Bạo động tại Kiev : Châu Âu có thể trừng phạt Ukraina
Người biểu tình chống chính phủ Ukraina vẫn cố thủ
tại Quảng trường Độc Lập, Kiev, 19/02/2014
REUTERS
Trước diễn biến tàn khốc ở Kiev tối hôm qua, 18/02/2014, Liên
Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đều cực lực lên án hành vi bạo lực ở cả hai phía, nhưng
đặc biệt yêu cầu chinh quyền Ukraina tự kềm chế. Trong khi đó, một số quốc gia
Châu Âu đã nêu lên vấn đề trừng phạt.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện thoại đến Tổng thống
Ukraina để bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" của Mỹ trước tình hình bạo
động bùng lên, và kêu gọi chính quyền Ukraina tự kềm chế, cho rút lực lượng an
ninh ra khỏi hiện trường. Theo ông Joe Biden, chính quyền Kiev có trách nhiệm
làm dịu tình hình, phải đối thoại ngay lập tức với lãnh đạo đối lập, đáp ứng yêu
cầu của người biểu tình.
Về phía Liên Hiệp Châu Âu, người phụ trách đối ngoại - bà Catherine Ashton, cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự, thúc giục Tổng thống Ukraina giải quyết "gốc rễ của cuộc khủng hoảng".
Bà Ashton vào sáng nay cũng đã triệu tập một cuộc họp các đại diện Châu Âu đặc trách vấn đề an ninh để thảo luận về "các biện pháp, kể cả vấn đề trừng phạt...". Đây là lần đầu tiên bà Ashton gợi lên vấn đề "trừng phạt". Đến nay vấn đề trừng phạt Ukraina vẫn chia rẽ các quốc gia EU, ví dụ như Rumani không đồng ý.
Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steinmier đã gợi lên khả năng trừng phạt đối với Ukraina, trong lúc Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng cho là rất có thể có trừng phạt. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thì cứng rắn hơn, cho biết là ông sẽ thúc đẩy Châu Âu trừng phạt chính quyền Kiev.
Phát ngôn viên của bà Ashton cho biết là một cuôc họp khẩn cấp các Ngoại trưởng Châu Âu sẽ được triệu tập vào ngày mai, 20/2, tại Bruxelles, để bàn về tình hình Ukraina.
Nga bối rối trước bạo động dữ dội tại Ukraina
Riêng nước Nga, tuy vẫn giữ lập luận cố hữu là :"Những nước phương Tây ủng hộ phe đối lập phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng", nhưng diễn biến ngày hôm qua đã làm cho điện Kremly rất bối rối.
Thông tín viên RFI Muriel Pomponne phân tích từ Matxcơva :
"Nga nghĩ rằng đã mua được sự vãn hồi trật tự tại Ukraina bằng cách cam kết rót cho nước này 15 tỷ đô la và đã chi ngay 3 tỷ vào tháng 12 vừa qua, để Tổng thống Ukraina Ianoukovitch có thể mở hầu bao và tỏ ra rộng lượng.
Nhưng chiến lược này đã thất bại, và Matxcơva không còn muốn vứt tiền qua cửa sổ nữa, không còn tin tưởng vào chiến lược ‘trồi sụt thất thường" của Tổng thống Ukraina.
Đối với dư luận Nga, thì Matxcơva đã sử dụng con ngáo ộp chủ nghĩa phát xít Ukraina. Chính quyền Nga hoàn toàn không muốn người dân ở Matxcơva noi theo tấm gương ở Kiev. Nhưng sử dụng vũ lực như hiện nay ở Kiev có khả năng dẫn đến nội chiến ở Ukraina. Đây là mối lo ngại ngày càng được nêu bật ở Matxcơva.
Hơn nữa ở Krưm, một vùng lãnh thổ ở miền nam Ukraina, hiện có hàng chục ngàn cư dân mang hai quốc tịch Nga–Ukraina, do đó Matxcơva không thể ngổi yên.
Hơn nữa Ukraina không phải là Gruzia, và một kịch bản theo kiểu đã giúp vùng Abkhazia của Gruzia trở nên độc lập và chỉ có duy nhất nước Nga công nhận, sẽ không được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Theo nhiều nhà phân tích, Matxcơva bị bất ngờ trước tầm vóc cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Nga không muốn mất người láng giềng nhưng đồng thời cũng không biết làm cách nào để giữ lại".
Về phía Liên Hiệp Châu Âu, người phụ trách đối ngoại - bà Catherine Ashton, cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự, thúc giục Tổng thống Ukraina giải quyết "gốc rễ của cuộc khủng hoảng".
Bà Ashton vào sáng nay cũng đã triệu tập một cuộc họp các đại diện Châu Âu đặc trách vấn đề an ninh để thảo luận về "các biện pháp, kể cả vấn đề trừng phạt...". Đây là lần đầu tiên bà Ashton gợi lên vấn đề "trừng phạt". Đến nay vấn đề trừng phạt Ukraina vẫn chia rẽ các quốc gia EU, ví dụ như Rumani không đồng ý.
Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steinmier đã gợi lên khả năng trừng phạt đối với Ukraina, trong lúc Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng cho là rất có thể có trừng phạt. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thì cứng rắn hơn, cho biết là ông sẽ thúc đẩy Châu Âu trừng phạt chính quyền Kiev.
Phát ngôn viên của bà Ashton cho biết là một cuôc họp khẩn cấp các Ngoại trưởng Châu Âu sẽ được triệu tập vào ngày mai, 20/2, tại Bruxelles, để bàn về tình hình Ukraina.
Nga bối rối trước bạo động dữ dội tại Ukraina
Riêng nước Nga, tuy vẫn giữ lập luận cố hữu là :"Những nước phương Tây ủng hộ phe đối lập phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng", nhưng diễn biến ngày hôm qua đã làm cho điện Kremly rất bối rối.
Thông tín viên RFI Muriel Pomponne phân tích từ Matxcơva :
"Nga nghĩ rằng đã mua được sự vãn hồi trật tự tại Ukraina bằng cách cam kết rót cho nước này 15 tỷ đô la và đã chi ngay 3 tỷ vào tháng 12 vừa qua, để Tổng thống Ukraina Ianoukovitch có thể mở hầu bao và tỏ ra rộng lượng.
Nhưng chiến lược này đã thất bại, và Matxcơva không còn muốn vứt tiền qua cửa sổ nữa, không còn tin tưởng vào chiến lược ‘trồi sụt thất thường" của Tổng thống Ukraina.
Đối với dư luận Nga, thì Matxcơva đã sử dụng con ngáo ộp chủ nghĩa phát xít Ukraina. Chính quyền Nga hoàn toàn không muốn người dân ở Matxcơva noi theo tấm gương ở Kiev. Nhưng sử dụng vũ lực như hiện nay ở Kiev có khả năng dẫn đến nội chiến ở Ukraina. Đây là mối lo ngại ngày càng được nêu bật ở Matxcơva.
Hơn nữa ở Krưm, một vùng lãnh thổ ở miền nam Ukraina, hiện có hàng chục ngàn cư dân mang hai quốc tịch Nga–Ukraina, do đó Matxcơva không thể ngổi yên.
Hơn nữa Ukraina không phải là Gruzia, và một kịch bản theo kiểu đã giúp vùng Abkhazia của Gruzia trở nên độc lập và chỉ có duy nhất nước Nga công nhận, sẽ không được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Theo nhiều nhà phân tích, Matxcơva bị bất ngờ trước tầm vóc cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Nga không muốn mất người láng giềng nhưng đồng thời cũng không biết làm cách nào để giữ lại".
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen