Chỉ còn biết lên tiếng kêu cứu với thế giới
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-21
Ông Ngô Hào tại
phiên tòa, Phú Yên, 11/09/2013
Source
xaluan.com
Lên tiếng kêu cứu với thế giới hay nêu vấn đề
với các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam của một số người dân phải đi khiếu kiện
dai dẳng mà không được cơ quan chức năng các cấp giải quyết hay có người thân bị
xét xử oan sai tại Việt Nam là cách thức cuối cùng của họ.
Tuy vậy, phương sách cuối cùng như thế của
những người cùng đường tuyệt vọng lại gặp phải biện pháp đáp trả tiêu cực từ
phía cơ quan chức năng.
Công an làm việc vì kêu cứu quốc tế
Một tù nhân chính trị ít được nhiều người
biết đến là ông Ngô Hào ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị đưa ra xét xử với
bản án nặng nề lên đến 15 năm tù giam về tội danh hoạt động âm mưu lật đổ chính
quyền.
Ông này có bà vợ bị bệnh ung thư và hai
người con: một đang học tại Sài Gòn và một ở Tuy Hòa phải bỏ học từ khi người
cha bị bắt hồi ngày 8 tháng 2 năm nay.
Phiên xử sơ thẩm ông Ngô Hào diễn ra hồi
ngày 11 tháng 9 vừa qua chỉ có một người con được tham dự, bà vợ cũng không được
có mặt. Luật sư bào chữa do cơ quan tố tụng chỉ định.
Sau phiên xử, bà Nguyễn thị Kim Lan, vợ ông
Ngô Hào đã làm đơn kêu cứu đến các cơ quan nhân quyền quốc tế, các tổ chức và
đoàn thể giúp giải oan cho người chồng. Việc kêu cứu như thế khiến bà Nguyễn thị
Kim Lan bị công an và cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên làm việc từ ngày 7 tháng 10
cho đến nay như lời bà trình bày sau đây:
Sáng ngày mai họ tới nữa kêu tôi đi, nhưng tôi nói bệnh lắm không đi được. Tuần trước, suốt ngày họ cứ sáng tới, chiều tới. Tuần này, hôm qua thứ hai họ cũng sáng tới, chiều tới. Hôm nay, thứ ba họ đến rất đông, đủ hết: công an tỉnh, công an phường, khu phố, phụ nữ phường… Họ đến đông lắmbà Nguyễn thị Kim Lan
Hôm đó tôi lên làm việc một lần trên cơ quan,
nhưng tôi mệt quá xin về, họ nói chiều đi làm việc tiếp nhưng tôi không đi. Tôi
nói tôi mệt không đi được. Sáng ngày mai họ tới nữa kêu tôi đi, nhưng tôi nói
bệnh lắm không đi được. Tuần trước, suốt ngày họ cứ sáng tới, chiều tới. Tuần
này, hôm qua thứ hai họ cũng sáng tới, chiều tới. Hôm nay, thứ ba họ đến rất
đông, đủ hết: công an tỉnh, công an phường, khu phố, phụ nữ phường… Họ đến đông
lắm. Tôi nói tôi bệnh lắm không làm việc được, sức khỏe yếu lắm không tiếp; nếu
vào nhà tôi là vi phạm quyền tự do cá nhân của gia đình tôi.
Nhưng họ nói họ đến đầy đủ các ban ngành, họ
vào cần làm việc. Họ đọc cái này, cái kia; rồi yêu cầu tôi viết, ký biên bản này
kia nọ, đủ thứ. Họ bảo tôi không liên lạc với nước ngoài, dạy dỗ con không cho
liên lạc những người bên nước ngoài, nghe lời tuyên truyền xuyên tạc. Họ nói tôi
không được trả lời phỏng vấn, tại sao trên đài phỏng vấn nói thế kia, thế nọ.
Tại sao kêu cứu mà không nói gì với họ mà lên mạng đưa qua bên kia. Họ nói tôi
nghe lời tầm bậy, nói bậy nói bạ Họ nói nhiều lắm, tôi không nhớ hết
được.
Bị đánh vì đến với sứ quán Hoa Kỳ
Một trường hợp dân oan khác là bà Trần Ngọc
Anh từ Vũng Tàu lặn lội ra Hà Nội và tìm cách lọt vào Đại sứ quán Hoa Kỳ để
trình bày sự việc suốt nhiều năm qua phải đi kêu oan mà không được giải quyết
trái lại còn bị hành hung, tù tội.
Bà Trần Ngọc Anh kể lại việc được Đại sứ
quán Hoa Kỳ tiếp hồi ngày 4 tháng 10 vừa qua như sau:
Khi tôi vào đến đó, công an bảo vệ tại Đại sứ
quán Mỹ kéo tôi ra; nhưng tôi cứ lao đến chỗ camera. Bên trong họ thấy được khi
tôi kéo áo ngoài ra và áo trong có dòng chữ “Việt Nam không có nhân quyền’. Lúc
đó có hai người đàn ông trong Đại sứ quán Mỹ ra, họ yêu cầu công an đứng qua một
bên, rồi họ yêu cầu người thông dịch viên hỏi tôi đến đó có việc gì, và tôi là
thế nào. Tôi nói tôi là dân oan từ miền nam ra đến đây nhờ Đại sứ quán Mỹ giúp
cho thoát khỏi ách nô lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam này. Hiện quyền sống, quyền
làm người của chúng tôi bị chính quyền Cộng sản Việt Nam chà đạp một cách thô
bạo. Đấu tranh chúng tôi không biết trông cậy vào đâu hết. Chính quyền Việt Nam
đàn áp, bắt bớ, bỏ tù chúng tôi.
Tên Tú chụp đầu tôi kéo mạnh xuống, hai công an chạy lại ôm hai cánh tay tôi bóp để cho tên Tú đó đấm đá, rồi họ vật tôi đầu đập xuống nền công viên Lý Tự Trọng. Lúc đó tôi bất tỉnhbà Trần Ngọc Anh
Sau đó hai người nói tôi chờ hai phút; hai phút
sau họ mời tôi vào. Tôi vào ngồi chờ hai phút nữa, có một cô người Mỹ nói tiếng
Việt rất thành thạo chào tôi. Tôi cũng chào và xưng là dân oan Trần Ngọc Anh,
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Tôi kể lại sự việc cho cô người Mỹ đó nghe, và có một cô
thông dịch viên, nếu có gì không hiểu thì cô thông dịch đó nói ra.
Tuy nhiên cũng theo lời bà Trần Ngọc Anh kể
lại thì sau khi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ trở về Vườn hoa Lý Tự Trọng, nơi mà những
dân oan như bà phải ăn chực nằm chờ lâu nay, đã bị những thành phần bất hảo gây
sự và tấn công bà đến thương tích.
Tên Tú chụp đầu tôi kéo mạnh xuống, hai công an
chạy lại ôm hai cánh tay tôi bóp để cho tên Tú đó đấm đá, rồi họ vật tôi đầu đập
xuống nền công viên Lý Tự Trọng. Lúc đó tôi bất tỉnh. Tôi nghe bà con nói lúc đó
họ không đưa tôi đi bệnh viện mà những dân oan đưa tôi đi. Lúc đó chị Ly ở tỉnh
Long An và chị Huệ tỉnh Bình Dương đưa tôi đến bệnh viện Saint Paul cấp cứu;
nhưng đến bệnh viện công an khống chế họ không điều trị cho tôi.
Chiều ngày 5 tháng 10, anh Trương Văn Dũng đến
thăm thấy sức khỏe của tôi quá trầm trọng, rất nguy kịch. Anh cùng với hai chị
Huệ và chị Ly đưa tôi đi khám tại phòng khám quốc tế Việt- Minh.
Sau 10 ngày khi sức khỏe tạm ổn, bà Trần
Ngọc Anh chia xẻ mong mỏi của bà:
Tôi vào Đại sứ quán Mỹ không phải để nói về
tình trạng của một mình tôi mà của hằng ngàn ngàn người Việt Nam khác cùng chung
số phận như tôi. Thành thử tôi viết lá thư đó, tiếng kêu thảm thiết của dân oan
để Đại sứ quán Mỹ can thiệp giúp đỡ. Chúng tôi chỉ muốn một cuộc sống bình yên
như những dân tộc khác.Chúng tôi muốn Việt Nam sánh vai với năm châu, có một đất
nước tự do, nhân quyền thực sự chứ không phải lời nói suông như của Đảng Cộng
sản này.
Vụ việc qua lời kể của bà Nguyễn thị Kim
Lan, vợ tù nhân chính trị Ngô Hào, và dân oan Trần Ngọc Anh không phải là chuyện
cá biệt đối với hai người, mà hiện nay nhiều thân nhân của các tù nhân lương tâm
và những dân oan không chịu cam chịu cách hành xử của nhà cầm quyền lên tiếng
kêu cứu với các tổ chức quốc tế cũng gặp tình cảnh tương tự như thế.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen