CHÍNHLUẬN12
CỜ VÀNG XIN H ÃY PHỦ!
minhtânLêThànhNhân
Viết
để
tặng Anh Linh
người
chiến-sĩ
Quốc-gia
ưu-tú Việt
Dzũng
MỘT LÁ CỜ: HAI TÂM TRẠNG VỚI HAI BÀI THƠ TUYỆT
TÁC
BÀI THỨ
1:
MAI TÔI CHẾT, CỜ VÀNG
XIN...
ĐỪNG
PHỦ!
Mai tôi chết, cờ
vàng xin đừng phủ!
Xác thân này đâu
chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã
bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại
nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã
tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm
xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài
cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm
vào lòng đất mẹ.
Bao năm trời bao
nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần
cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống
bạn nào đã cần gì?
Chỉ ước muốn
thân này dâng Đất Nước,
Ta giờ đây đã
tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa
chỉ còn thấy trong mơ...
Ngày về Quê càng
lúc càng xa mờ.
Thời gian vẫn
lạnh lùng theo năm tháng,
Tuổi càng cao
lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi
chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn
hữu chẳng còn ai??
Mai tôi chết, cờ
vàng xin đừng phủ.
Tác-giả:
Tướng Lê Quang Lưỡng
BÀI THỨ
2:
MAI TÔI CHẾT, CỜ VÀNG XIN
ĐƯỢC PHỦ!
Mai tôi chết, Cờ Vàng xin được
phủ,
Để xác thân ấp ủ với
Sơn-hà,
Để hồn tôi trọn nghĩa với
Quốc-gia,
Để sống thác được hoài mang
lý-tưởng.
Trước vận nước gieo
neo,
Vững tay chèo định
hướng.
Dù nhiễu nhương che lấp khắp nẻo
đường,
Dù thân mình có lắm nỗi tang
thương,
Ta cũng quyết không lùi một
bước.
Cơn Quốc nạn đó là vận
Nước,
Nào phải ta khiếp nhược
trước giặc thù.
37 năm rồi Tổ quốc mãi âm
u,
Nghe trong gió có muôn ngàn tiếng
hú.
Một tấc đất, một chiến hào mặt
trận,
Nào đợi chi tới tướng mạnh binh
hùng.
Thế cuộc này đang đến lúc vần
xoay,
Quân bán Nước đã đến ngày đền
tội.
Đừng chờ ai kẻo không còn kịp
nữa,
Ngàn năm sau nô lệ đang trực
chờ.
Một phút đắn đo ta đánh mất thời
cơ,
Một phút quyết định ta làm nên
lịch sử.
Xé áng mây mù đạp làn
sóng dữ,
Lấy máu xương ta chinh phục đại
dương.
Vì tuổi đời bình minh ta còn
đó,
Nhưng hoàng hôn ta đã mất nhau
rồi.
Phủ Cờ Vàng là danh
dự cho tôi,
Ai biết được ai người xứng
đáng?
Xin tự hỏi trước thăng trầm Quốc
nạn,
Có bao giờ ta quay lại
Cờ Vàng?
Có bao giờ ta đâm những nhát
dao,
Làm rỉ máu tâm hồn
chiến-sĩ?
Có bao giờ ta tị hiềm ích
kỷ,
Bán linh hồn cho quỷ dữ hay
không?
Câu trả lời ắt hẳn là
KHÔNG!
Cờ Vàng đó hẳn nhiên ta xứng
đáng.
Khi tôi sống nguyện ôm Cờ sâu
tâm khảm,
Mai lìa đời Cờ phủ trọn xác thân
tôi.
Tác-giả:Lê Chân
Nếu chỉ
đọc lướt qua cái tựa đề
thì thấy hai bài thơ trên đối-nghịch nhau.
Nhưng nếu phân-tích kỹ nội dung thì cả hai chứa đựng cùng một tâm
trạng chung: tấm lòng thiết tha vô cùng cao quý đối với Đất Nước và
Dân-tộc. Bài thơ số 1 bày tỏ tấm lòng tha thiết đó bằng cách
xem việc “phủ cờ” như là một hình-thức thứ yếu. Điều quan yếu và
cao quý là “Chỉ ước muốn thân nầy dâng Đất Nước”. Với
ý-nguyện cao đẹp đó và với những hi-sinh chiến-đấu trong quá khứ những chiến-sĩ
đó càng xứng đáng được “phủ Cờ Vàng” dù họ không yêu cầu, nhưng vẫn phải là
bổn-phận của người ở lại. Vì vận Nước mà họ phải “súng gươm xưa
phải bỏ lại chiến-trường”, chớ nào phải vì lỗi của họ.
Lời thơ trên đây chỉ ghi nhận một sự thất chí đương nhiên
của một chiến-sĩ quá đổi thiết tha với Đất Nước. Nó không miễn trừ
nghĩa vụ bắt buộc của người còn sống phải công nhận sự cống hiến cao cả để
phục-vụ Đất Nước và Dân-tộc của người ra đi. Với những cống hiến
đó họ xứng đáng được “phủ cờ” dù họ không hi-sinh nơi chiến-trường
theo nghĩa đen, vì họ có bao giờ tự ý rời bỏ chiến-trường
đâu. Họ vẫn nôn nóng mơ một “ngày về Quê (hương)”, và
ngày ngày xót xa đớn đau khi thấy ngày ấy “càng lúc càng xa mờ”!
Bài thơ thứ 2 là
một sự tiếp nối tuyệt vời của bài thơ số 1. Nó mô tả tâm-trạng của
lớp chiến-sĩ Quốc-gia trẻ, lạc quan, có lý-tưởng, giàu ý-chí đang tiếp nối sự
nghiệp đấu tranh cao cả vì Dân, vì Nước của các bực cha, anh mà, giờ đây, đã
“tàn bao mơ ước”. Tuổi trẻ Viêt Nam hôm nay hãylựa chọn
hướng đi đó và kết hợp chung quanh lý-tưởng Cứu Dân, Cứu Nước đó theo tấm gương
sáng ngời của tuổi trẻ Nguyễn Thái Học, Trần Văn Bá, v.v….
Muốn đạt mục
tiêu đó, tuổi trẻ hôm nay:
Hãy đoàn kết
dưới ngọn Cờ Vàng!
Hãy cùng chiến
đấu dưới ngọn Cờ Vàng!
Hãy hãnh diện là
“Mai lìa đời, Cờ Vàng được phủ”
Vì chỉ có ngọn
Cờ Vàng mới bảo vệ được Miền Nam trước năm 1975. Và chỉ có ngọn Cờ
Vàng mới đoàn kết mọi người Việt yêu Nước đẻ đánh đuổi được bọn Tàu cộng xâm
lăng và xóa tan được ché-độ bạo tàn và bán Nước của bè lũ Việt
gian CS.
MÔ-THỨC
CHIẾN ĐẤU HÔM NAY: BINH-SĨ VS. CHIẾN-SĨ
Bài thơ số 2 còn
đề cập đến một mô thức chiến-đấu của thời đại, khác với cuộc chiến
đấu trong bài thơ số 1. Mô thức mới này là cuộc chiến đấu không
bằng súng đạn, mà bằng trí não, bằng tư tưởng, bằng chính-trị, bằng truyền
thông, bằng lời ca tiếng nhạc, v.v…: một cuộc chiến để chinh phục lòng ngưòi,
thay vì để chiếm đồn, chiếm bót.
Trong cuộc chiến
hôm nay, chiến-trường không còn là Khê-Sanh, An-Lộc, mà là khắp thế giới.
Vũ-khí hôm nay không còn là xe tăng, hỏa tiển. Mọi dân tộc
đều có thể tự mình chiến đấu, không cần lệ thuộc vào súng đạn của “đồng minh
viện trợ” và cũng không còn “sợ đồng minh cúp viện-trợ”. Vũ khí
hôm nay là trí tuệ mà dân-tộc nào cũng có. Mỗi buổi phát thanh,
mỗi bài viết, mỗi bài ca, tiếng nhạc… là một trận pháo nả vào quân
thù .. và lôi cuốn hàng vạn người xông trận như ở Bắc Phi
trong Mùa Xuân Á Rập, hay ở Campuchia, Ukraine.. hiện nay. Ngày
nay đâu đâu người ta cũng chiến đấu bằng sức mạnh của quần chúng vì đó lá
ý-nghĩa đích thực của hai chữ DÂN CHỦ. Mà chỉ có Truyền thông ,
một sản phẩm tuyệt vời của trí tuệ, một vũ khí thần kỳ của thời đại… mới tạo
được sức mạnh đó. Lý do chính khiến người Quốc-gia chúng ta chưa thành
công là vì bị bó chặt trong cái não trạng không nhận thức được sự tiến hóa không
ngừng của nhân loại, và không đi theo kịp nhịp bước của thế-giới. Chúng ta cứ
nghĩ sai CHIẾN-SĨ phải là BINH-SĨ. Binh-sĩ là một chiến sĩ, nhưng không phải
chiến-sĩ nào cũng phải là binh-sĩ mới được vinh danh. Đã qua rồi cái thời mà
chúng ta phải chiến đấu bằng súng đạn của thế kỷ ….trước. Đã qua
rồi cái thời phải “tử trận” tại chién
hào thì mới được Bộ Quốc-phòng VNCH cho phủ Quốc-kỳ theo lễ nghi
quân-cách (do quân-đội Pháp để lại). Người
chiến-sĩ hôm nay không chết vì bom đạn tại chiến hào. Người
chiến sĩ quốc-gia chống cộng tại hải ngoại hôm nay có thể lãnh
một “án tử
hình”, hay tiêu tan hết
cả sự-nghiệp chánh-trị chỉ với một bài viết của bọn “đặc-công mạng (khoác áo
chống cộng”) quy chụp cho tội “Việt gian hay HHHG”vốn đang là một thủ-đọan hiểm
độc nhứt hiện nay theo NQ36 của CSVN! Những người chiến-sĩ đó
cũng phải được coi như hi-sinh trên chiến-trường
chống cộng. Dùng phép “múa lưỡi giết người bọn đặc công
truyền thông của VC ở hải ngoại chỉ cần 30 phút để viết một bài tung lên mạng và
giết được một chiến-sĩ chống cộng của chúng ta. Đã
có biết bao chiến-sĩ chống cộng ở hải-ngoại đã bị tiêu diệt
hoặc
buộc phải buông bỏ vũ-khí bởi thủ đoạn vô cùng hiểm độc và hiệu quả nầy của tình
báo VC! Để chứng minh thêm tầm độc hại cực kỳ của vũ khí truyền
thông nầy, xin được nhắc lại trường hợp tấm ảnh “Tướng Loan bắn tên đặc công VC”
do nhiếp ảnh viên Adams tung lên mạng truyền thông quốc tế năm Mậu Thân.
Chỉ một tấm ảnh đó mà đã giết chết người chiến-sĩ QG ưu tú Nguyễn Ngọc
Loan, và, quan trọng hơn đã góp phần giết chết chế-độ VNCH của chúng ta năm 1975
do bị bọn phản chiến khai thác.
Nếu chúng ta
phân biệt được”binh-sĩ” và chiến-sĩ” như trên thì chúng ta chấm dứt được cuộc
tranh cải mà VC đang kích-đông v à lợi dụng
để chia rẽ chúng ta và xóa bỏ lá Cờ Vàng của chúng ta mỗi khi mà chúng có
thể. Ngày nay chúng ta không
“phủ Quốc-kỳ theo lễ-nghi Quân-cách” như cho các binh-sĩ tử trận trước
1975. Chúng ta “phủ Cờ Vàng” cho những chiến-sĩ từng hi-sinh
đấu tranh dưới ngọn Cờ Vàng bằng mọi hình-thức để cứu Đất Nước khỏi họa ngoại
xâm và cứu Dân-tộc khỏi họa độc-tài CS”. Cờ Vàng là cờ của
Dân-tộc Việt chớ không phải của riêng BQP/VNCH. Trước 1975
chúng ta cũng chiến đấu cho Đất Nước cho Dân-tộc, chớ không phải chiến đấu cho
BQP. Mọi người hi-sinh chiến-đấu vì Đất Nước và Dân-tộc đều phải
được dành cái danh dự được phủ Cờ Vàng. Đó là bổn phận của người ở
lại chớ không cần phải là yêu cầu của người ra đi. Những chiến-sĩ
đó là thuộc về “dân-tộc” chớ không còn là của riêng của gia-đình họ, vì sự
hi-sinh chiến-đấu của họ là cho mọi người chớ không riêng cho gia-đình
họ. Chúng ta cần nên làm cho Cờ Vàng có mặt khắp nơi; VC
rất sợ và
muốn đừng ai tôn vinh
nó. Chúng ta cần có càng
nhiều chiến sĩ chống cộng bằng mọi hình thức được tôn vinh bằng việc phủ Cờ Vàng
khi ra đi, vì họ đã chiến đấu dưới ngọn Cờ Vàng và cho ngọn Cờ Vàng. Danh dự đó
cũng không phải chỉ để cho các chiến-sĩ đã ra đi, mà là sự cổ vũ mạnh mẻ cho
những thế hệ đi sau dấn thân chiến đấu để Tổ-quốc được trường tồn. Biết tôn
vinh sự hi sinh, cống hiến cho Đất Nước của người khác là thuộc tính quý báu của
một dân tộc văn minh và hùng mạnh. Ở Hoa Kỳ tất cả những ai có cống hiến đáng
kể cho
Quốc-gia , Dân-tộc đều được phủ Quốc-kỳ khi mất, chớ không nhứt thiết phải
là quân-nhân.
Có lẽ chúng ta
cần nên làm theo cách đối xử văn-minh và phóng khoáng
đó.
Trong tinh
thần đó:
CHÚNG TA ĐÃ
NỢ NGƯỜI CHIẾN-SĨ QUỐC-GIA CHỐNG
CỘNG VIỆT DZŨNG MỘT NGHĨA CỬ
“PHỦ CỜ VÀNG” TRÊN QUAN TÀI
ANH.
Tôi viết bài nầy
để TẠ LỖI Anh thay cho những người Việt đã thiếu công bằng với Anh, vì
đã lầm
lẫn giữa binh-sĩ và chiến-sĩ, giữa Quốc-kỳ và Cờ Vàng Dân-tộc!
Viết ngày Việt
Dzũng đến nơi an nghĩ vĩnh hằng (30/12/2013)
minhtânLêThànhNhân
(Nguyễn Thái Học: Không thành Công
thì thành Nhân)
Email:
minhtandiendan@yahoo.com
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen