Vụ án Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam
29.10.2013
HÀ NỘI — Blogger Đinh
Nhật Uy đã bị tòa án Việt Nam xét là can tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì
đã dùng trang mạng xã hội Facebook để vận động cho việc trả tự do cho em trai là
một người chỉ trích chính phủ đang bị bỏ tù. Theo tường thuật của thông tín viên
Marianne Brown của đài VOA ở Hà Nội, đây là vụ xử mới nhất liên quan tới một thế
hệ mới của những người tranh đấu đặt căn cứ trên internet.
Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, đã bị đưa ra tòa xét xử hôm thứ ba vì đã đăng tải thông tin trên trang Facebook để ủng hộ người em trai của ông đang thọ án tù 4 năm về tội phát tán truyền đơn chống chính phủ.
Ông Hà Huy Sơn, luật sư của ông Uy, nói rằng sau một phiên xử ngắn tòa án đã ra phán quyết cho rằng thân chủ của ông phạm tội dùng trang mạng xã hội này để chỉ trích chính phủ.
Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, đã bị đưa ra tòa xét xử hôm thứ ba vì đã đăng tải thông tin trên trang Facebook để ủng hộ người em trai của ông đang thọ án tù 4 năm về tội phát tán truyền đơn chống chính phủ.
Ông Hà Huy Sơn, luật sư của ông Uy, nói rằng sau một phiên xử ngắn tòa án đã ra phán quyết cho rằng thân chủ của ông phạm tội dùng trang mạng xã hội này để chỉ trích chính phủ.
Ðây là một trong những vụ án đầu
tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy
(Ðinh Nhật Uy) bị truy tố."
"Theo văn bản khởi tố được đăng lại trên
trang blog chính trị Dân Luận, những thông tin trên trang Facebook của Đinh Nhật
Uy có những nội dung ngụy tạo, vu khống và xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ
chức và công dân."
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng lệnh khởi tố ông Đinh Nhật Uy có tính chất khác thường vì nó đặt trọng tâm vào việc ông sử dụng trang mạng xã hội Face book.
"Ngay cả trong trường hợp có những vụ án khác ở Việt Nam dính líu tới những người đã đăng tải thông tin trên Facebook, tôi vẫn cho rằng đây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy bị truy tố."
Vụ án này làm nổi bật một thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam, là nước có 32 triệu người sử dụng internet trong khối dân khoảng 90 triệu người.
Hơn 70% công dân mạng ở Việt Nam sử dụng Facebook và mặc dù có đôi lúc bị ngăn chặn bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ internet, trang mạng xã hội này đã trở thành một diễn đàn rất sinh động cho những người viết blog chính trị ở Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng lệnh khởi tố ông Đinh Nhật Uy có tính chất khác thường vì nó đặt trọng tâm vào việc ông sử dụng trang mạng xã hội Face book.
"Ngay cả trong trường hợp có những vụ án khác ở Việt Nam dính líu tới những người đã đăng tải thông tin trên Facebook, tôi vẫn cho rằng đây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy bị truy tố."
Vụ án này làm nổi bật một thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam, là nước có 32 triệu người sử dụng internet trong khối dân khoảng 90 triệu người.
Hơn 70% công dân mạng ở Việt Nam sử dụng Facebook và mặc dù có đôi lúc bị ngăn chặn bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ internet, trang mạng xã hội này đã trở thành một diễn đàn rất sinh động cho những người viết blog chính trị ở Việt Nam.
Hiện nay có một thế hệ mới của
những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng
blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của
mình.
Ông Vũ Sỹ Hoàng, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, là
một trong số hàng ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại một nhà thờ ở
Sài Gòn hôm chủ nhật để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đinh Nhật Uy và gia đình. Ông
Hoàng cho biết cảm nghĩ như sau.
"Tôi nghĩ rằng hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động, những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình."
Tuy hầu hết các nhân vật tranh đấu chính trị sử dụng truyền thông xã hội, các nhà quan sát nói rằng thế hệ trẻ hơn, lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế khá hơn, có cách tiếp cận riêng trong việc thảo luận về đề tài cải cách chính trị.
Ở Việt Nam trước đây, thảo luận về cải cách là lãnh vực riêng của các nhà trí thức. Nhưng giờ đây, theo giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, internet đang mở rộng cuộc thảo luận tới một khối người đông đảo hơn.
"Chúng ta đang thấy sự du nhập hoặc đa dạng hóa của những mô thức bày tỏ quan điểm chính trị. Và dĩ nhiên sức hấp dẫn của truyền thông xã hội ở Việt Nam là nó mang lại cho người dân Việt Nam một điều gì đó rất đặc biệt. Đó là tự do diễn đạt, là ngôn luận chính trị không qua trung gian. Đó là một việc thật sự mới mẻ ở Việt Nam và dĩ nhiên nó làm cho người ta cảm thấy phấn khởi."
"Tôi nghĩ rằng hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động, những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình."
Tuy hầu hết các nhân vật tranh đấu chính trị sử dụng truyền thông xã hội, các nhà quan sát nói rằng thế hệ trẻ hơn, lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế khá hơn, có cách tiếp cận riêng trong việc thảo luận về đề tài cải cách chính trị.
Ở Việt Nam trước đây, thảo luận về cải cách là lãnh vực riêng của các nhà trí thức. Nhưng giờ đây, theo giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, internet đang mở rộng cuộc thảo luận tới một khối người đông đảo hơn.
"Chúng ta đang thấy sự du nhập hoặc đa dạng hóa của những mô thức bày tỏ quan điểm chính trị. Và dĩ nhiên sức hấp dẫn của truyền thông xã hội ở Việt Nam là nó mang lại cho người dân Việt Nam một điều gì đó rất đặc biệt. Đó là tự do diễn đạt, là ngôn luận chính trị không qua trung gian. Đó là một việc thật sự mới mẻ ở Việt Nam và dĩ nhiên nó làm cho người ta cảm thấy phấn khởi."
Điều mà chúng ta đang chứng kiến là
cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam...
Trong lúc các blogger chính trị tìm cách truyền
bá thông tin và gây ảnh hưởng lên hàng triệu người sử dụng internet, chính quyền
ở đây đang chật vật để tìm hiểu và quản lý diễn đàn mới của cuộc thảo luận chính
trị. Giáo sư London cho rằng vụ xử Đinh Nhật Uy nêu bật mối căng thẳng
đó.
"Một mặt, những người Việt Nam thuộc mọi thành phần đang đang ứng phó với một cuộc bàn thảo không ngừng thay đổi về xã hội và chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình mà tự bản thân nó là quá trình rất thú vị và phức tạp. Và mặt khác, đây là một vấn đề chính trị. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam."
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho biết ông tin là cáo trạng nhắm vào ông Đinh Nhật Uy có mục đích hăm dọa để những nhân vật tranh đấu và gia đình của họ không đi theo con đường của ông.
Nhiều người trong gia đình của các nhân vật bất đồng chính kiến đã sử dụng mạng internet để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc vận động của họ.
"Một mặt, những người Việt Nam thuộc mọi thành phần đang đang ứng phó với một cuộc bàn thảo không ngừng thay đổi về xã hội và chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình mà tự bản thân nó là quá trình rất thú vị và phức tạp. Và mặt khác, đây là một vấn đề chính trị. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam."
Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho biết ông tin là cáo trạng nhắm vào ông Đinh Nhật Uy có mục đích hăm dọa để những nhân vật tranh đấu và gia đình của họ không đi theo con đường của ông.
Nhiều người trong gia đình của các nhân vật bất đồng chính kiến đã sử dụng mạng internet để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc vận động của họ.
Chúng tôi làm việc này cho tương
lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng
điều mà tôi đang làm là làm cho nó...
Ông Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu
Cày đang bị bỏ tù, cũng dùng trang Facebook của mình để vận động cho cha ông
được thả. Ông nói rằng ông có thể bị bắt vì Điều 258 nhưng ông sẵn sàng chấp
nhận hậu quả.
"Tôi không biết Kha và Uy nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó và mẹ tôi hiểu được điều đó."
Theo Human Rights Watch, 61 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bị tòa án Việt Nam kết tội trong năm nay, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người của cả năm 2012. Ông Robertson cho biết ông lo ngại là vụ xử Đinh Nhật Uy chứng tỏ xu hướng này sẽ tiếp tục.
"Tôi không biết Kha và Uy nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó và mẹ tôi hiểu được điều đó."
Theo Human Rights Watch, 61 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bị tòa án Việt Nam kết tội trong năm nay, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người của cả năm 2012. Ông Robertson cho biết ông lo ngại là vụ xử Đinh Nhật Uy chứng tỏ xu hướng này sẽ tiếp tục.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen