- Thứ Ba, 06 tháng Năm năm 2014 16:21
- Tác Giả: Người Quan Sát
Cali Today News – Tình hình biển
đông trong mấy ngày qua diễn biến phức tạp, mà các phân tích gia nổi tiếng quốc
tế về tình hình đông nam á đều thừa nhận là có thể đứng trước rủi ro của tình
trạng động binh giữa Trung quốc và Việt Nam (mời đọc thêm những bản tin khác của
Cali Today vào hôm nay). Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đang đến Việt Nam và Hoa
Kỳ đang nghiên cứu về vấn đề Trung Cộng đưa dàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam
cho là nằm trong thềm lục địa của mình
Trung Cộng đưa
dàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam cho là nằm trong thềm lục địa của mình.
Photo courtesy: Xinhua
Biển Đông dậy sóng
Trên tất cả các báo trong những ngày qua đều có tin về tình hình
căng thẳng ở biển Đông. Tuy vậy vẫn không có thông tin gì mới. Điểm qua một số
báo trong nước, hầu như đều lấy hình tin và hình ảnh từ các tờ báo của nước
ngoài, mà chính yếu là của Trung Quốc.
Trên tờ Thanh Niên dẫn lại bài viết của tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay, Trung Quốc nên có thái độ cứng rắn với Hà Nội để khẳng định Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
“Hoạt động giàn khoan này không bao giờ ngừng lại như Việt Nam muốn. Nếu ngừng lại, đây sẽ là một thất bại lớn đối với chiến lược biển Đông của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, tờ Hoàn Cầu thời báo còn tin rằng, chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp với Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế nhận định, động tác mới nhất này nằm trong chiến lược cứ tiếp tục lấn tới của Trung Quốc, với những chiêu bài khiêu khích để thăm dò động tác của các nước tranh chấp và qua đó, tiếp tục thể hiện tham vọng thôn tính biển Đông.
Trong khi đó, trên một số trang mạng của Trung Quốc cho biết, Việt Nam đã điều động nhiều tàu Cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, “Các tàu cảnh sát biển Việt Nam định xâm nhập Tây Sa (Hoàng Sa) để vây đánh giàn khoan của ta, các tàu của hai bên đang đối đầu kịch liệt. Lần này Việt Nam rất điên cuồng, định trực tiếp vây đánh giàn khoan của ta ngay bên ngoài đường ranh giới lãnh hải 4 hải lý. Hiện nay, Hải cảnh ta đã huy động số lượng rất đông tàu ra bảo vệ. Kể cả những tàu trước đây được sử dụng hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh lần này cũng được huy động tới hiện trường”. Đó là thông tin trên trang Zhjunshi.com.
Theo thông tin từ trang Đơn vị tác chiến điện tử cho biết, hiện có 2 tàu Cảnh sát biển của Việt Nam đã được lai dắt về sửa chửa vì đâm húc mạnh vào tàu xâm phạm. Có thể hôm nay CSB-8001 sẽ ra đối đầu. Ngoài ra, tàu tên lửa của vùng 3 đã tiến vào tầm bắn, các đơn vị trong kế hoạch phòng thủ đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Radar đã được bật, máy bay đã cất cánh và duy trì độ cao ở các khu vực tập trung.
Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trên facebook của chị rằng, theo một nguồn tin riêng, 15h chiều qua, tàu ngầm của Hải quân CSVN đã được lệnh xuất phát từ cảng Cam Ranh. Lính tàu ngầm đang họp ở khu quân sự Bình Định, thẳng tiến đi Lý Sơn. Hiện nay, Bộ Tổng tư lệnh Hải quân đã điều hơn 30 tàu của vùng 1 và vùng 3. Các tàu chiến Mỹ đang tham gia cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Balikatan tại nhiều khu vực ở Philippines cũng có mặt để quan sát. Dự đoán, sau ngày 7/5, nếu nỗ lực đẩy đuổi Trung Quốc ra khỏi khu vực không hiệu quả thì tình hình còn căng thẳng hơn.
Liên quan đến sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào biển Đông, trên tờ Trí Thức Trẻ đã có bài phỏng vấn tướng Lê Văn Cương, ông này cho biết, việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 vào biển Đông không có gì bất ngờ. Việc này họ chuẩn bị cách đây 2 năm chứ không phải là một hành động mang tính bất ngờ.
Khi được hỏi, ông đánh giá như thế nào về thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, tướng Cương trả lời: “Việc đưa giàn khoan vào biển Đông vào thời điểm này cho thấy Trung Quốc đã có một sự tính toán rất kỹ. Đây là thời điểm cả Mỹ và Nga đang tập trung vào Ukraine
Ngoài ra, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông còn có tác động lớn từ Hoa Kỳ. Cụ thể, trong các chuyến đi thăm Trung Quốc vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản theo hiệp định an ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960. Đặc biệt là chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Khi đã lật bài ngữa như vậy, Trung Quốc sẽ chưa dám làm gì ở Senkaku trong khi trước đó, Mỹ không có thái độ rõ ràng về vấn đề này.
Trung Quốc chỉ nắn gân từng nước nhưng trước thái độ rõ ràng như vậy của Mỹ. Trung Quốc sợ và không dám động đến Nhật Bản và Mỹ. Và khi không dám động đến Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc quay ra biển Đông.
Bản chất của Trung Quốc không thay đổi, luôn muốn làm bá chủ Biển Đông. Thứ nhất là họ thường xuyên nói một đằng, làm một nẻo. Năm 2013, Tập Cận Bình dự Hội nghị ASEAN+3 và hội nghị ASEAN+1. Tại hội nghị ASEAN+1, Tập Cận Bình nói với 10 nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN rằng: Trung Quốc cùng các nước ASEAN cùng chung vận mệnh. Khi một người nói với những người khác là chúng ta cùng chung vận mệnh thì có nghĩa rằng: chúng ta là bạn bè của nhau, sướng khổ có nhau. Và từ đó ASEAN và Trung Quốc mới tiến tới hiệp định hợp tác với nhau.
Việc họ tuyên bố trong năm 2013 và việc họ vừa thực hiện tại Biển Đông cho thấy người lãnh đạo Trung Quốc bao giờ cũng nói một đằng, làm một nẻo. Và từ đó, các nước trên thế giới sẽ hiểu rằng: đừng bao giờ tin lời lãnh đạo Trung Quốc mà phải xem hành động của họ. Trung Quốc rất sợ kẻ mạnh nhưng song song với đó là luôn bắt nạt, chèn ép kẻ yếu.”
Một lý do khác nữa dẫn đến chuyện Trung Cộng đưa dàn khoan ra biển đông trong thời điểm này là muốn lèo lái sự chú ý của dư luận sang hướng khác. Tình trạng khủng bố tại Tân Cương ngày càng tăng trong thời gian qua, đe dọa đến an ninh của Trung quốc. Ngay cả hôm nay, một cuộc tấn công bằng dao ở một trạm xe lửa tại thành phố Guangzhou, vụ thứ ba kể từ tháng 3 vừa qua, làm bị thương 6 người. Họ nghi ngờ là người Uighur đã ra tay. Trung Quốc muốn lái hướng dư luận ra vấn đề biển đông, thay vì những bất ổn nội bộ.
Các báo chí Trung Quốc khai thác tối đa sự đối đầu của Việt Nam đối với dàn khoan của TQ tại biển đông, để kích thích dư luận.
Trên tờ Thanh Niên dẫn lại bài viết của tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay, Trung Quốc nên có thái độ cứng rắn với Hà Nội để khẳng định Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
“Hoạt động giàn khoan này không bao giờ ngừng lại như Việt Nam muốn. Nếu ngừng lại, đây sẽ là một thất bại lớn đối với chiến lược biển Đông của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, tờ Hoàn Cầu thời báo còn tin rằng, chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp với Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế nhận định, động tác mới nhất này nằm trong chiến lược cứ tiếp tục lấn tới của Trung Quốc, với những chiêu bài khiêu khích để thăm dò động tác của các nước tranh chấp và qua đó, tiếp tục thể hiện tham vọng thôn tính biển Đông.
Trong khi đó, trên một số trang mạng của Trung Quốc cho biết, Việt Nam đã điều động nhiều tàu Cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, “Các tàu cảnh sát biển Việt Nam định xâm nhập Tây Sa (Hoàng Sa) để vây đánh giàn khoan của ta, các tàu của hai bên đang đối đầu kịch liệt. Lần này Việt Nam rất điên cuồng, định trực tiếp vây đánh giàn khoan của ta ngay bên ngoài đường ranh giới lãnh hải 4 hải lý. Hiện nay, Hải cảnh ta đã huy động số lượng rất đông tàu ra bảo vệ. Kể cả những tàu trước đây được sử dụng hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh lần này cũng được huy động tới hiện trường”. Đó là thông tin trên trang Zhjunshi.com.
Theo thông tin từ trang Đơn vị tác chiến điện tử cho biết, hiện có 2 tàu Cảnh sát biển của Việt Nam đã được lai dắt về sửa chửa vì đâm húc mạnh vào tàu xâm phạm. Có thể hôm nay CSB-8001 sẽ ra đối đầu. Ngoài ra, tàu tên lửa của vùng 3 đã tiến vào tầm bắn, các đơn vị trong kế hoạch phòng thủ đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Radar đã được bật, máy bay đã cất cánh và duy trì độ cao ở các khu vực tập trung.
Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trên facebook của chị rằng, theo một nguồn tin riêng, 15h chiều qua, tàu ngầm của Hải quân CSVN đã được lệnh xuất phát từ cảng Cam Ranh. Lính tàu ngầm đang họp ở khu quân sự Bình Định, thẳng tiến đi Lý Sơn. Hiện nay, Bộ Tổng tư lệnh Hải quân đã điều hơn 30 tàu của vùng 1 và vùng 3. Các tàu chiến Mỹ đang tham gia cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Balikatan tại nhiều khu vực ở Philippines cũng có mặt để quan sát. Dự đoán, sau ngày 7/5, nếu nỗ lực đẩy đuổi Trung Quốc ra khỏi khu vực không hiệu quả thì tình hình còn căng thẳng hơn.
Liên quan đến sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào biển Đông, trên tờ Trí Thức Trẻ đã có bài phỏng vấn tướng Lê Văn Cương, ông này cho biết, việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 vào biển Đông không có gì bất ngờ. Việc này họ chuẩn bị cách đây 2 năm chứ không phải là một hành động mang tính bất ngờ.
Khi được hỏi, ông đánh giá như thế nào về thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, tướng Cương trả lời: “Việc đưa giàn khoan vào biển Đông vào thời điểm này cho thấy Trung Quốc đã có một sự tính toán rất kỹ. Đây là thời điểm cả Mỹ và Nga đang tập trung vào Ukraine
Ngoài ra, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông còn có tác động lớn từ Hoa Kỳ. Cụ thể, trong các chuyến đi thăm Trung Quốc vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản theo hiệp định an ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960. Đặc biệt là chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Khi đã lật bài ngữa như vậy, Trung Quốc sẽ chưa dám làm gì ở Senkaku trong khi trước đó, Mỹ không có thái độ rõ ràng về vấn đề này.
Trung Quốc chỉ nắn gân từng nước nhưng trước thái độ rõ ràng như vậy của Mỹ. Trung Quốc sợ và không dám động đến Nhật Bản và Mỹ. Và khi không dám động đến Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc quay ra biển Đông.
Bản chất của Trung Quốc không thay đổi, luôn muốn làm bá chủ Biển Đông. Thứ nhất là họ thường xuyên nói một đằng, làm một nẻo. Năm 2013, Tập Cận Bình dự Hội nghị ASEAN+3 và hội nghị ASEAN+1. Tại hội nghị ASEAN+1, Tập Cận Bình nói với 10 nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN rằng: Trung Quốc cùng các nước ASEAN cùng chung vận mệnh. Khi một người nói với những người khác là chúng ta cùng chung vận mệnh thì có nghĩa rằng: chúng ta là bạn bè của nhau, sướng khổ có nhau. Và từ đó ASEAN và Trung Quốc mới tiến tới hiệp định hợp tác với nhau.
Việc họ tuyên bố trong năm 2013 và việc họ vừa thực hiện tại Biển Đông cho thấy người lãnh đạo Trung Quốc bao giờ cũng nói một đằng, làm một nẻo. Và từ đó, các nước trên thế giới sẽ hiểu rằng: đừng bao giờ tin lời lãnh đạo Trung Quốc mà phải xem hành động của họ. Trung Quốc rất sợ kẻ mạnh nhưng song song với đó là luôn bắt nạt, chèn ép kẻ yếu.”
Một lý do khác nữa dẫn đến chuyện Trung Cộng đưa dàn khoan ra biển đông trong thời điểm này là muốn lèo lái sự chú ý của dư luận sang hướng khác. Tình trạng khủng bố tại Tân Cương ngày càng tăng trong thời gian qua, đe dọa đến an ninh của Trung quốc. Ngay cả hôm nay, một cuộc tấn công bằng dao ở một trạm xe lửa tại thành phố Guangzhou, vụ thứ ba kể từ tháng 3 vừa qua, làm bị thương 6 người. Họ nghi ngờ là người Uighur đã ra tay. Trung Quốc muốn lái hướng dư luận ra vấn đề biển đông, thay vì những bất ổn nội bộ.
Các báo chí Trung Quốc khai thác tối đa sự đối đầu của Việt Nam đối với dàn khoan của TQ tại biển đông, để kích thích dư luận.
Ông Nguyễn Hữu
Vinh trước khi bị bắt. Ảnh: Cùi Các Blog
Chiêu bài lái dư luận
Hầu như trên tất cả các báo và các mạng xã hội thì tin liên quan đến căng thẳng biển Đông và vụ bắt blogger Anh Ba Sàm được đăng tải một cách dồn dập.
Chiêu bài lái dư luận
Hầu như trên tất cả các báo và các mạng xã hội thì tin liên quan đến căng thẳng biển Đông và vụ bắt blogger Anh Ba Sàm được đăng tải một cách dồn dập.
Nếu Trung Quốc thường lái dư luận ra ngoài nước để hạn chế
bớt những chú ý vào các vấn đề đối nội nổi bật, thì quốc gia phương Nam của họ
lại làm ngược lại, chính quyền CSVN lại hướng dư luận vào trong nội bộ để tránh
bớt sự quan tâm của công chúng vào vấn đề biển Đông.
Vào chiều ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra-Bộ Công an đã thực hiện khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956). Ông Vinh còn được biết đến dưới tên Anh Ba Sàm, vì ông này là người sáng lập và điều hành trang cùng tên trong một thời gian dài. Cùng bị bắt với ông còn có bà Nguyễn thị Minh Thúy (sinh năm 1980) người được cho là phụ tá cho ông trong việc điểm tin trên blog Anh Ba Sàm.
Ông Vinh bị bắt theo điều 258 Bộ luật hình sự, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
Ông Vinh cùng với trang Anh Ba Sàm của mình đã liên tiếp cung cấp cho độc giả những thông tin trung thực, khách quan mà các cơ quan truyền thông của nhà nước không dám loan tin. Không những vậy, trong những lần biểu tình chống Trung Quốc, blog Anh Ba Sam luôn đi đầu trong việc nhanh chóng kịp thời loan tải tin tức. Số lượng truy cập vào blog này lên đến hàng chục vạn trong một ngày. Chính vì lẽ đó mà ông đã bị bắt.
Cũng cần nói thêm, ông Vinh từng là Công an An ninh trước khi quyết định về hưu với quân hàm thiếu tá. Ông là con của một công thần dưới chế độ Cộng Sản, cha ông - Nguyễn Hữu Khiếu từng là Ủy viên Trung ương đảng CSVN 2 nhiệm kỳ, từng nắm chức Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội).
Cho dù với mục đích để lái dư luận sang hướng khác hay đe nẹt, hù dọa những người cầm bút lề trái thì những công dân Việt Nam luôn là những người tù dự khuyết trong chế độ độc tài CSVN. Không những vậy, họ còn là những con bài để chính quyền mặc cả trong những cuộc thương thuyết với các nước lớn.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen