Tư lệnh hải quân Mỹ: Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea
20.03.2014
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích
các khuynh hướng của Trung Quốc muốn giành lại đất đai. Đô đốc Harry Harris cảnh
báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành
động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ
rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy
ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
Báo Financial Times hôm qua tường trình rằng tại hội nghị an ninh ở Jakarta hôm thứ Tư, Đô Đốc Harris cảnh báo rằng 'sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta' sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không.
Tờ The Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris, nói với các đại biểu tại hội nghị, trong đó các giới chức quân sự cấp cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, rằng 'điều cấp thiết là mọi quốc gia có đại diện tại cuộc đối thoại này hôm nay phải làm thế nào để tình huống đó không bao giờ xảy ra tại khu vực này'.
Lập trường ngày càng hung hãn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã đào sâu các cuộc tranh chấp với các nước khác cùng đòi chủ quyền tại một phần các vùng biển này, trong đó có Việt Nam và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Giới phân tích nói chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ của Tổng Thống Obama một phần là để đáp ứng trước sức mạnh hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Quốc, và mối lo sợ rằng lập trường bất khoan nhượng của Bắc Kinh có thể phương hại tới các tuyến hàng hải chủ yếu của thế giới.
Tin của Skalanews tường trình Bộ Quốc phòng Indonesia một lần nữa lại tổ chức cuộc Đối thoại Quốc phòng Quốc tế Jakarta (gọi tắt là JIDD), lần này kéo dài 2 ngày, từ ngày 19 tới ngày 20 tháng Ba.
Nguồn tin cho hay, cuộc đối thoại thường niên này do Phó Tổng Thống Indonesia Boediono chủ trì, và có sự tham dự của 6 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Indonesia, Australia, Bangladesh, Hà Lan, Papua New Guinea, và Đông Timor.
Các vị Tư Lệnh Lực lượng Quốc phòng Indonesia, Australia, Papua New Guinea, Sri Lanka và Đông Timor cũng tham dự hội nghị. Chủ đề của hội nghị là 'xây dựng cơ chế hợp tác hàng hải vì an ninh và ổn định'.
Hợp tác để duy trì và củng cố an ninh hàng hải đã trở nên quan trọng trong mấy năm gần đây vì những căng thẳng do các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên các vùng biển trong khu vực trong mấy năm gần đây.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực nhằm đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông còn bày tỏ sự hậu thuẫn cho Philippine trong cố gắng của nước này nhằm giải quyết cuộc tranh chấp qua Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye.
Đô đốc Harry Harris, có mẹ là người Nhật. Ông trở thành Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm 2013. Ðô đốc Harris là giới chức Mỹ gốc Á cao cấp nhất trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.
Nguồn: JIDD.org, The Financial Times
Báo Financial Times hôm qua tường trình rằng tại hội nghị an ninh ở Jakarta hôm thứ Tư, Đô Đốc Harris cảnh báo rằng 'sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta' sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không.
Tờ The Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris, nói với các đại biểu tại hội nghị, trong đó các giới chức quân sự cấp cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, rằng 'điều cấp thiết là mọi quốc gia có đại diện tại cuộc đối thoại này hôm nay phải làm thế nào để tình huống đó không bao giờ xảy ra tại khu vực này'.
Lập trường ngày càng hung hãn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã đào sâu các cuộc tranh chấp với các nước khác cùng đòi chủ quyền tại một phần các vùng biển này, trong đó có Việt Nam và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Giới phân tích nói chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ của Tổng Thống Obama một phần là để đáp ứng trước sức mạnh hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Quốc, và mối lo sợ rằng lập trường bất khoan nhượng của Bắc Kinh có thể phương hại tới các tuyến hàng hải chủ yếu của thế giới.
Tin của Skalanews tường trình Bộ Quốc phòng Indonesia một lần nữa lại tổ chức cuộc Đối thoại Quốc phòng Quốc tế Jakarta (gọi tắt là JIDD), lần này kéo dài 2 ngày, từ ngày 19 tới ngày 20 tháng Ba.
Nguồn tin cho hay, cuộc đối thoại thường niên này do Phó Tổng Thống Indonesia Boediono chủ trì, và có sự tham dự của 6 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Indonesia, Australia, Bangladesh, Hà Lan, Papua New Guinea, và Đông Timor.
Các vị Tư Lệnh Lực lượng Quốc phòng Indonesia, Australia, Papua New Guinea, Sri Lanka và Đông Timor cũng tham dự hội nghị. Chủ đề của hội nghị là 'xây dựng cơ chế hợp tác hàng hải vì an ninh và ổn định'.
Hợp tác để duy trì và củng cố an ninh hàng hải đã trở nên quan trọng trong mấy năm gần đây vì những căng thẳng do các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên các vùng biển trong khu vực trong mấy năm gần đây.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực nhằm đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông còn bày tỏ sự hậu thuẫn cho Philippine trong cố gắng của nước này nhằm giải quyết cuộc tranh chấp qua Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye.
Đô đốc Harry Harris, có mẹ là người Nhật. Ông trở thành Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm 2013. Ðô đốc Harris là giới chức Mỹ gốc Á cao cấp nhất trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.
Nguồn: JIDD.org, The Financial Times
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen