Quân đội Trung Quốc sợ ai?
Dân Làm Báo thân gửi đến bạn đọc
trong thôn bài viết của Giáo sư - bác sĩ Thạch Nguyễn là Giám đốc Khoa
Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN., thành viên gốc Việt đầu tiên và
duy nhất trong ban chấp hành trường Tim mạch học Hoa Kỳ (American Cardiology of Cardiology: ACC), là người có thâm niên giảng dạy tại các
trường ĐH danh tiếng ở Trung Quốc. Trong bài diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự
của trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch đã chia sẻ: “Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm tôi đều đi dạy học ở Bắc Kinh,
Thượng Hải hay Nam Kinh. Năm 1994, có một số bạn Việt Nam thấy tôi đi Trung Quốc
nhiều mà không ghé Việt Nam, thì họ thắc mắc tại sao tôi hay đi làm việc ở Trung
Quốc mà không hay đi Việt Nam hay những quốc gia khác.
Tôi trả lời là có
một thôi thúc mãnh liệt khiến tôi đi làm việc nhiều ở Trung Quốc là vì tôi muốn
đảo ngược một hướng lịch sử đã đã kéo dài gần 2.000 năm. Trong suốt gần 2.000
năm qua, cho đến tận thế kỷ 20, các học giả Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều
phải đến Bắc Kinh Trung Quốc để học hỏi về Khổng giáo hay tham vấn một kỹ thuật
và nghệ thuật trị quốc khác. Nay tôi muốn đến Bắc Kinh để dạy lại và đóng góp
vào sự phát triển và lớn mạnh của ngành tim mạch Trung Quốc.
*
Quân đội Trung
Quốc Sợ Ai?
Trong 20 năm qua, do những cơ
duyên lịch sử lạ lùng, tôi đã có cơ hội làm việc ở Trung Quốc (TQ) trong mảng
dân sự cũng như quân sự. Tôi đã ăn ở nhiều lần tại Điếu Ngư Đài, nhà khách của
chính phủ TQ. Tôi đã giảng dạy ở Bệnh viện Trung Ương 301 của Quân đội TQ, và
nhiều trường đại học khác. Trong một chuyến thỉnh giảng theo lời mời của Quân y
viện Thẩm Dương, nơi có tổng hành dinh quân sự miền Đông Bắc, tôi được mời đi
thăm nhà máy chế tạo máy bay chiến đấu của họ. Thật không dễ dàng cho tôi chút
nào khi đi xem những bảo tàng trưng bày những vũ khí mà triều Hán, Nguyên, Minh,
Thanh đã sử dụng để xâm lược VN 2000 năm trước. Tôi buồn khi đến mộ Minh Thành
Tổ, đại đế Trung Hoa đã ra lệnh xâm lược VN vào năm 1407. Tuy nhiên, việc chứng
kiến nhiều sự kiện lạ lùng trong 20 năm gần đây của lịch sử cận đại còn đau đớn
hơn nhiều.
Kẻ nội thù đối với nhiều sĩ quan
TQ
Cuộc đời của họ cũng nặng nề như
những người khác. Họ gia nhập quân ngũ để có một đời sống tiện nghi hơn, làm ít
nhưng lương cao và ổn định hơn. Sau đó là tìm một trường tốt cho đứa con một,
hầu hết là cậu ấm, và tiếp đến là tìm cho chúng một học bổng du học Mỹ. Đó là
giấc mơ của họ. Chuyện chiến đấu không nằm trong kế hoạch tương lai của họ. Tuy
nhiên, trong quân đội hay chính quyền, để leo cao trên bậc thang danh vọng, kẻ
thù chính không phải là người Mỹ. Không phải người Âu. Không phải người Nhật. Mà
là chính người Trung quốc với nhau. Để leo cao, người ta phải đè đầu cưỡi cổ
những người khác và nhiều người không ngại dẫm đạp lên đầu trên cổ đồng bào hay
gia đình mình để thăng quan tiến chức hay tìm một ghế trong bộ máy cầm quyền Bắc
Kinh.
Cuộc tranh đấu của những lớp người
trong và ngoài Đảng
Những hành động xấu xa của những
kẻ giàu có và quyền lực trong chính quyền và đảng CS không lọt qua nổi con mắt
tinh tường của mọi người dân. Tôi đã nghe nhiều chỉ trích về những hành động xấu
xa của nhóm 10 người trong Bộ chính trị, trong Ủy ban Nhân Dân, trong Thường
Vụ... Họ ăn cắp công quĩ, cướp đất nông dân (như ở Tiên Lãng), mua căn hộ sang
trọng cho bồ nhí, thu vén tiền bạc cho gia đình chuyển ra nước ngoài, mua nhà và
xin thẻ xanh ở Mỹ. Những người dân thường và đảng viên cấp dưới đã vô cùng oán
hận khi phải bợ đỡ, hối lộ, cũng như thỏa mãn những đòi hỏi tình dục của xếp,
những đảng viên cấp cao. Họ nhận thức rõ mình chỉ là đám tên nô lệ tân thời,
phải quị luỵ, luồn cúi trước bí thư đảng ủy, hay phải đối phó với một gã công an
đầu đường chặn xe hay nhân viên thuế vụ mỗi dịp cuối năm.
Người Dân Trung quốc nghĩ gì về
Việt Nam?
Trong một quốc gia lúc nào cũng có
nhiều bè phái. Cánh quân sự Trung quốc muốn phiêu lưu xa hơn bằng vũ lực. Nhưng
nó đã tạo ra những phản ứng ngược. Đa số người dân Trung quốc muốn được đi trên
con đường của thế giới văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, họ cần nghe tiếng nói
trung thực của người dân Việt Nam. Người Việt cần lên án những hành động hiếu
chiến của đám diều hâu trong quân đội TQ đang ngồi chễm chệ ở Văn phòng Tổng đốc
Lưỡng Quảng ở Quảng Châu hay tại dinh Thái Thú Đặc Mệnh Toàn Quyền ở Hà
Nội.
Đối với đám diều hâu hiếu chiến,
đám tướng lãnh chóp bu trong quân đội địa phương thì chẳng khác gì hoạn quan,
tốt mã nhưng vô dụng. Các quan to ở triều đình chỉ là những con chó săn (CS) cho
thiên triều Bắc Kinh. Đám vô lại này đã đem chủ nghĩa Mác Lê rác rưởi để đầu độc
cả một dân tộc như chính sách ngu dân của Trương Phụ khi đốt tất cả các thư tịch
cổ của Việt Nam, chỉ chừa lại các sách triết học và tôn giáo. Chủ nghĩa Mác Lê
đã hủy diệt bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam trong chiến tranh Quốc Cộng để
giờ đây, sự hy sinh đó chỉ để vỗ béo đám lãnh đạo và bầu đoàn thê tử. Việc cấm
đoán kỷ niệm cuộc chiến 1979 được giải thích là do một cú điện thoại nóng từ Bắc
Kinh. Làm gì có cú điện thoại qua đường dây nóng đó. Chỉ có đường dây điện thoại
đỏ từ Quảng Châu thôi. Khi giải thích cho những học giả Trung Quốc, trong tiếng
Việt, chữ tắt CS là chó săn, họ nghĩ ngay đến việc đổi tên đảng ở VN vì chính họ
không muốn dây vào đám khuyển mã. Thái độ quị luỵ, luồn cúi của các quan chức VN
khi đi sứ khất nợ chiến tranh làm ô nhục cho tổ quốc VN. Cuối cùng, họ phải bán
rẻ đất, biển của cha ông để trả nợ vũ khí trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng
1954-1975. Rẻ mạt như khi Pháp bán Louisiana hay Nga bán Alaska cho Mỹ. Có đảng
viên CS VN nào dám hãnh diện giơ cao thẻ đảng CS VN ở TQ hay Mỹ không? Tại Mỹ,
Nga, Âu châu hay TQ, thẻ đảng là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp của môn ăn
cắp, đục khoét của công, dối trá, lường gạt gia đình, dân tộc và cả lừa mị chính
mình nữa. Tôn Dật Tiên đã phải thốt lên: “Người VN cư xử như vậy vì họ đã
quen làm nô lệ!” Những hành động của đảng CS VN tại TQ là bằng chứng hùng
hồn cho thái độ hèn với giặc, ác với dân. Nhục này biết bao giờ rửa
sạch?
Làm sao để biết quốc gia này có
thể chận đứng một đoàn quân xâm lược?
Khi dạy học ở Hàn quốc, tôi không
ngạc nhiên khi trao đổi với những trí thức về thái độ hiếu chiến của người Tàu
và người Nhật. Tuy nhiên, tôi hỏi những bà cụ già, những người đàn bà làm việc
chân tay, một người buôn thúng bán bưng trên đường phố. Khi họ dạy tôi một bài
học sắc bén về chủ nghĩa ái quốc bài Hoa, tôi biết TQlà bên thua cuộc trong cuộc
xung đột với người Hàn quốc. Việc này cũng xảy ra ở Nhật bản hay Đài loan. Tinh
thần chống CS Tàu thấm tận xương tủy mỗi người dân ở mọi tầng lớp, mọi tuổi.
Già, trẻ, lớn, bé… họ hợp thành một lực lượng chống TQ mạnh mẽ và hữu hiệu. Tôi
học được bài học đầu tiên và căm ghét quân xâm lược qua những lời nhẹ nhàng của
một bà mẹ chưa học hết lớp năm. Lời răn ái quốc của các bậc cha mẹ ắt mạnh mẽ
gấp vạn lần những thông điệp rỗng tuếch của những ông tổng bí thư của băng đảng
phường bán nước.
Hôm nay kỷ niệm ngày TQ tấn công
Việt Nam theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Ai sẽ là chiến sĩ mạnh mẽ nhất chống lại
mọi đoàn quân xâm lược? Đó là toàn thể nhân dân Việt Nam, già trẻ lớn bé, đàn
ông, đàn bà, có học nhiều hay học ít... Quân xâm lược sợ ai nhất?
Cũng là sợ hãi toàn bộ người dân Việt
Nam. Đó là nhưng người can đảm nói lên sự thực. Những người dám đưa
những hình ảnh, bằng chứng sống động về sự tàn bạo và bất công của một thể chế
bán nước ra trước công luận thế giới. Và đằng sau họ, là một dân tộc 90 triệu
người đang phẫn nộ, mặc dù không phải ai cũng cất cao tiếng thét căm giận. Nên
hiểu rằng, sự im lặng cũng đồng nghĩa với khinh bỉ.
Một lời nguyện cầu dâng lên
các Tiền nhân đất Việt: Trong ngày kỷ niệm đau thương của lịch sử, cúi
xin Tổ tiên phù hộ cho dân tộc và đất nước chúng ta được tự do, độc lập và no
ấm. Xin các bác, các cụ, các anh chị, các em, các bạn hãy tiếp tục tranh đấu
chống bọn hiếu chiến xâm lăng, chống lại những kẻ đã và đang bán nước. Lời nói,
hành động của các bạn đã làm ấm lòng và cổ vũ mọi con dân Việt trong và ngoài
nước. Các bạn là ngọn đuốc đi đầu, dẫn đường. Tự do của nhân dân, độc lập của
dân tộc là trên hết. Khi thời điểm chín mùi, các bạn sẽ là những kẻ đánh bại bọn
bán nước, vì sự thực và lẽ phải thuộc về chúng ta, tất cả những người dân VN yêu
nước.
Tác giả:
GS. BS
Thạch Nguyễn, GĐ Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN, Member
of the Board of Trustees, the (American) Society of Cardiovascular and
Interventions, WDC, USA. Member, International Work Group, Interventional
Section, Trường Môn Tim Mạch Học Hoa Kỳ. GS Thỉnh giảng ĐH Y khoa Nam Kinh, GS
danh dự ĐH Y khoa Hà Nội. GS thỉnh giảng Quân y viện 301 của Giải phóng quân
Trung quốc, BV Hữu Nghị, BV Nam Kinh., BV Chao Yang, ĐH YK Thủ Đô GS Viện Tim
mạch học Lão Khoa, Trung Quốc. Biên tập viên tạp chí Tim mạch học Can thiệp, NJ,
Hoa Kỳ; tạp chí y học Trung quốc và tạp chí tim mạch học lão khoa, Bắc Kinh
TQ.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen