảng, cách mạng và
lãnh tụ, người cộng sản sẽ vui vẻ làm. Xuất phát từ giáo điều này, cộng
sản đã có cả một đội ngũ văn nô, ký nô quảng cáo rùm beng triết lý vợ
sẵn sàng hy sinh chồng, mẹ sẵn sàng hy sinh con, con sẵn sàng tố cha
mẹ... để bảo vệ lợi ích cách mạng và thế giới đại đồng cộng sản.
Tiêu
biểu loại văn chương phi nghĩa, phi nhân này là tác phẩm Hòn Đất của
Anh Đức, một tác phẩm trong đó có đoạn mô tả một bà mẹ Miền Nam chuốc
rượu cho con uống say rồi gọi du kích về hành quyết con trai. Cũng từ
quan niệm trên, hệ thống tòa án cánh mạng của cộng sản luôn luôn sẵn
sàng làm cái việc "giết nhầm ngàn người vô tội còn hơn bỏ sót một người có tội".
Bên cạnh đó, chủ nghĩa cộng sản với giáo điều duy vật biện chứng pháp
loại bỏ sự hiện hữu của tôn giáo, của linh hồn, của thế giới đời sau, đã
khiến người cộng sản dễ trở thành những tên đồ tể sẵn sàng nhúng tay
vào máu mà không hề thấy lương tâm cắn rứt, không hề lo ngại sẽ bị trừng
phạt khi sang bên kia thế giới.
Trái
lại, trong xã hội tự do, bao gồm cả Việt Nam Cộng Hòa, giáo điều phi
nhân trên không thể nào có đất đứng. Nguyên tắc tố tụng của các xã hội
tự do dân chủ là "thà tha nhầm còn hơn giết nhầm".
Xã hội tự do dân chủ cũng không chấp nhận quan niệm "cứu cánh biện minh
cho phương tiện". Xã hội tự do dân chủ cũng nhìn nhận sự hiện hữu của
tôn giáo, linh hồn và thế giới đời sau cùng những sự thưởng phạt công
minh dành cho những việc làm phải trái, đúng sai của một người khi còn
sống trên dương thế.
Chính
từ hai quan niệm giáo dục khác biệt như vậy, nên chế độ cộng sản đã đào
tạo một hàng ngũ cán bộ rất sắt máu, tàn nhẫn và không từ chuyện gì là
không làm, và làm một cách thanh thản thoải mái trên căn bản triết lý
"duy vật biện chứng pháp", nghĩa là không có thần, thánh, ma qủy, linh
hồn gì cả. Trái lại, trong các quốc gia tự do dân chủ, ngay cả những
người vì phận sự phải làm những việc hành quyết tội nhân, họ cũng cảm
thấy bị dầy vò, đau khổ, ăn không ngon, ngủ không yên. Khác biệt quan
trọng này đã khiến mức độ gây tội ác tại các nước cộng sản lên đến mức
kỷ lục.
Bằng
chứng, nhìn vào những cuộc thảm sát tập thể rùng rợn nhất trong lịch sử
hiện đại, ta thấy có tới 90% xảy ra tại những quốc gia cộng sản. 10%
còn lại xảy ra tại các quốc gia độc tài chuyên chế. Riêng tại các quốc
tự do dân chủ, nếu có xảy ra những vụ giết người kinh tâm động phách chỉ
là những trường hợp lẻ tẻ chứ không khi nào có những cuộc thảm sát tập
thể do chính phủ thực hiện khiến mấy triệu người bị giết như cộng sản
Căm Bốt đã làm; mấy chục triệu người bị thanh toán như ở Trung Cộng thời
cách mạng văn hóa; hay cả triệu người bị mất tích âm thầm tại Nga thời
Stalin... Còn tại Việt Nam, hàng trăm ngàn người bị CS giết trong những
cuộc thảm sát thời kỳ cải cách ruộng đất, hay VC chôn sống bao nhiêu
thường dân vô tội ở Huế... cũng là những chuyện rất thường.
Điểm thứ hai,
sự trừng phạt đối với kẻ gây nên tội. Đối với các quốc gia tự do dân
chủ, nếu một quân nhân, bất kể to hay nhỏ, nếu giết người vô tội dù là
vô tình hay cố ý, quân nhân đó chắc chắn sẽ bị truy tố ra tòa án quân
sự. Vụ án Mỹ Lai chấn động thế giới đã chứng minh quan điểm này. Trái
lại, với cộng sản, từ xưa đến nay, ở bất cứ quốc gia cộng sản nào cũng
không hề xảy ra tình trạng một cán bộ cộng sản cao cấp bị truy tố ra tòa
về tội thảm sát người vô tội. Ngay cả những tên đồ tể cộng sản giết mấy
triệu người Căm Bốt, thanh toán hàng trăm ngàn người chống đối tại Nga,
hay những tên đầu sỏ soạn thảo chính sách cải cách ruộng đất giết hàng
trăm ngàn người tại miền Bắc cũng đều thanh thản sống cuộc sống đế vương
cho đến khi chết. Còn nếu có lãnh tụ cộng sản nào bị giết, thường là
hậu quả của những cuộc thanh toán chính trị, không phải là từ sự thưởng
phạt nghiêm minh của công lý.
Cũng
vì sự khác biệt căn bản đó, nên một người lính Mỹ, dù là vô tình giết
người vô tội tại Mỹ Lai, cũng ăn năn hối hận suốt đời. Trái lại, những
người lính VC, dù đã cố ý giết mấy ngàn người vô tội tại Huế Tết Mậu
Thân, cho đến nay ngót nửa thế kỷ trôi qua, không một ai tỏ ra ăn năn
xám hối.
KẾT LUẬN
Có
thể nói, bi kịch lớn nhất của chiến tranh Việt Nam là VC - kẻ ác, kẻ
phi nghĩa - đã chiến thắng. Bi kịch đó đã tạo nên không biết bao nhiêu
thảm kịch cho Việt Nam trong suốt 40 năm hậu chiến, và sẽ còn tiếp tục
gây nên ngàn vạn cơn thác loạn cho dân tộc VN trong tương lai.
Vì
vậy, thái độ đúng đắn nhất của tất cả những người Việt Nam, đặc biệt
người cộng sản, là hãy cùng mạnh dạn nhìn thẳng vào cuộc chiến để nhận
ra ai đúng ai sai, ai chính nghĩa, ai phi nghĩa. Tìm đến cái đúng sai ở
đây không phải để trả thù mà là rút ra những bài học đau thương, ngỏ hầu
dân tộc Việt Nam sớm thoát khỏi sai lầm hiện đang sa lầy: Tôn thờ một
chủ nghĩa phi dân tộc như chủ nghĩa cộng sản. Một khi chuyện đúng sai
trong cuộc chiến tranh VN đã minh bạch và những người cộng sản đã chấp
nhận từ bỏ những tư tưởng phi dân tộc, khi đó mọi người Việt Nam mới
thanh thỏa cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước.
Tội
lỗi gây ra trong quá khứ chỉ đáng được tha thứ khi nào những người làm
nên tội có thiện chí, biết nhìn nhận lỗi lầm của họ và chấp nhận sự
thưởng phạt nghiêm minh của công lý. Nếu Đức Giáo Hoàng đã biết xin lỗi
cho những lầm lỡ, tội lỗi do Thiên Chúa Giáo gây nên cách đây cả ngàn
năm; nếu Nhật Hoàng và thủ tướng Nhật đã biết xin lỗi các quốc gia Á
Châu về những tang thương nước Nhật đã gây ra thời Đệ Nhị Thế Chiến,...
thì tại sao những người cộng sản Việt Nam lại không có đủ can đảm để xin
lỗi những tội lỗi mà họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam suốt cả gần thế
kỷ? Nếu lãnh tụ Nelson Mandela đã chủ trương thực hiện sự thưởng phạt
nghiêm minh của công lý đối với những kẻ phạm tội tại Nam Phi trước đó
cả mấy chục năm; cũng như những tên CS có tội tại Đông Đức đã phải ra
trước vành móng ngựa, thì tại sao những kẻ đã nhúng tay vào máu của hàng
trăm ngàn người vô tội tại Việt Nam trong thời cải cách ruộng đất, tại
Huế trong thời chiến tranh Việt Nam... lại không chịu sự thưởng phạt
công minh của công lý? Tại sao, chính phủ cộng sản Hà Nội kêu gào người
Việt hải ngoại quên quá khứ trong khi chính họ vẫn rêu rao đòi Mỹ phải
bồi thường chiến tranh Việt Nam, phải giúp đỡ các nạn nhân của chất độc
da cam mà Mỹ đã gây ra cách đây hơn 40 năm? Và tại sao trong khi cộng
sản Hà Nội vẫn ra rả đòi Mỹ có trách nhiệm bồi thường nạn nhân của cuộc
chiến tranh do chính cộng sản chủ xướng, thì họ lại cố tình tảng lờ
không chịu trả lại nhà cửa, đất đai, của cải mà họ đã tịch thu của hàng
triệu người Việt trong nước cũng như hải ngoại? Và tại sao trong cộng
đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, có những người đã từng là nạn nhân của
cộng sản, từng có thân nhân bị cộng sản thảm sát trong chiến tranh,
từng biết rõ cộng sản là thủ phạm gây nên không biết bao cuộc thảm sát
tại Việt Nam, nay chính những người đó, lại lớn tiếng kêu gọi mọi người
quên tất cả để cùng bắt tay với cộng sản?
Tội lỗi trong quá khứ có thể tha thứ nhưng không thể quên.
Lịch sử của một dân tộc không thể nào hoàn chỉnh nếu không có quá khứ.
Nước Nhật vẫn có đài tưởng niệm những nạn nhân chiến tranh tại
Hiroshima; ngọn lửa tưởng nhớ những người Do Thái bị thảm sát trong các
lò thiêu người của Đức Quốc Xã vẫn liên tục cháy; sử sách của mỗi dân
tộc đều ghi rõ công tội của các nhân vật cùng những biến cố quan trọng
của lịch sử... Như vậy không có lý gì người Việt Nam lại cố tình quên đi
những trang sử bi thương của dân tộc cùng những tội lỗi tày trời do
chính người CSVN gây ra cho người Việt.
Với
niềm tin son sắt như vậy, tôi thành tâm cho rằng, khi nào chuyện đúng
sai trong cuộc chiến tranh Việt Nam chưa thực sự ngã ngũ mà mình đã vội
vã khâm liệm, ngoảnh mặt quay đi, khiến những kẻ sai vẫn vênh váo kiêu
căng cho mình là đúng trong khi những người đúng vẫn bị chụp mũ làm tay
sai đế quốc, khi đó dân tộc Việt Nam chưa thể nào thực sự hòa hợp, hòa
giải và đoàn kết.
Lịch
sử của một dân tộc bao giờ cũng công minh trong việc đánh giá công và
tội các nhân vật lịch sử. Hiện tại, và ngay cả tương lai mấy chục năm
nữa, với sự a dua của những kẻ trí thức xu thời vô lương tâm, cộng sản
có thể thao túng quyền lực, cố tình bóp méo lịch sử. Nhưng chắc chắn sẽ
có ngày lịch sử trả lại chân diện đích thực, công tội đích thực cho các
nhân vật, phe phái trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nước Nga, sau mấy
chục năm, thần tượng Stalin hiện nguyên hình tên đồ tể; sau 70 năm thần
tượng Lenin sụp đổ. Vì vậy, những tên đồ của dân tộc Việt Nam như Hồ Chí
Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp... không sớm thì muộn cũng sẽ bị nghiền
nát dưới bánh xe lịch sử.
Hữu Nguyên
huunguyen@saigontimes.org
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen