Là người ngoại quốc, đừng chết tại
Việt Nam
Tuesday, January 21, 2014 4:00:20 PM
Tuesday, January 21, 2014 4:00:20 PM
BÌNH THUẬN (NV) - Các bệnh viện Việt Nam đang dùng thi thể những người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam để “bóp cổ” thân nhân của họ.
Tờ Petro Times
vừa có một bài viết cho biết, phí bảo quản thi thể một người nước ngoài chẳng
may qua đời tại Việt Nam, trong phòng lạnh, cao gấp ba đến năm lần so với phí
bảo quản thi thể của một người trong nước.
Ngăn lạnh trong phòng lạnh, nơi lưu giữ các thi thể trong bệnh viện. Các ngăn giống hệt nhau nhưng giá rất khác nhau giữa người trong nước và người nước ngoài. (Hình: Petro Times) |
Từ
thông tin của một người Nga, có thân nhân qua đời tại thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận, tờ Petro Times đã điều tra và phát giác, ở bệnh viện đa khoa Bình
Thuận, trong khi phí bảo quản thi thể của một người trong nước chỉ có 200 ngàn
đồng/ngày thì phí bảo quản thi thể một người nước ngoài lên đến 720 ngàn
đồng/ngày. Mắc hơn nhiều so với việc thuê phòng tại khách sạn loại ba
sao.
Thu
phí bảo quản thi thể người nước ngoài với giá gần gấp bốn so với người trong
nước, như bệnh viện đa khoa Bình Thuận dù sao cũng “nhân đạo” hơn bệnh viện đa
khoa Khánh Hòa.
Ở
bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, phí bảo quản thi thể của một người trong nước là
240 ngàn đồng/ngày, còn phí bảo quản thi thể của một người nước ngoài lên tới
240 USD/ngày (khoảng 5.3 triệu đồng Việt Nam).
Tình
trạng này phổ biến trên toàn Việt Nam, kể cả ở những bệnh viện được xem như bộ
mặt quốc gia, tọa lạc tại các đô thị lớn. Ví dụ như phí bảo quản thi thể của một
người trong nước ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn là 200 ngàn đồng/ngày thì thân
nhân một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, sẽ phải trả phí bảo
quản thi thể là 1 triệu đồng/ngày.
Mô
tả của Petro Times về biên nhận phí bảo quản thi thể cho thấy, không biết thì
rất khó tưởng tượng về cách nhìn việc bảo quản thi thể người nước ngoài của các
bệnh viện tại Việt Nam.
Chẳng hạn, nhiều bệnh viện đang dùng biên nhận theo mẫu
“Phiếu tính giá điều trị khám chữa bệnh người nước ngoài,” để thu phí bảo quản
thi thể. Mục “Khám điều trị và các dịch vụ chuyên môn” trên mẫu này, được bệnh
viện đa khoa Khánh Hòa ghi là: “Tủ lạnh.” Mục “Ðơn vị tính,” bệnh viện này ghi
là: “1 giờ 5 USD.” Mục “Tiền ăn theo bệnh lý,” Bệnh viện Ða khoa Khánh Hòa ghi:
“Phòng mổ tử thi.”
Bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Thuận thì dùng “Hóa đơn bán hàng” để làm biên nhận thu
phí bảo quản thi thể. Mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” trên “Hóa đơn bán hàng,” bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Thuận ghi: “Lưu xác tủ lạnh.”
Nếu
là người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, việc phải bảo quản thi thể
trong phòng lạnh là điều không thể tránh khỏi vì cần khám nghiệm tử thi để làm
rõ nguyên nhân tử vong. Theo Petro Times, thời gian bảo quản thi thể một người
nước ngoài thường phải từ 3 đến 15 ngày, do còn phải chờ thân nhân làm các thủ
tục cần thiết, vốn khá phức tạp. Phí bảo quản thi thể rõ ràng là một gánh
nặng.
Petro Times gọi lối tính phí bảo quản thi thể người nước
ngoài cao hơn nhiều lần so với bảo quản thi thể người trong nước là “phân biệt
đối xử” với thi thể. Cách gọi này xem ra chưa chính xác. Nó là một kiểu dùng
người chết để bóp cổ người sống - những người sống ở nước ngoài, chẳng may có
người thân chết tại Việt
Nam. (G.Ð)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen