Sonntag, 9. März 2014

TỔNG THỐNG PUTIN MUỐN LÀM SỐNG LẠI SIÊU CƯỜNG NGA SÔ NHƯ TRƯỚC NĂM 1985


TỔNG THỐNG PUTIN MUỐN LÀM SỐNG LẠI
SIÊU CƯỜNG NGA SÔ NHƯ TRƯỚC NĂM 1985
MƯỜNG GIANG


            Không ai ngờ rằng ngày 8-5-1945, trong lúc cả Âu Châu đang hân hoan đón mừng hòa bình đã trở lại sau một cuộc chiến long trời lở đất, thì cũng là lúc Thủ tướng Anh Winston Churchill đang cùng với Hoa Ky và các đồng minh khác, bàn tính tấn công bất thần tiêu diệt Liên Xô, để tránh hiểm họa cộng sản cho nhân loại. Nhưng kế hoạch không thành vì lúc đó Nga có tới 264 sư đoàn bộ binh và thiết giáp, trong lúc quân số Ðồng Minh tại Âu Châu kể cả Hoa Kỳ chỉ còn không tới 103 sư đoàn. Ngoài ra lực lượng quân sự này lại đang có nhiệm vụ bảo vệ các mỏ dầu hỏa quan trọng tại Ba Tư, Iraq và Trung Ðông.. nên nếu sơ suất thì Liên Xô sẽ lợi dụng thời cơ đánh chiếm ngay các nguồn năng lượng của nhân loại. Vì vậy thế chiến 3 đã không xãy ra.

            Bắt đầu từ đó Liên Xô dùng sức mạnh quân sự và ưu thế bom nguyên tử gây máu lửa khắp nơi để gieo rắc chủ nghĩa cộng sản, làm cho ai nấy đều tưởng rằng thế giới sắp bị nhuộm đỏ hoàn toàn. Rồi trong lúc Hoa Kỳ càng ngày càng mất dần ngôi vị lãnh tụ thế giới tự do suốt thời kỳ chiến tranh lạnh vì nền kinh tế toàn cầu lần lượt bị Nhật Bản, Tây Âu và Trung Ðông khống chế. Nguy hiểm hơn sau năm 1971 Mỹ triệt thoái khỏi VNCH, đã gây nên một hậu chứng dây chuyền ‘ lo sợ ‘ bị Hoa Kỳ bỏ rơi khắp Ðông Nam Á.


            Thế giới khủng hoảng chính trị đã thật sự tạo nên những cơn sóng ngầm dữ dội, bộc phát từ các quốc gia tại Trung Ðông, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh.. đâu đâu cũng bài xích Mỹ. Ngược lại ảnh hưởng của Nga Sô lan rộng khắp nơi kể cả Hoa Lục, Ðông Dương, Miến Ðiện, A Phú Hản, Bắc Hàn.. Chưa hết, khắp nơi các tổ chức cộng sản mọc lên như nấm, phá thối địa phương tại Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Iraq, Libya, Angola và ngay trong nhiều nước Tây Âu cũng nghiêng về cộng sản qua các chính phủ xã hội.

            Trung Mỹ được coi như là sân sau của Hoa Kỳ cũng đã bị Nga và Cu Ba khống chế tại Nicaragua qua tổ chức cộng sản Sandinista, khiến El Salvador lúc đó cũng sắp nguy ngập. Tóm lại những hình ảnh tiêu biểu của thời kỳ chiến tranh lạnh đáng ghi nhớ nhất : Ðó là ngày 27-10-1961 xe tăng Hoa Kỳ và Sô Viết dàn ngang đối mặt với nhau suốt 16 tiếng đồng hồ nghẹt thở tại Checkpoint Charlie (Bá Linh).

            Ngoài ra một sự kiện bí mật khác cũng vừa được tiết lộ trong một cuốn sách, được xuất bản tại Mỹ vào tháng 10-1997 và những băng ghi âm của tổng thống Hoa Kỳ J.F.Kennedy, đề cập tới cuộc đối đầu căng thẳng nhất với Tổng bí thư LX là Khrouchtchev, đưa tình hình thế giới thật sự đang đứng trên mép bờ vực thẳm của sự hủy diệt bởi một cuộc chiến bom nguyên tử của hai siêu cường quốc lúc đó. Biến cố xảy ra khi Mỹ phát hiện được Nga Sô đã lén đặt tại Cu Ba những dàn phóng hỏa tiển tầm trung có mang đầu đạn nguyên tử, nhắm vào lảnh thổ Hoa Kỳ. Do trên Mỹ cương quyết sử dụng biện pháp quân sự mạnh để tiêu diệt Cu Ba, đồng thời sẽ cho bấm nút những dàn hỏa tiển Jupiter có gắn đầu đạn nguyên tử của Hoa Kỳ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, bắn thẳng vào lảnh thổ và thủ đô Nga. Theo ước tính của Ngủ Giác Ðài lúc đó, nếu chiến tranh xảy ra kết cuộc sẽ có chừng 40 triệu người thương vong, ngay khi tổng thống J.F.Kennedy ra lệnh bấm nút khai hỏa.

            Và thế chiến ba một lần nữa đã không xảy ra, khi đột nhiên Khrouchtchev vào ngày 28-10-1962, đã ra lệnh triệt hạ toàn thể các dàn phóng hỏa tiển đặt tại Cu Ba. Cùng lúc Hoa Kỳ cũng cho rút hết hỏa tiển tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời Tổng thống J.F Kennedy cam kết sẽ không tấn công Cu Ba. Tuy cuộc khủng hoảng nguyên tử chấm dứt nhưng sự tranh chấp dai dẳng giữa Nga-Mỹ kéo dài tới ngày 20-1-1981, Ronald Reagan thuộc đảng Cộng Hòa trở thành Tổng thống Mỹ qua tám năm lảnh đạo, đã phục hồi được uy tín của quốc gia Hoa Kỳ, đồng thời lấy lại sự ưu thắng của khối tự do trên thế giới bằng kế hoạch Dân Chủ (Project Democracy) , là một hình thái chiến lược mới nhất, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và những chế độ đang thù nghịch Mỹ. Thành quả này còn kéo dài tới thời Tổng thống G.Bush (cha) qua chiến thắng tại Iraq vào nam1990.

            Và cũng bắt đầu từ năm 1981, đế quốc Liên Xô đã lâm vào cảnh khốn đốn khắp năm châu. Tại Ðông Âu bừng dậy phong trào công nhân tranh đấu đòi tự do độc lập, đặc biệt tại Ba Lan và Hung Gia Lợi, làm rạn nứt trầm trọng khối Warsaw. Ở A Phú Hản, Nga bị sa lầy dù đã đưa hơn 100.000 quân vào xâm lược nước này từ năm 1979 để ủng hộ chế độ cộng sản Kabul. Ðảng CSVN theo Nga cũng điêu đứng vì xung đột với Trung Cộng tai biên giới vào năm 1979, sau đó bị sa lầy tại Kampuchia. Trong lúc chiến cuộc tại Angola (Phi Châu) kéo dài dai dẳng , báo hại nền kinh tế của Nga càng lúc thêm kiệt quệ vì phải viện trợ cho các nước Ðông Dương, Angola, A Phú Hản, Cu Ba .mỗi năm trên mấy tỉ Mỹ kim chiến phí

            Những ngày đầu tháng 6-1989 thế giới thật sự bàng hoàng phẩn nộ trước biến cố thế kỷ, qua sự kiện Trung Cộng cho xe bọc sắt và bộ đội tàn sát dã man đồng bào mình tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh), khi họ biểu tình đòi tự do dân chủ. Cùng thời gian trên tại Ba Lan đã trổi dậy cuộc tháo gở gông cùm áp bức cộng sản, mở đầu sự sụp đổ dây chuyền của các nước chư hầu Liên Xô tại Ðông Âu. Tháng 9-1989 dân chúng Ðông Ðức đã lủ lượt bỏ nước ra đi tìm tự do làm sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh , mở đường cho sự thống nhât của Ðức bị chia cắt từ sau đệ nhị thế chiến. Tiếp theo là Hung Gia Lợi tuyên bố theo chế độ tự do.. Nhưng Nga Sô đã bất lực trước những biến cố long trời lở đất tại Ðông Âu, vì kinh tế kiệt quệ và nội loạn. Tóm lại bắt đầu năm 1990 chủ thuyết cộng sản đã tan vở, dân chúng Nga nổi dậy đòi đảng cộng sản và tổng bí thư Mikhail Gorbachev phải từ chức và dẹp bỏ như họ đã chém đầu rồi giựt xập tượng tên đồ tể Lê Nin tại thủ đô Mạc Tư Khoa.

            Cuối tháng 8-1990, mười ba nước cộng hòa trong tổng số mười lăm tiểu bang thuộc Liên Bang Sô Viết tuyên bố độc lập và tách hẳn ra khỏi nước Nga như Armenia, Estonia, Latvia, Georgia, Moldavia, Uzberkistan,Lithuaania, Azerbaijan, Belarus, Ukraine.. Tháng 6-1991 Elsin Boris thay Gorbachev làm tổng thống Nga nhưng tới tháng 9-1993 đã xảy ra một cuộc nội chiến ngắn ngủi tuy chỉ kéo dài có 2 ngày làm 123 người chết. Tháng 12-1994 Nga xua quân tàn phá cộng hòa Chechnya vì nước này đòi độc lập như các chư hầu khác của Liên Xô. Tháng 9-1998 qua vụ tham nhũng 10 tỷ đô la, Elsin Boris đã làm rung chuyển thế giới và kéo nước Nga một lần nữa xuống tận đáy vực của sự phá sản vì kinh tế lụn bại, phải đưa Pu tin lên thế chức tổng thống Nga vào tháng 7-2000.

            Một chính khách phương tây đã nói ‘ Nếu nước Nga không có kho bom nguyên tử để hù dọa thiên hạ, thì cũng chẳng qua là một Congo tại Âu Châu mà thôi ‘.Lời khinh miệt trên đối với Nga không phải vô cớ mà có. Thật sự Nga Sô từ sau năm 1989 đã gặp phải nhiều tai ương thảm khốc, hầu hết gần như bất lực không giải quyết được. Ðầu tiên là vụ chiếc tàu ngầm nguyên tử Komsomolets bị phát hỏa chìm dưới đáy biển Na Uy vào tháng 10/1994 làm thất thoát hàng ngàn tỷ chất phóng xạ Becqueret trong vùng. Nội vụ chưa giải quyết xong thì ngày 12-8-2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử được coi là tối tân nhất của Nga tên Kurst trong lúc tập trận, đột nhiên bị chìm trong lòng biển Barent làm chết hoàn toàn 118 thủy thủ đoàn. Sau đó ngày 11-5-2001 bốn vệ tinh quân sự lại bị mất tích vì căn cứ nguyên tử Serpukhov phát hỏa.

            Nhưng đau đớn nhất là lúc nước Mỹ công bố khắp thế giới về sự thành công của chương trình ‘ Lá Chắn chống Phi Ðạn ‘ thì cũng là lúc tại phi trường Mạc Tư Khoa , một chiếc máy bay chở hành khách do Nga chế tạo loại IL-76 rớt làm chết hết hành khách lẫn phi hành đoàn. Qua các sự kiện xảy ra trước mắt, nhiều bình luận gia trên thế giới đã không ngần ngại tuyên bố là thời mạt vận của Nga đã tới, cho dù Putin qua thời gian làm tổng thống hoặc mới đây là thủ tướng rồi tổng thống, đã liên kết với Trung Cộng, Ba Tư, Venezuela, Syria.. tìm đủ trăm phuơng ngàn kế du thuyết và lũng đoạn thế giới qua một cuộc chiến tranh năng lượng với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật, chẳng những tại Trung Á, Caspien, Trung Ðông mà ngay cả Phi Châu, Biển Ðông và Châu Mỹ La Tinh. Ở đâu Putin và Hồ Cẩm Ðào..rồi Tập Cận Bình.. cũng đem sức mạnh quân sự và kho vũ khí nguyên tử ra để khiêu khích và hù dọa nhân loại, làm như đế quốc Liên Xô và Trung Hoa đã sống lại.

            Ngày 8-8-2008 giữa lúc Trung Cộng khai mạc thế vận hội mùa hè tại Bắc Kinh, cũng là thời gian bộ binh và thiết giáp Nga vượt biên giới vào tấn công nước Cộng hòa Georgia, một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và Tây Âu tại biển Hắc Hải. Chiến cuộc đã tiếp diễn ác liệt dù Nga đã nhiều lần tuyên bố ngưng bắn rút quân, qua sự cảnh cáo của Hoa Kỳ và khối Nato phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương. Ngày thứ sáu 15-8-2008 Nga lại công khai hăm dọa tấn công Ba Lan, nếu nước này ký kết thỏa ước để Hoa Kỳ thiết lập các bệ phóng cài đặt ‘ Lá Chắn Chống Phi Ðạn ‘ bảo vệ Châu Âu. Nhưng chẳng những không phải chỉ có Ba Lan, mà cả cộng hòa Czech và Ukrain cũng chấp thuận liên minh với Mỹ về kế hoạch trên, bất chấp sự phản đội dữ dội của Nga. Trước cuộc khủng hoảng chính trị đang xãy ra tại Âu Châu làm cả thế giới lo sợ và tự hỏi Nga Sô có phải đang cùng với Trung Cộng lần này, muốn mở một cuộc đại chiến chia hai thiên hạ , để lập lại một thời đại chuyên chế của đế quốc đỏ năm nào ? .

            Mặc cho Mỹ và Liên Âu khua chiêng đánh trống đấu võ mồm, hôm 26-8-2008 Tổng thống liên bang Nga là Omitri Medvedev đã ký sắc lệnh công nhận hai phần đất vừa mới chiếm được của Georgia là Abkhazia và S.Ossetia là quốc gia độc lập mặt thật là sáp nhập vào lảnh thổ của mình.Rồi để bày tỏ thêm thái độ thách đố Hoa Kỳ và Liên Âu, Nga đã bắn thử hỏa tiển liên lục địa gọi là có thể chống lại vũ khí lá chắn chống phi đạn mà tuần trước Mỹ đã ký kết sẽ thiết kế tại Ba Lan và Ukraine. Cuối cùng là màn liên minh quân sự giữa Nga, Trung Cộng và các nước tại Trung Á như Kazakhactan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan..

            Thật sự cuộc chiến tại Geoegia năm 2008, chẳng qua cũng chỉ là một kịch bản mà thủ tướng Putin của Nga đã lập lại những điều mà Hoa Kỳ đã làm tại Kosovo trong cuộc chiến Nam Tư với khối Nato năm 1995. Sau đó cuối năm 2007 Kosovo lợi dụng vào hiệp ước Dayton đã ký giữa Hoa Kỳ, Nato và Liên Bang Nga để đòi độc lập và tách ra khỏi Serbie vào đầu năm 2008. Đây cũng là một  trong những mục tiêu quan trọng, trong chính sách đối ngoại của Putin nhằm bung xung cho một thế giới đa cưc nhu trong quá khứ với một bên là Hoa Kỳ và dĩ nhiên phía đối cực là Nga Sô và đồng minh chiến lược Trung Cộng.

            Nên không phải đợi tới năm 2013, Putin mới dương oai diệu võ với thế giới, qua ảo tưởng là mình đã và đang cân bằng thế lực với siêu cường số 1 hiện nay là Hoa Kỳ, bằng hành động đầy khiêu khích và hách dịch. Đó là việc cồng khai chứa tên phản quốc Edward Snawden mà Mỹ đang truy bức, qua vụ nghe lén của cơ quan quốc gia Mỹ NSA. Chưa hết, Putin còn tới VN để dụ khị VC buôn bán những sản phẩm chế tạo mà hầu hết thế giới đều chê vì chất lượng kém, để hòng đổi chác hải cảng Cam Ranh. Tuy nhiên cả hai sự kiện trên đều dư thừa vì tới giờ này, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố cho phép NSA tiếp tục nghe lén, vì đó là nhu cầu cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Riêng Cam Ranh, hiện cũng đã trở thành phế thải đối với lực lượng hùng mạnh và vô địch của Hải Quân Hoa Kỳ, đã được thế giới thán phục qua công tác nhân đạo cứu trợ nạn nhân trận bảo Hải Yến tại Phi Luật Tân.

            Nói chung là từ năm 1996, Trung-Nga đã kết bè làm loạn tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc , qua các vụ có liên quan tới những nước đàn em như Syria, Iran, Libya..luôn dùng quyền phủ quyết chống đối những đề nghị, ý kiến hay quyết định của ba nước Mỹ, Anh và Pháp. Mới nhất là vụ Putin đề nghị giải giới kho vũ khí hoá học tại Syria, để cứu đồng bọn là Tổng thống Assad của nước này, khỏi bị Mỹ oanh tạc..Hai nước còn tập trận chung tại biển Đông để phô trương lực lượng với Mỹ, Nhật, Nam Hàn và các nước Đông Nam Á. Tất cả được tờ Le Monde Diplomumatique số tháng 11-2013 ca tụng Putin như thần thánh !

            Hiện chưa ai biết được những diễn biến kế tiếp tại Châu Á TBD ra sao,  ngoài sự kiện suốt năm qua nên kinh tế Nga cũng như của Trung Cộng, đã chao đảo thấy rõ vì chứng khoán tụt điểm, tiền tư bản nước ngoài đầu tư qua hình thức vay nợ cũng xuống thấp.. cho thấy cả  Putin lẫn Tập Cận Bình, đã đánh giá sai về uy thế và  sức mạnh quân sự, kinh tế  của mình, trước Tổng Thống Barack Obama và Hoa Kỳ.

            Nhưng có một điều chắc chắn dù sớm hay muộn, Hoa Kỳ (có thể Anh, Úc, Canada) sẽ cùng đứng chung một phía với Nhật để chống lại Trung Cộng, trong cuộc Đại Chiến Thứ 3 tại Châu Á-Thái Bình Dương. Còn Nga qua Putin, thì đứng ngoài chờ  Tàu đỏ bại trận, sẽ xua quân chiếm lại Mãn Châu, Nội Mông..

            Những bi kịch dồn dập xãy ra mấy tháng nay tại nước Cộng Hòa Ukraine, hoàn toàn do Ptin gây ra sau khi thua lỗ nặng nề trong vụ tổ chức Thế Vận Mùa Đông ‘ dõm ‘ tại Sochi..chẳng qua cũng chỉ là trò ‘ rung cây nhát khỉ ‘ thiên hạ, trong đó có VC. Cuối cùng Putin cũng sẽ bỏ của chạy lấy mạng như lần trưóc tại Geogia, khi nền kinh tế ‘ bán xăng dầu và khí đốt ‘ bị phá sản ‘ vì thế giới cô lập trước một nước Nga xâm lược như thời Staline, Hitler trong quá khứ .

1 - LIÊN BANG NGA SAU NGÀY ÐẾ QUỐC SÔ VIẾT SỤP ÐỔ :

            Sau năm 1991 đế quốc Sô Viết chỉ còn lại nước cộng hòa lớn nhất là Russia qua tên chính thức là Liên Bang Nga, vì nó gồm 21 nước cộng hòa nội địa liên hệ và một nước cộng hòa tự trị là Cheshnya luôn nổi loạn đòi độc lập. Tuy bị phân rã thành nhiều mảnh nhưng nước Nga tới nay vẫn có diện tích lớn nhất thế giới (17.075.400 km2) , nằm cả hai châu Âu-Á với chiều dài hơn 10.000 cây số. Tóm lại lảnh thổ Liên bang Nga ngày nay gồm hai phần : Nga Âu có giới hạn là rặng Ural và Nga Á gồm Siberia (Tây Bá Lợi Á) chạy tới Hải Sâm Uy trên bờ Thái Bình Dương. Nước Nga có biên giới chung với Bắc Hàn, Trung Cộng, Ngoại Mông, Kazarstan, Azerbaijan, Georgia, Hắc Hải, Ukraine, Belarusia, Latvia, Estonia, Phần Lan và Na Uy.

            Theo thống kê năm 1995, dân số Nga có 147 triệu người với hằng trăm sắc tộc nhưng người Bạch Nga nhiều nhất (85%), thủ đô là Mạc Tư Khoa (11 triệu người) và các thành phố lớn Saint Peterburg, Novosobirsk, Niznhi Novgorod, Yekaterinburg, Samara, Kazan, Perm, Upha, Rostov, Volgograd.. Người Nga theo ba tôn giáo : Chính thống giáo, Hồi giáo và Phật giáo. Kinh tế chủ yếu của Nga là dầu, khí đốt , gổ và là lái buôn vũ khí lớn nhất thế giới, bởi vậy luôn gây chiến tranh mới có thị trường và nhu cầu để xuất cảng những loại vũ khí giết người kể cả bom nguyên tử.

            Năm 1961 Liên Xô dựng búc tường ô nhục để phân chia đông và tây Bá Linh, trước sự bất lực của tứ cường hiện diện tại đây. Tháng 11-1989 sau 28 năm tồn tại, bức tường trên đã bị giực xập kéo theo sự đổ vở toàn bộ của khối cọng sản Ðông Âu, Ðông Ðức và đế quốc Sô Viết.

            Thời mạt vận của Nga bắt đầu năm 1986 tại hội nghị các nước thuộc khối Varsovie do chính Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev Mikhail tuyên bố ‘ Từ đây các nước trong khối phải tự lo liệu và chịu trách nhiệm về các diễn biến chính trị của nước mình, đừng mong Nga giúp đở như trước ‘.Sỡ dĩ có sự kiện lịch sử này không phải là lý do mà Andrew Gratchev, cựu bí thư đã viết trong một cuốn sách, tố cáo rằng chính Gorbachev (1985-1991) vì đầu hàng tây phương nên bán đứng và làm sụp đổ Liên Xô. Thật sự lúc đó nước Nga đã kiệt quệ vì chiến phí quá to lớn phải cưu mang để duy trì sự hiện hữu của đế quốc. Vì vậy muốn cứu nguy sự sụp đồ trước mắt, Gorbachev đã khôn khéo dựa vào ngòi nổ tại Ba Lan, để ban hành chính sách thay đổi định hướng (Perestroika) nhằm cởi trói những ràng buộc cố hữu và lổi thời của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tất cả đã muộn màng nên Liên Xô chỉ còn biết án binh bất động tới ngày 1-9-1991 khối Varsovic tan rã kéo theo sự cáo chung của đế quốc Nga, nên Gorbachev mất chức tổng bí thư và Boris được bầu làm tổng thống Bạch Nga (Russia).

            Theo nhận xét của hầu hết các nhà bình luận quốc tế, suốt thời gian cầm quyền Liên bang Nga (1991-26/3/2000) tổng thống Yeltsin Boris đã không làm được bất kỳ một điều gì dù là nhỏ nhoi có lợi cho đất nước mình. Trái lại chính Boris đã khai sinh một tầng lớp thiểu số Mafia đỏ nhờ tham nhũng, mua quan bán tước chuyên làm đủ mọi chuyện tồi bại xấu xa nhất để có tiền làm giàu. Vì vậy nước Nga vốn đã bị phá sản kinh tế, xã hội, chính trị từ ngày đế quốc bị tan rã, nay tiếp tục tuột dốc thêm thê thảm tới chỗ hết ngóc đầu dạy nổi để mà sinh tồn, nói chi làm lại một cường quốc như trước.

            Và chính Mỹ thời tổng thống Bill Clinton cùng với Liên Âu đã nhảy vào giúp đở cũng như vực dậy cái xác không hồn Liên Xô. Ðó là lý do Yeltsin bắt buộc phải bàn giao quyền lực lại cho một thủ hạ thân tín là Vladimir Putin, để không bị truy tố về tội tham nhũng và những lỗi lầm thất bại suốt thời gian tại chức.

            Putin là cựu trùm KGB của Liên Xô cũ,sinh ngày 7-10-1952 tại thành phố St.Peterburg (Leningrad) , tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 1975 và từ đó phục vụ tại cục tình báo hải ngoại của KGB tới khi Ðông Ðức bị sụp đổ năm 1989, mang quân hàm đại tá. Năm 1996 lúc Putin đang làm phó thị trưởng thành phố St.Peterburg, thì được Boris bổ nhiệm làm chánh văn phòng phủ tổng thống. Rồi càng ngày càng được Boris nâng đở, từ giám đốc cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) hậu thân của KGB từ năm 1998 , kiêm luôn chức điều phối viên kiểm soát tất cả hoạt động của quân đội và lực lượng công an toàn quốc. Tháng 8-1999 Putin là thủ tướng Nga và nổi tiếng là kẻ tàn độc giết người không sợ máu, qua sự kiện tiêu diệt phong trào đòi ly khai của cộng hòa Chechnya, một lảnh thổ quan trọng nhất của Liên bang Nga tại khu vực Caucase, về sản xuạt dầu thô khí đốt.

            Như tất cả các trùm lảnh đạo cộng sản quốc tế, Putin cũng đã thay đổi tên họ hơn 10 lần, lại còn mang sẳn bản chất sắt máu của một tên đồ tể cho nên việc gì cũng có thể làm, bất cháp sinh mạng của kẻ khác dù đó là thuộc cấp của mình. Bắt đầu từ tháng 7-2000 Putin chính thức là tổng thống Liên bang Nga. Ðiều lo lắng nhất của Putin khi làm tổng thống hay thủ tướng, là phải làm sao đoạt lại quyền hành thực sự cho chính phủ trung ương tại 89 vùng tự trị , đang do các lãnh chúa sừng sỏ nắm giử, nhất là tại các khu vực Hồi giáo luôn bất ổn vì dầu khí và buôn lậu. Ðây là sự kiện nhức nhối nhất của nước Nga mà lịch sử gọi là ‘ những điều hoang tưởng trên tấm thảm đỏ chính trị ‘.Chính dân biểu Yelena Mizulina của thành phố Yaroslavi đã nói ‘ tuyên bố thì hay nhưng không biết Putin sẽ làm gì để gây áp lực với các lãnh chúa vùng ? ‘.

            Và thời cơ mà Nga cũng như Trung Cộng cho là tới, chính là lúc cả thế giới đang bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế do sự lạm phát giá dầu và trên hết Hoa Kỳ đã bị buộc chân tại hai mặt trận Iraq và A Phú Hản. Sau đó lại thêm bận rộn đối phó với vấn đề bom nguyên tử tại Bắc Hàn và Ba Tư.. Bởi vậy Putin đã ngang nhiên xua quân vào cưởng chiếm đất đai của Georgia để vừa thăm dò thái độ của Hoa Kỳ và Liên Âu đồng thời cảnh báo đe dọa các nước cộng hòa chư hầu cũ mà phần lớn đã ngã theo Mỹ.. hầu vớt vác lại thể diện của Nga đã bị Boris làm nhục năm 1995 tại Nam Tư và quyền lợi dầu khí đã mất tại khu vực này.

-Dagestan và Chechnya : Hai điểm nóng nhất trong Liên Bang Nga

           Tuy Putin tạm thời chiếm được cộng hòa Chechnya nhưng tình hình an ninh nước này nhất là tại thủ đô Grozny, vẫn sôi động không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã sáng sủa như báo chí Nga đã đăng tải. Và nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi được, bởi đó là kho dầu khí quan trọng nhất của miền Trung Á thuộc Nga. Ðây là bãi chiến trường đẳm máu của mọi thế lực giành giựt nhau vì nguồn năng lượng, ai mạnh hơn thì làm chủ như lịch sử đã ghi nhận.

            Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, người Hồi giáo Chechnya đã nổi dậy chống lại Sa Hoàng để dành lại độc lập cho dất nước mình nhưng cuộc kháng chiến đã thất bại. Năm 1936 công sản sáp nhập hai vùng tự trị Chechnya và Ingushetia thành một nước cộng hòa thuộc Liên Bang Sô Viết. Năm 1991 Liên Xô tan vỡ thành từng mảnh, Chechnya lúc đó do tướng Dudaev thống lãnh, cũng tuyên bố độc lập (1991-1995) do chính ông ta làm tổng thống. Vì đây là kho báu vật nên người Nga chẳng bao giờ buông tha, do đó ngày 11-12-1994 tổng thống Boris ra lệnh tấn công nước này. Cuộc chiến thật thảm khốc kéo dài tới tháng 1-1997 vì tổn thất quá lớn nên hai bên đã ký bản hiệp ước ngưng chiến, Nga công nhận nền độc lập của cộng hòa Chechnya.

             Nhưng hòa bình chưa được bao lâu thì xảy ra các vụ đặt bom tại Mạc Tư Khoa và nhiều thành phố khác của Nga vào năm 1999. Lúc đó Putin đã gần như nắm trọn quyền tại điện Cẩm Linh dù Boris vẫn đang làm tổng thống. Ðể dành lại khu vực sản xuất dầu khí này, Putin đổ hết trách nhiệm các vụ trên cho hai lảnh tụ ly khai của Chechnya là Basayev và Khattab, rồi tấn công nước này bất chấp sự phản đối của LHQ lẫn Hoa Kỳ.

            Sỡ dĩ Putin làm vậy vì ngoài lý do năng lượng, còn có vấn đề Nga phải chận đứng việc Chechnya và Dagestan đang tính lập lại quốc gia Hồi giáo Itchkerie của tổ tiên họ như thời vua Chamin (1797-1871). Lúc đó nước này, có lảnh thổ chạy dài từ biển Caspien tới Hắc Hải. Ngoài ra Dagestan là nước cộng hòa lớn nhất trong liên bang Nga (50.000 km2-92,1 triệu dân) chỉ thua Russia, hằng năm cung ứng 60% năng lượng cho cả nước. Tóm lại Putin tuy đã chiếm được Chechnya nhưng không làm chủ được khu vực này vì chiến tranh du kích vẫn đang tiếp diễn hàng ngày. Kháng chiến quân Chechnya đã trả đủa sự tàn phá đất nước mình bằng thủ đoạn phá hoại các đường ống dẫn dầu và khí đốt của Nga từ khu vực Caspien về Mạc Tư Khoa, làm cho Putin khốn đốn phải chuyển vận dầu bằng xe bồn và đi vòng lên phía bắc Dagestan. Nguy hiểm hơn là việc du kích còn phá hoại đường ống dẫn dầu mới của Nga-Ba Tư khởi công từ tháng 5/1999, nối liền Tenguix (Kazakhtan) tới hải cảng của Nga trên Hắc Hải là Novarossiisk.

+ Thời mạt vận của Nga Sô :

            Tóm lại từ khi Liên Xô bị tan rã năm 1991, Nga coi như mất trọn tài nguyên thiên nhiên tại miền Nam nên tai chánh bị kiệt quệ, không còn đủ tiền để nuôi quân, bảo trì quân dụng nhất là máy bay và các loại tàu chiến, tàu ngầm. Ðó là lý do Putin ra lệnh cắt giảm nhiều đơn vị, cho nằm ụ hay bán rẽ hơn 1000 tàu chiến đủ loại, trong đó có một hàng không mẫu hạm được Trung Cộng mua năm 1999. Chương trình giảm quân tiết kiệm ngân sách có hiệu lực tới năm 2015, lúc đó Nga chỉ còn lại chừng vài trăm chiếc tàu cũ mà thôi.

            Nên dù cho Putin có muốn múa may quay cuồng bất cứ điều gì chăng nữa thì kết quả cũng chỉ là để đe dọa các nước nhỏ yếu quanh vùng, giống như Tàu đỏ tại Á Châu, xét cho cùng cũng chỉ hù dọa được các nước yếu láng giềng cô thế. Vì Nga ngày nay đã khác hẳn với thời Liên Xô cũ có đủ thứ, từ tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức mạnh quân sự và khí thế bao trùm khắp năm châu, làm cho Hoa Kỳ cũng phần nào phải nể nang e dè suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

            Còn Liên Bang Nga bây giờ chỉ là một nước hạng trung về kinh tế lẫn quân sự, tuy rằng vẫn còn chân trong ngủ cường tại Hội đồng bảo an LHQ nhưng chưa được nhận vào WTO. Sỡ dĩ có tình trạng sa sút và yếu kém này cũng vì chánh quyền Nga đã rơi vào tay một thiểu số tư bản đỏ (không quá 10 người). Chính bọn này mới đích thực là chủ nhân ông của đất nước, toàn quyền quyết định vận mệnh của quốc gia kể cả việc bầu bán tổng thống, thủ tướng từ Boris tới Putin.. Hiện chúng nắm giự hơn 50 % tổng sản lượng của nhà nước, khiến cho Nga ngày càng suy yếu đủ mọi mặt. Ðó là lý do Putin phải liều mạng, xua quân tấn chiếm một phần lảnh thổ Georgia, đe dọa Ba Lan và hâm mở lại cuộc chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ.

2 - PU TIN MUỐN LÀM SỐNG LẠI ÐẾ QUỐC ÐỎ :

            Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Institute of Directors, thì tình hình kinh tế thế giới có liên quan mật thiết tới các mõ dầu hỏa tại Trung Ðông, Trung Á và Biển Caspian. Hai cuộc chiến lật đổ Sadam Hussein tại Iraq vừa qua đã làm đảo lộn giá dầu trên thị trường, kéo theo sự thiệt hại hằng trăm tỷ mỹ kim của các nước tiêu thụ dầu vì sự tăng giá phi mã của vàng đen do tổ chức OPEC mà đứng đầu là Arab Saudi tự do đầu cơ thao túng. Theo công bố mới nhất của cơ quan Năng lương quốc tế (IEA) vào ngày thứ Ba 12-11-2013, cho biết năm 2016 Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới (vượt Arab Saudi) về sản xuất dầu thô và khí đốt, bỏ xa Nga vì sa sút kỹ thuật. 

            Nga Sô là một trong những nước sống nhờ vào việc sản xuất dầu thô và khí đốt, lại gặp lúc các nước đang phát triển như Ấn Ðộ, Trung Cộng, Nam Hàn.. rất cần năng lượng. Do đó Putin đã lợi dụng thời cơ toa rập với các nước sản xuất dầu trong việc tăng giá dầu lên tới bức thang báo động đỏ. Nhờ vậy đã thu vào một số ngân khoản kếch xù nhưng vẫn không đủ sức để chạy đua võ trang với các nước khác, trong lúc đời sống dân Nga so với các nước Ðông Âu cũ vẫn thua sút dù hiện tại nhìn vào thấy nền kinh tế Nga đang hồi phục nhưng rất mong manh vì nó trồi sụt theo giá dầu và số lượng được khai thác.

            Sau năm 1991 các nước chư hầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên của Nga ở phía nam trong khu vực Caucase và Hắc Hải như Georgia, Armenia, Azerbaijan, Ukrain đều tuyên bố độc lập. Hiện khu vực này được coi như là một điểm nóng đang sôi sục lửa chiến tranh vì dầu và hơi đốt dưới lòng biển Caspian nằm về phía nam rặng Caucase. Biển kín này có diện tích bằng nước Nhật với trử lượng dầu và hơi đốt chiếm 10% sản lượng thế giới, nằm giữa 5 nước Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Ba Tư. Dầu đang được khai thác nhiều như nước nhưng điều quan trọng nhất đối với các công ty ngoại quốc đang làm ăn tại đây, là phải vận chuyển cách nào để đưa được số vàng đen trị giá tới 4000 tỷ đô la ra khỏi khu vực nguy hiểm đầy bất trắc vì sự phá hoại các đường ống dẫn dầu và hơi đốt của lực lượng Hồi Giáo Chechnya ly khai ở phía Bắc và Nhóm du kích phát xít thân CS và Iran của người Kurd thuộc đảng PKK có căn cứ tại Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

            Thời Liên Xô còn làm chủ vùng này, Hắc Hải chẳng những là căn cứ của Hạm đội Nga tại Ðịa Trung Hải mà còn là nơi tập trung tất cả các ống dẫn dầu khí và hơi đốt từ Trung Á, Caspiene và Caucase tới đây để xuống tàu dầu phân phối đi khắp thế giới. Nhưng tình hình trở nên phức tạp khi ba nước quanh Biển Caspian là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan quyết tâm tẩy chay Nga-Ba Tư nhưng lại mở rộng cửa để đón các tập đoàn xăng dầu của Nhật và Tây Phương vào làm ăn khai thác.

             Việc tranh chấp dầu tại đây diễn ra không khác gì sự xung đột giữa hai đế quốc Liên Xô-Anh trong thế kỷ XIX. Lần này là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ-Âu Châu và Nga-Ba Tư-Trung Cộng. Tóm lại người Mỹ nhất quyết ngăn cản bằng mọi cách, không cho các ống dẫn dầu và hơi đốt của các nước Trung Á và khu vực Caspiene đi ngang qua Ba Tư ở phía nam cũng như tránh không vào lãnh thổ Nga trước khi ống dầu tới Hắc Hải. Ðó là lý do Putin xua quân tấn công Georgia ngày 8-8-2008 rồi xác nhận hai vùng đất đang ly khai của nước này là Abkhazia và Nam Ossetia là hai nước độc lập.

            Hiện chìa khóa để mở kho vàng đen vùng biển Caspian không phải của Nga hay Ba Tư mà chính là Baku thủ đô của Azerbaijan, nơi đặt tổng hành dinh của tất cả các đại công ty xăng dầu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là địa điểm lọc dầu trước khi chuyển vận tới Hắc Hải và Ðịa Trung Hải để xuống các tàu dầu.Vì Azerbaijan đã ngả theo Mỹ và Khối Nato hoàn toàn, lại tẩy chay Iran và Nga nên năm 2001 Iran đã ngang nhiên dùng vủ lực uy hiếp các tàu thăm dò dầu của Azerbaijan ở phía nam lãnh hải của nước này.

            Nhìn cục diện thế giới ngày nay, thấy Hoa Kỳ và Liên Bang Nga đối chọi nhau gần như xã láng trên mọi lĩnh vực. Ðây không phải là một đòn phép chính trị của hai quốc gia đàn anh trên thế giới, như đã từng xãy ra trước đây trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà là một sự thật xảy ra trước mắt khắp nơi ‘ giành giựt nhau để mà sinh tồn ‘ .
           
            Dầu hỏa và hơi đốt trong lãnh thổ Nga đang bị nguy ngập vì sự phá hoại của loạn quân, cộng thêm sự tẩy chay của hầu hết các mước Cộng Hòa cũ trong đó có ba quốc gia quanh biển Caspian, đã làm cho Putin đứng ngồi không yên. Ðó chính là lý do Nga liên kết với Ba Tư để ‘ ăn không được thì đạp đổ ‘ chứ không cho các nước ngoài nhảy vào giành giựt các tài nguyên vô giá hiện đang được khai thác trong vùng.

+ Nga muốn khống chế vùng biển Caspian như thời kỳ Liên Xô cũ :

            Ðiểm nóng nhất tại khu vực Caucase và Caspian hiện nay là Putin muốn các đường ống dẫn dầu và hơi đốt từ khắp lảnh thổ Liên Xô cũ trước khi rời các nhà máy lọc tại Baki, thủ đô của Azaibaijan, phải qua hải cảng Novorossiisk của Nga trên bờ Hắc Hải trước khi được phân phối khắp thế giới. Ảo vọng này cũng được Ba Tư tham lam níu bắt trong lúc mọi thứ hiện tại đều nằm ngoài tầm tay và quyền kiểm soát của hai nước này.

            Ðể thực hiện ý đồ này, ngay khi nắm quyền tổng thống lần đầu vào năm 2000, Putin đã ra lệnh quốc hửu hóa tất cả các công ty dầu khí trong nước. Vì vậy Putin độc quyền thao túng giá cả cũng như đe dọa cúp dầu đối với các nước tây phương. Riêng những nước Trung Á cũng phải lệ thuộc Nga qua việc bán dầu ra ngoài.

            Ðó la lý do có sự ra đời của một đường ống dẫn dầu và hơi đốt mới được khánh thành vào ngày 19-4-1999 hoàn toàn không liên hệ gì tới Nga, vì nó được nối liền Baku (Azaibaijan) với hải cảng Soupsa (Géorgie) trên bờ Hắc Hải, do dầu tư hợp tác của Hoa Kỳ, Nato và các nước Géorgie, Ukraine, Azerbaijan, Moldavie. Ðến tháng 10-1999 hai nước Thổ và Azerbaijan đã tuyên bố lại lập thêm một đường ống dẫn dầu khác nối liền Baku với hải cảng Ceyhan (Thổ) trên bờ biển Ðịa Trung Hải.

             Như vậy toàn bộ năng lượng ở phía nam Liên Xô cũ coi như hoàn toàn nằm ngoài lảnh thổ và sự vận chuyển không liên hệ tới người Nga. Nguy cơ hơn là nguồn năng lượng chiến lược của Mạc Tư Khoa tại phương bắc, gần như bị tắt nghẽn vì các nhóm khủng bố Chechnya ly khai phá thủng. Tình trạng nguy ngập đến nổi Nga phải dùng xe bồn vận chuyển dầu vòng qua đường khác xa hơn để tới thủ đô. Ngoài ra khủng bố Chechnia cũng đã phá vở kế hoạch lập một đường ống dẫn dầu và hơi đốt từ thủ đô Tenguiz (Kazakhstan) tới hải cảng Novorossiisk (Nga) , vì đường ống này phải qua lảnh thổ của bắc Daghestan.

            Một lần nữa lịch sử lại tái diễn tại Trung Á, lần trước là Sa Hoàng và đế quốc Anh vào thế kỷ XIX. Lần này là Hoa Kỳ và Nga Sô, cả hai đang giành giựt ráo riết quyền kiểm soát dầu hỏa và khí đốt tại hai nước Cộng Hòa cũ của liên Xô là Turkmenistan và Ouzbekistan.

            Không riêng gì Nga phẩn uất trước sự kiện bị các nước Cộng Hòa cũ cho ra rìa tại vùng biển Caspian và Trung Á mà có cả Ba Tư cũng thù hận Mỹ không kém gì Nga vì các đường ống dẫn dầu chạy qua hai nước để ra Hắc Hải và Ðịa Trung Hải đều bị các công ty xăng dầu thế giới do Mỹ cầm đầu đã bị hủy bỏ. Trong khi đó ai cũng tán đồng kế hoạch của Mỹ thực hiện đường ống dẫn từ Turkmenistan chun xuống biển Caspian tới Baku và Thổ ra Ðịa Trung Hải. Chi phí thực hiện cũng tốn khoảng 4 tỷ đô la bằng dự án mà Pháp đã hợp tác với Ba Tư .

            Còn một điều quan trọng khác mà ít ai biết tới. Ðó là chẳng những Hoa Kỳ không muốn vùng Trung Á và Biển Caspian lệ thuộc Nga-Ba Tư, mà còn phải độc lập với các nước Hồi Giáo sản xuất dầu Trung Ðông gọi chung là OPEC. Ðiều này thật sự không phải do người Mỹ muốn mà nguyên do từ các nước trên vì nếu dầu và hơi đốt từ Trung Á và Biển Caspian có mặt trên thị trường, thì OPEC sẽ không còn thế độc tôn tự ý quyết định giá dầu như hiện nay.

            Tóm lại từ khi Putin nắm quyền, đã coi dầu khí như một quốc sách chiến lược nên tận dụng khai thác các mõ dầu cũ khắp nước bằng kỹ thuật của Âu-Mỹ nhờ vậy năng suất tăng hơn trước. Do đó các mõ càng ngày càng có triệu chứng suy giảm vì Nga chỉ chú trọng tới việc hút dầu mà chẳng bao giờ thèm để ý tới việc đầu tư cải thiện kỹ thuật. Trong khi đó Putin lại ưu đãi các công ty quốc doanh ra mặt chèn ép các hảng ngoại quốc đang chung vốn làm ăn. Ðó là lý do vốn đầu tư ngoại quốc tại Nga không hơn không kém là tiền cho vay trả nợ vì không một nước nào còn tin Nga từ quá khứ cho tới hiện tại.

            Nên các nhà bình luận đã nhận xét rằng kinh tế Nga đang mạnh nhưng rất mong manh vì nguồn lợi dầu trước mắt đang xuống thấp, nhất là khi giá cả đã bình thường trở lại. Năm ngoái mỗi ngày Nga sản xuất 9,9 triệu thùng. Nhưng từ đầu năm 2008 tới nay sản lượng càng ngày càng thấp nhưng nhờ giá cả tăng nên tiền thu không thay đổi. Tóm lại tiền bán dầu hằng năm chiếm tới 65% hàng xuất cảng và chiếm 50% ngân sách nước Nga

-Putin biểu dương sức mạnh quân sự tại Georgia :

            Georgia hiện là một trong những đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Hắc Hải ,vì là nơi đang có hai ống dẫn dầu từ Trung Á và Azerbaijan tới để ra Ðiạ Trung Hải với trọng tải 2 triệu thùng/1 ngày. Ðây cũng là nơi đang dự định sẽ có một đường ống thứ ba ngang qua, từ Bakou tới hải cảng Ceyhan thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ðường ống này sẽ tải dầu tới các nước Âu Châu kể cả Ukrain mà không lệ thuộc vào Nga nữa.

            Ðó là nguyên nhân của cuộc chiến đã xãy ra tai nước trên. Nhưng cũng nhờ có cuộc chiến vừa qua thế giới mới nhận thức được sức mạnh của một siêu cường khi đối chiến với một tiểu quốc. Thì ra quân Nga ngày nay rất thiếu thốn quân trang dụng cũng như không đủ tinh thần chiến đấu nếu đụng trận với các nước mạnh tại Âu Châu, nói chi với Hoa Kỳ. Ðiều này cũng dễ hiểu vì chi phí quốc phòng của Nga năm 2007 chỉ có 11,2 tỷ USD (300 tỷ Rúp) trong khi đó Trung Cộng chi 122 tỷ Mỹ kim, Liên Âu 289 tỷ còn Mỹ tới 700 tỷ đô la.

            Rồi để gọi là trả đủa thêm vụ Thủ tướng Donald Tush và Tổng thống Ba Lan là Lech Kalzynski vao ngày 20-8-2008 đã cùng với ngoại trưởng Mỹ là bà Condollezza Rice ký hiệp ước theo đó Ba Lan cho phép Hoa Kỳ được đặt giàn phi đạn lá chắn chống phi dạn trong lảnh thổ với mục đích bảo vệ Âu Châu.. Vì vậy một tuần sau Nga đã bắn thử một Hỏa tiển liên lục địa có tầm dài 6000 km, nói là sẽ xuyên qua lá chắn chống phi đạn của Mỹ.

            Cuối cùng là màn Putin cùng với Tàu đỏ và các chư hầu cũ tại Trung Á như Kazakhastan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan liên minh để đối đầu với 27 nước Liên Âu đang chống lại Nga Sô qua việc ngang nhiên xua quân cưởng chiếm Geprgia.
           
           Trong khi đó theo các tài liệu vừa được giải mật và cho phép tham khảo, nhờ vậy ta biết được tính tới năm 2005, Hoa Kỳ có khoảng 737 căn cứ quân sự rãi rác khắp hoàn cầu, với quân số tính tới năm 2005 gồm cả trong và ngoài nước là 1.840.000 người, cộng thêm 473.306 nhân viên dân chính thuộc Bộ quốc phòng và 203.328 nhân viên ngoại ngạch phù động. Sau ngày 11-9-2001 Hoa Kỳ đã thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự khổng lồ tại A Phú Hản, Iraq, Israel, Kyrgyzstan, Qatar, Uzberkistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Kosovo và ngay cả trên lảnh thổ Anh quốc. Tại Trung Ðông, quân lực Mỹ có nhiều căn cứ quân sự tại Jordan, dọc theo biên giới hai nước Syria và Iraq. Ở Saudi Arab, tuy bộ binh Mỹ đã rút từ năm 2003 nhưng vẫn còn duy trì Hạm Ðội 6 và nhiều phi đội B-52 tại căn cứ Jeddan.

            Do nhu cầu chiến lược nên đương kim Tổng Thống G.W.Bush đã quyết định thay đổi chiến thuật cũ không còn phù hợp với sự biến động của thế giơi do Trung Cộng và Nga chủ xướng. Sự biến đổi phòng thủ còn có nghĩa là sự điều động quân đội Mỹ tới những nơi có giá trị nhất. Ðó là lý do Hoa Thịnh Ðốn sẽ rút khỏi Ðức vào năm 2007-2008 hai sư đoàn gồm SÐ1 Kỵ Binh và SÐ1 Pháo Binh. Năm 2005, Mỹ đã rút khỏi Nam Hàn 1 lử đoàn Pháo binh thuộc SÐ2.

            Từ khi Trung Cộng hòa hoản lại với Nga và công khai phát triển bộ máy quân sự nhất là Hải quân, Hoa Thịnh Ðón cũng hoạch định lại chiến lược phòng thủ nước Mỹ bằng cách xây dựng căn cứ và dồn hết tiềm lực quân sự vào bốn khu vực nóng , đó là Âu Châu, Bắc Á (Nam Hàn-Nhật Bản), Ðông Á (Ðài Loan) và Trung Ðông. Sự kiện Hoa Kỳ tái lập Hạm Ðội 4 do Thiếu tướng Josej Kernan làm tư lệnh với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, kiểm soát tàu bè, ngăn chận tàu ngầm ra vào kênh đào Panama và hai bờ Thái Bình và Ðại Tây Dương của Trung và Nam Mỹ, hoạt động từ tháng 4-2008 là một minh chứng .

             Cũng từ đó Không Lực Mỹ sẽ cho ra đời một hệ thống vũ khí nhằm làm tê liệt thần kinh đối phương ngay trên trận tuyến, gọi chung là ADS song song với sự phát triển các tia Laser mang bí số Pulsed Energy Projecttile, có sức mạnh kinh khủng nhằm tấn công vào trung khu thần kinh kẻ thù. Trong khi đó Bộ Binh đặc biệt Thủy Quân Lục Chiến đang sử dụng rất thành công tại chiến trường Iraq, loại vũ khí mới tên Smaw-Ne được biến cải từ loại súng phóng hỏa tiển kê vai USMC. Ðây là vũ khí được sử dụng trong thành phố, dùng phá các chướng ngại vật như lô cốt, pháo đài, các tòa nhà xây cất kiên cố. Không quân Mỹ cũng đã có một loại vũ khí mới nhằm tiêu diệt kẻ thù ẩn náu trong hầm hố hay các tòa nhà. Ðó là Ðỉa bay Robot Modular Disc-Wing Urban Cruise Munition do công ty Triton Systems ở Massachusetts sản xuất. Ðỉa bay được phóng từ một khẩu súng đặc biệt nhắm vào kẻ thù đang ẩn nắp theo sự điều khiển của người lính.

            Nhằm làm chủ không gian mọi mặt, Không Lực Mỹ sắp đem sử dụng loại Máy bay do thám Mach 10 để thay thế loại máy bay SR-71 Blackbird Mach 3 đã lổi thời. Ngoài ra KQ cũng đang trong vòng thử nghiệm loại máy bay do thám không người lái bay nhanh gấp 3 lần vận tốc Mach 10 kinh phí lên tới 100 triệu mỹ kim. Công ty Lockheer Martin với sự hợp tác của cơ quan không gian Nasa và Darpa, năm 2008 sẽ cho cất cánh hai chiếc Falcon Hypersonic Test Vehicles. Ngoài ra KQ còn sử dụng một thiết bị do thám cầm tay gọi là Boomerang dùng bin, gắn vào con mắt Robot trên các loại máy bay do thám không người lái, giảm bớt tiếng ồn của động cơ và làm cho nó trở nên vô hình trên màn ảnh.

            Ðể duy trì quyền lực trên biển, Hải quân Hoa Kỳ luôn luôn sẵn có 12 Hàng Không Mẫu Hạm và các Phi Ðoàn Chiến Thuật. Quan trọng nhất là Hải Quân Hoa Kỳ đã tối tân hoá, gần như toàn diện các hàng không mẫu hạm, bằng những con tàu thuộc thế hệ Nimitz và CVX, chạy bằng năng lượng nguyên tử, có trọng tải trên 90.000 tấn với chiều dài 335m. Trên mỗi hàng không mẫu hạm Nimitz, đều có trang bị 4 giàn phóng bằng hơi nước, 4 dây cáp giữ máy bay lại khi hạ cánh. Sân tàu có một phi đoàn, gồm 76 máy bay đủ loại như chiến đấu cơ, oanh tac cơ, thám thính cơ và trực thăng.

             Ðặc biệt, hạm đội nào cũng đều mang theo nhiều bom nguyên tử. Từ năm 1995, công ty đóng tàu Newport New Shipbuilding, đã chuyển giao cho Hải quân Mỹ chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử John Stennis. Năm 1998 lại giao chiếc Harry Truman và 2003 là chiếc Ronald Reagan (chiếc thứ 9 trong thế hệ tàu nguyên tử Nimitz). Hiện Mỹ đang thử nghiệm các loại tàu CVX, để thay dần các tàu chiến cũ, hầu hoạt động hữu hiệu trong thế kỷ XXI. Tóm lại, Mỹ đả bỏ xa hải quân Nga, Anh, Pháp. Riêng Trung Cộng nếu muốn bắt kịp, phải chờ tới nhiều năm sau nhưng với điều kiện là phải giàu như Hoa Kỳ, mới có đủ tiền đóng tàu thế hệ mới, vì mỗi chiếc tốn cả tỷ mỷ kim.

            Hoa kỳ hiện vẫn đang đang duy trì sự cấm vận các loại kỷ thuật quốc phòng cao đối với Bắc Kinh, chẳng những từ Mỹ mà ngay Do Thái cũng phải tuân hành như vụ cấm không cho nước này bán hệ thống Rada Phalcon cho Tàu. Song song với việc phát triển các vũ khí chiến lược, Hải quân Hoa Kỳ đã tăng cường sức mạnh tại Thái Bình Dương qua việc dời Hạm Ðội 6 và nhiều lực lượng chiến đấu từ Âu Châu về đây, để liên minh quân sự với các nước Ðông Nam Á trong đó có hai đồng minh mạnh và quan trọng nhất là Ấn Ðộ và Nhật Bổn.

            Biến cố Trung Cộng thử nghiệm thành công việc chế tạo loại hỏa tiển diệt vệ tinh, làm cho người Mỹ thực sự mở mắt và chính thức xóa tan giấc mộng dùng lợi nhuận để mong đồng hành với Tàu đỏ ‘ chia hai thế giới ‘.Ðó là lý do Hoa Kỳ chọn đảo Guam làm một căn cứ Hải Quân lớn và quan trọng nhất, đồng thời cũng là tiền trạm của Ðệ Thất Hạm Ðội hiện có tới 6 Hàng Không Mẫu Hạm. Guam còn là một căn cứ Không Quân luôn luôn có đủ các loại Oanh Tạc và Chiến Ðấu Cơ thả bom có tầm hoạt động xa, trong đó có loại máy bay siêu thanh F-22 sắp đưa vào hoạt động.

            Một trong những vũ khí hủy diệt nổi tiếng của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay là loại tàu trang bị dàn phóng có thể bắn một lúc 20 hỏa tiển trong vòng 1 phút với mục tiêu cách xa 100 km. Sự lợi hại càng tăng khi thay đổi thuốc súng bằng điện từ trường, lúc đó vận tốc tác xạ 6km/1 giây nên số đạn bắn tăng từ 232 ố 5000 quả. Ngoài ra Hải Quân cũng đang thử nghiệm 2 tàu hủy diệt loại mới DDG1000S, có khả năng tác xạ tương đương với một tiểu đoàn pháo binh hiện đại, với các khả năng bắn nhanh từ vận tốc Mach 7, tầm hủy diệt gấp đôi lên tới 17 megajoules và xa tới 450 km, đủ sức tiêu diệt cùng thời gian 100 mục tiêu của đich.

            Song song Hải Quân Mỹ còn có loại tàu đâc biệt dùng vận chuyển Người Nhái mang tên Stiletto dài 27m, nặng 60 tấn. Ðây là con tàu chạy nhanh nhất thế giới hiện nay, được trang bị 4 động cơ loại Caterpillar C32 không gây tiếng động nhiều, có vận tốc cực nhanh lên tới 50 knots. Tàu có nhiệm vụ vận chuyển Người Nhái (SEALS) vào vùng trách nhiệm, do 3 tài công điều khiển. Các SEALS rời tàu bằng xuồng phao hay một loại máy bay do thám nhỏ đậu sẳn trên nóc. Ở những vùng biển động, tàu có thể neo suốt 8 giờ , trong những cơn sóng cao tới 3,2m chờ người Nhái hay Robot hoạt động.

            Nhưng lợi hại nhất trong kho vũ khí hiện đại của Mỹ hiện nay vẫn là Hỏa Tiển Siêu Thanh PGS gồm có Hỏa Tiển Triden II được phóng từ tàu ngầm và Hỏa Tiển X-51 phóng từ B 52 qua một rocket., sẽ đạt tới một vận tốc tối đa 600 dặm/1 phút tấn công vào những mục tiêu được lựa chọn. Tàu ngầm trang bị các loại hỏa tiển trên luôn túc trực trong vùng biển Thái Bình Dương đối diện với Trung Cộng, Bắc Hàn và Nga. Khi có chiến tranh, chỉ cần có lệnh khai hỏa của Tổng Thống thì tàu sẽ nổi lên mặt nước và phóng lên bầu trời Hỏa Tiển Ðạn Ðạo Triden II nặng 65 tấn. Thời gian chỉ tốn 2 phút, hỏa tiện sẽ vận chuyển với tốc độ 6km/1 giây, xuyên qua bầu khí quyển lúc đó vận tốc đã đạt hằng ngàn km/1 giờ.

            Khi hành trình của hỏa tiển đạt tới đích của phương trình chuyển động tại đỉnh Parabol trong không gian. Tại đây hỏa tiển sẽ tự động tách rời 4 đầu đạn chứa đầy những đinh Tungsten cứng gấp 2 lần thép. Bốn đầu đạn này sẽ đâm xuống các mục tiêu được định sẳn ở địa cầu với vận tốc 13.000 dặm/1giờ. Khi chúng vừa tới trên đầu mục tiêu, thì các đầu đạn sẽ nổ tung , bắn ra hàng ngàn đinh sắt, mỗi đinh có sức công phá gấp 12 lần đạn Caliber. Tất cả khu vực thuộc mục tiêu nằm trong diện tích 9000 km2 đều bị tận diệt phá hủy bởi trận đinh xoáy này.Loại vũ khí tối tân này đã được hoạch định từ năm 1990 và được thực hiện nhằm chống lại sự tăng gia bộ máy quân sự khổng lồ của Trung Cộng. Kế họach PGS này bao gồm rất nhiều loại vũ khí mới trong đó có các thế hệ máy bay do thám không người lái, máy bay chiến đấu Robot (MQ-4 Predator) đang được sử dụng tại A Phú Hản và Iraq.

            Qua kinh nghiệm ngày 20-8-1998, khi chiếc Tuần Dươg Hạm USS Abraham Lincoln neo tại bờ biển Ả Rập và tác xạ vào Trại huấn luyện Al Qaeda ở miền đông A Phú Hản bằng những trái hỏa tiển Tomahaws có vận tốc 550 dặm/1 giờ. Nhưng tiếc thay lần đó đã giết hụt tên đầu sõ khủng bố quốc tế Bin Laden vì Y đã rời trại hơn 1 giờ. Do đó Robert Kehler giới chức chỉ huy chương trình PGS thuộc Bộ Quốc Phòng nói ‘ chiến tranh hiện nay la thời gian, chúng tôi đã biết cách để tấn công từ xa và thật chính xác ‘.

            Tóm lại sự tương quan lực lượng quân sự giữa Nga Mỹ ngày nay ai cũng thấy rõ nên việc gây chiến của Putin tại Georgia năm 2008 hay Ukraine ngày nay,  cũng chỉ là muốn lấy lại chút thể diện cho Nga khi cố tình lập lại những gì mà người Mỹ và Nato đã làm vào ngày 24-3-1999 tại thủ đô Belgrade của liên bang Nam Tư. Tóm lại Vladimir Putin thật sự đang đùa với lửa qua những thái độ và hành động gần như khiêu khích Hoa Kỳ. Trong lúc tại Nga, tình hình an ninh nội bộ gần như bế tắc vô phương giải quyết. Rồi những khó khăn về kinh tế, xã hội, chính trị..đưa tới tệ nạn kỳ thị chủng tộc trong một quốc gia đa quốc gia mà đa số là người Slave (Nga). Cuối cùng tất cả sẽ trở thành nan giải khi kinh tế bị suy thoái vì giá dầu sụt giãm và vũ khí chế tạo không có khách hàng. (ngoài Tàu đỏ và VC).

            Điểm khác biệt giữa Hoa Kỳ với Nga-Trung Cộng là nước Mỹ dù có tranh chấp nội bộ đến mức nào chăng nữa, thì cũng được người dân đem ra thanh toán nợ nần qua các cuộc bầu cử. Còn Nga và Trung Cộng khi gặp các trạng huống bi đát trên như nước Mỹ, thì chỉ có cách tan rã như Liên Bang Sô Viết năm 1991.
           
           
            Vĩnh viển Putin không bao giờ làm cho nước Nga trở lại một siêu cường như trước năm 1985..

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 2-2014
Mường Giang

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen