Lê Vy
Cảnh
sinh viên biểu tinh cầu viện: rào cản của họ đang bị dở bỏ. Ảnh chụp
tại khu thương mại Mong Kok, Hồng Kông, ngày 04/10/2014.Reuters
Thời
sự quốc tế nổi bật trên các trang báo ngày cuối tuần (04/10/2014) vẫn
là cuộc biểu
tình ôn hòa của dân chúng Hồng Kông và cuộc bầu cử tổng thống vòng một ở
Brazil sẽ diễn ra vào ngày mai. Nhật báo Libération nghi ngờ Bắc Kinh
đã dùng đến mafia để tấn công người biểu tình đòi dân chủ qua bài viết:
“Mafia Trung Quốc trở lại Hồng Kông”.
Thông
tín viên tờ báo tại chỗ tường thuật, hàng trăm tên côn đồ có tổ chức,
đeo khẩu trang giấu mặt, được các thành phần thân Bắc Kinh sử dụng để
tấn công vào một nhóm biểu tình ngồi vào chiều hôm qua. Các lều của
khoảng 30 sinh viên đang cắm trại tại ngã tư khu phố Mongkok bị phá hủy
và các hàng rào bảo vệ mà các sinh viên dựng lên cũng bị những tên vô
lại đạp đổ. Họ cũng không ngớt lời thóa mạ người biểu
tình. Tuy nhiên, cảnh sát lại không hề phản ứng khiến đám đông dân
chúng phải thét lên: “cảnh sát là đồng phạm với mafia”. Một nhiếp ảnh
trẻ, 28 tuổi trong khu phố làm chứng: “Đó chính là mafia, tôi nhận ra
hành vi của họ, cách họ lăng mạ. Một số không phải là người Hồng Kông mà
đến từ Hoa lục”. Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, đồng tổ chức phong trào
“Occupy Central” tố cáo “mafia tấn công vào người biểu tình ôn hòa” và
khẳng định “cảnh sát và chính quyền đều nhắm mắt làm ngơ” để cho các tên
côn đồ ra tay. Do đó, liên đoàn sinh viên đã từ chối lời đề nghị thương
lượng do lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh (Chun-ying Leung) đưa ra.
Theo
Libération, hiện chưa
có gì chứng minh được là chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau các vụ
tấn công trên. Tuy nhiên, nhiều người Hồng Kông cho biết, đây không phải
là lần đầu tiên Bắc Kinh mượn tay mafia để bịt miệng người phản kháng,
các nhà dân chủ hay truyền thông. Vào tháng Hai, phóng viên Kevin Lưu
Tiến Đồ (Kevin Lau Chun-to) của tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã bị một gã đội
mũ bảo hiểm đâm một nhát ngay giữa ban ngày và sau đó tẩu thoát nhờ một
đồng bọn đi mô tô. Nạn nhân đã được cấp cứu với ba vết thương sâu ở
lưng và hai vết ở chân. Các đồng nghiệp của anh ta cũng tố cáo thẳng
mafia làm việc cho chính quyền Bắc Kinh. Nhiều vụ việc dã man như vậy
cũng từng xảy ra với những người làm trái ý Bắc Kinh.
Lương Chấn Anh còn tồn tại được bao lâu?
Nhìn
sang lãnh đạo Hồng Kông, nhật báo Le Monde có bài viết phân tích về con
đường chính trị của ông Lương Chấn Anh. Hiện ông này đang là đối tượng
công kích của người biểu tình. Người Hồng Kông cảm thấy bị phản bội, vì
trước mắt họ, ông Lương Chấn Anh chỉ là tay sai cho Bắc Kinh, lo bảo vệ
lợi ích của Bắc Kinh tại Hồng Kông hơn là bảo vệ lợi ích của dân Hồng
Kông trước chính quyền Hoa lục.
Trong lúc Hồng Kông đang trải qua một cuộc khủng hoảng dân sự chưa từng thấy, dân chúng mất lòng tin nghiêm trọng vào
giới cầm quyền thì ông Lương Chấn Anh vẫn bình chân như vại, cố giữ chiếc ghế lãnh đạo và không chịu từ nhiệm.
Le
Monde cho rằng, nếu như ông Lương Chấn Anh chưa từng được dân Hồng Kông
tín nhiệm, thì dưới con mắt Bắc Kinh, ông cũng chưa từng có một ký lô
nào. Năm 2012, ông được ra tranh cử cốt cũng chỉ để Bắc Kinh bảo vệ hình
ảnh đa dạng hóa các ứng viên. Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu thể
hiện sự tin cậy và ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông vào đêm 29/09 xảy ra bạo
động. Chẳng ai lại bị lừa trước động thái của Bắc Kinh. Đối với nhiều
nhà quan sát, sự nghiệp chính trị của ông Lương đã tắt từ lâu trong tư
tưởng lãnh đạo Hoa lục, nhưng có lẽ ông Lương
vẫn còn được tại vị trong một thời gian nữa ít ra vì hai nguyên nhân
sau. Thứ nhất là vì lãnh đạo đầu tiên của Hồng Kông là ông Đổng Kiến Hoa
(Tung Chee-Hwa) đã bị bãi nhiệm vào năm 2005, sau hàng loạt các cuộc
biểu tình lớn. Do đó, không nên cho người biểu tình cái cảm giác là chỉ
cần biểu tình là Bắc Kinh lập tức truất phế các quan chức. Lý do thứ hai
là Bắc Kinh còn cần dùng đến ông Lương Chấn Anh, tùy theo diễn biến sắp
tới của khủng hoảng, đặc biệt khi Bắc Kinh cần dùng đến vũ lực. Lúc đó,
Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho lãnh đạo Hồng Kông trấn áp người biểu tình
và sau đó sẽ tố cáo và truất phế “con rối” Lương Chấn Anh.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen