Mạch Sống, ngày 9 tháng 10, 2014
Ngày
3 tháng 10 Công An Tỉnh Đắk Nông có lệnh bắt khẩn cấp Thiếu Tá Lê Mạnh
Nam, phó trưởng Công An, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công An Thị Xã Gia
Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông, vì tình nghi đã tra tấn đến chết Ông Hoàng Văn
Ngài, một chấp sự Tin Lành, vào tháng 3 năm ngoái.
Theo
Báo Tiền Phong, Công An Tỉnh Đắk Nông xác nhận thiếu tá Nam bị "bắt
khẩn cấp kèm quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về
hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, có liên quan tới cái
chết của ông Ngài".
Tháng
3 năm ngoái, BPSOS là một trong những tổ chức đầu tiên lên tiếng về cái
chết của Ông Ngài với Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa
Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và Quốc Hội Hoa Kỳ.
"Đây
là một bước tiến tích cực, tuy còn rất nhỏ bé, từ phía chính quyền Việt
Nam trong lĩnh vực chống tra tấn," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc
BPSOS, phát biểu.
Thi thể anh Hoàng Văn Ngài
Năm
2010, BPSOS bắt đầu cuộc vận động quốc tế, đặc biệt là chính phủ Hoa
Kỳ,nhằm áp lực chính quyền Việt Nam về tình trạng tra tấn phổ biến ở các
nhà giam, nhà tù, và trại cải tạo. Cuối năm 2013, Việt Nam ký Công Ước
Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn trước khi gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc.
Đầu
năm 2014, BPSOS tổ chức buổi họp báo ở Quốc Hội Hoa Kỳ để công bố tài
liệu nghiên cứu về tình trạng tra tấn ở Việt Nam và phát động Chiến Dịch
Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam.
"Tuy
nhiên việt bắt khẩn cấp thủ phạm gây nên cái chết tức tưởi của Ông Ngài
chỉ là bước đầu", Ts. Thắng nhận xét. "Chính quyền Việt Nam còn phải
điều tra sự việc Ông Hoàng Văn Sung, em họ của Ông Ngài, cũng đã qua đời
sau 10 ngày bị giam ở đồn Công An đầu năm nay."
Ngay sau cái chết của Ông Ngài đại gia đình của Ông ở Đắk Nông và Cao Bằng đã cùng ký đơn khiếu nại gởi lên chính quyền.
Thay
vì điều tra, ngày 3 tháng 4 năm nay Công An Tỉnh Cao Bằng đã bắt Ông
Hoàng Văn Sung, một trong những người ký tên. Sau 10 ngày giam giữ, họ
trao cho gia đình một quan tài nắp đã đóng cứng đinh; xác của anh Sung
nằm trong đó. Công an ra lệnh vợ con không được mở nắp quan tài và đứng
canh cho đến khi chôn cất xong, để bảo đảm rằng không một ai thấy thi
thể của anh. Có lẽ nó bị bầm dập y như thi thể của người anh họ.
Sau
đó Công An ở hai tỉnh Đắk Nông và Cao Bằng truy bức tất cả gia quyến
của hai người này, hăm doạ rằng nếu tiếp tục khiếu nại thì sẽ chịu chung
số phận của Ông Ngài và Ông Sung. Gần 60 người trong đại gia đình của
hai nạn nhân này đã phải bỏ thôn làng để đi lánh nạn ở nơi khác.
Từ nhiều tháng nay tổ chức BPSOS trợ giúp họ về mặt bảo vệ an toàn và về đời sống.
Trường
hợp của hai Ông Ngài và Sung đã được Dân Biểu Christopher Smith và Ts.
Thắng nêu ra tại buổi điều trần về tình trạng nhân quyền trong khu vực
Đông Nam Á, ngày 9 tháng 7 năm nay. Hồ sơ của hai anh em này cũng được
các phái đoàn từ trên 20 tiểu bang Hoa Kỳ và tỉnh bang Canada sử dụng
trong cuộc tổng vận động ở Quốc Hội tuần sau đó, trong hai ngày 15 và 16
tháng 7.
Cuối
tháng 7, BPSOS đã sắp xếp để Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc
Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, gặp trực tiếp một số thân
nhân của hai Ông Ngài và Ông Sung.
Theo Ts. Thắng, nhiều thân nhân khác của hai nạn nhân này cũng đã bị tra tấn và làm nhục trong đồn công an.
"Chúng
tôi đang vận động chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Quốc Hội Việt Nam sớm phê
chuẩn Công Ước Chống Tra Tấn và truy tố khẩn cấp các thủ phạm can dự vào
vụ tra tấn này và tất cả các vụ tra tấn khác", Ts. Thắng nói.
Hiện
nay, một giới chức chuyên về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
đang có mặt ở Việt Nam. Giới chức này đã nhận hồ sơ về Ông Ngài và Ông
Sung trước khi lên đường đi Việt Nam.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen