Sonntag, 25. März 2018

Xe sơn cờ vàng VNCH thách thức Việt Cộng ngay tại Việt Nam

                   Trong hình ảnh có thể có: ô tô                                                       Thanh Nguyen 
Xe sơn cờ vàng VNCH thách thức Việt Cộng ngay tại Việt Nam
Một chiếc xe taxi màu vàng sơn 3 sọc đỏ đã ngang nhiên chạy tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Tài xế sau đó bị cảnh sát giao thông và công an chìm mặc thường phục chặn xe. Một cuộc cãi vã đã nổ ra giữa tài xế và công an VC. Số phận bác tài hiện chữa rõ.
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế. Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc. Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
Báo chí tại Việt Nam cho hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hôm 18-8 -2017 phát hành rộng rãi trên thị trường bộ sách mang tên Lịch sử Việt Nam dày 10.000 trang, được coi là bộ sử đồ sộ nhất của đất nước từ trước đến nay, viết về Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000.
Trên báo chí Việt Nam, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, nói rằng bộ lịch sử mới “bổ khuyết được nhiều vấn đề mà các công trình sử học trước đó chưa có điều kiện nghiên cứu”. Một trong những bổ khuyết đó có lẽ là các sách sử trước đây của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dùng các từ “ngụy quân”, “ngụy quyền” để gọi Việt Nam Cộng hòa và quân đội của chính thể đó. “Nhưng bây giờ chúng ta viết là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” ?
Trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ hôm 18-8-2017, ông Trần Đức Cường đã nói rằng “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
Nhằm thỏa mãn cho những toan tính độc đoán, đảng và nhà nước VN luôn tạo ra những xung đột trong nhân dân gây nên những bức xúc bất mãn và chán ghét chế độ. Chế độ độc tài luôn dùng công an, dân phòng để đàn áp một số luợng lớn như biểu tình, một nhóm người kiến nghị hoặc công nhân, nhân dân đòi hỏi quyền lợi cá nhân đều bị buộc tội là thành phần “phản động”, “chống chủ nghĩa xã hội”, “phần tử xấu”. Bản tính độc tài của ĐCSVN vẫn tiếp tục xung đột với tất cả các nhóm và tổ chức dân sự khác. Dưới danh nghĩa “duy trì trật tự và ổn định xã hội”, Đảng đã không ngừng sửa đổi hiến pháp, pháp luật và quy định, và đàn áp những người bất đồng quan điểm với chính phủ, luôn coi họ như là những kẻ phản động.
Vũ khí hiệu quả nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để duy trì chế độ bạo ngược là hệ thống kiểm soát. Theo một cách tổ chức kỹ lưỡng, ĐCSVN áp đặt một tâm lý phục tùng lên từng công dân. Dù Đảng có tự mâu thuẫn với chính mình hay liên tục thay đổi chính sách cũng không ngoài mục đích duy trì và kiểm soát chế độ.
Chế độ cộng sản là một chế độ quân phiệt được tổ chức một cách có hệ thống để cướp đi của nhân dân những quyền con người cơ bản tự nhiên của họ. Những kẻ phục tùng của chính quyền có mặt ở khắp mọi nơi. Cho dù là ở thành thị hay nông thôn, mọi công dân đều bị cái gọi là ủy ban phường hoặc xã cai trị. Tất cả giấy tờ liên quan từ cá nhân đến gia đình đều cần phải có sự đồng ý phê duyệt của các ủy ban này đó cũng là nơi cửa quyền hạch dịch coi thường người dân nếu không có sự bôi trơn qua các thủ tục rườm ra.
Một cấu trúc xã hội, các cơ chế tuyên truyền và các hệ thống hành chính của Đảng đều chỉ là để phục vụ cho những mục đích độc tài của nó, thông qua các hệ thống chính quyền nhằm mục đích kiểm soát mọi suy nghĩ và hành động của tất cả mọi người dân.
Như chúng ta đã biết từ ngày cướp chính quyền cho tới nay ĐCSVN đã là một đại họa cho dân tộc ta. Nó đã là thủ phạm của cuộc nội chiến kéo dài ba mươi năm làm đất nước tan nát và nhiều triệu người thiệt mạng. Trong cơn mê cuồng áp đặt chủ nghĩa cộng sản, nó cũng đã phạm những tội ác kinh khủng, tàn sát có chủ mưu hàng trăm ngàn người yêu nước hoặc vô tội. Nó đã không chừa một thủ đoạn nào để cướp lấy chính quyền và sau khi cướp được chính quyền nó đã thất bại trong mọi địa hạt và trên mọi phương diện khiến nước ta nghèo khổ và tụt hậu một cách bi đát so với thế giới. Chúng ta là một trong những dân tộc cuối cùng trên trái đất vẫn còn bị phủ nhận những quyền làm người cơ bản. Đã thế nước ta còn lệ thuộc Trung Quốc và mất đất, mất biển, mất đảo. Chế độ cộng sản tự duy trì thuần túy bằng bạo lực và đàn áp.
Mặc dù bề ngoài tỏ ra hùng mạnh, nhưng chế độ độc tài toàn trị có nhược điểm không có hiệu năng điều hành, chúng luôn kình địch cá nhân, vô hiệu năng về cơ chế và xung đột giữa các tổ chức và cục ngành. Các nhược điểm này về lâu về dài khiến cho chế độ trở nên thiếu hiệu năng và dễ chao đảo trước những biến đổi và kháng cự có chủ ý. Không phải tất cả những gì chế độ quy hoạch để thực hiện sẽ được hoàn tất. Chế độ toàn trị có thể tan rã nhanh chóng, như chúng ta đã có dịp quan sát với một số nước độc tài vừa qua.
Chế độ cộng sản độc tài tại Việt Nam không còn lý do gì để tồn tại, cũng chẳng có lý do gì để mà chỉnh sửa. Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do K. Marx và F. Engels xây dựng, sau đó được Lenin áp dụng đã sai lầm, những quốc gia tiến bộ vứt bỏ nó thì tại sao nhân dân ta không vứt bỏ nó đi? Và thay thế thành một thế chế dân chủ đa nguyên như các nước dân chủ văn minh trên thế giới.
Trên thế giới ngày nay hầu như ai cũng nhận thức ra một điều rằng sự sụp đổ của các chế độ CS độc tài là may mắn cho các nước chậm phát triển. Kinh nghiệm đã cho thấy mọi chế độ độc tài đều độc hại. Dưới chiêu bài duy trì kỷ luật và trật tự, các chế độ độc tài chỉ là sào huyệt tham nhũng và làm quyền, cho phép những tập đoàn lưu manh, thoái hóa kềm kẹp và ngăn cản mọi tiến bộ.
Nếu nhân dân Việt Nam nhận biết ra cái tại hại của một chế độ độc tài, thì tôi tin chắc rằng sự sợ hãi và vô cảm sẽ không còn nữa, nhân dân VN sẽ đứng lên tranh đấu, hòa nhập vào các tổ chức chính trị dân chủ đa nguyên, nơi đó luôn có những phương pháp, chiến lược và hữu hiệu cho cuộc tranh đấu với chế độc tài.
Sự đoàn kết và gắn bó chúng ta qua những con người cùng chung một số phận dưới chế độ độc tài sẽ cùng nhau đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài. Sự đoàn kết đó sẽ là một vũ khí vô địch giúp chúng ta xây dựng lên đất nước tự do dân chủ và đa nguyên đẹp tươi cho muôn đời con cháu.
Nguyễn Hoa Mai

1 Kommentar:

  1. CHỉ là một thằng cha taxi thôi mà có gì phải hanh diện đâu với lại người ta dán lên vậy chứ chắc gì đã là người của chúng mày, sao thấy cái gì vàng vàng cũng nhận là mình vậy

    AntwortenLöschen