Trong khi TC đang ra sức phủ nhận cáo buộc rằng: TC đang quân sự hóa Biển Đông, báo cáo này là một sự thừa nhận hiếm hoi của quân đội TC, về những ý định thực sự của chúng trong khu vực.
Đài Bắc - Theo một báo cáo nội bộ của Quân Giải phóng Nhân dân
(PLA), mà Kyodo (Hãng tin của Nhật) có được, thì TC đã giữ vai trò
lãnh đạo trung tâm ở Biển Đông, và các đối thủ khác không thể địch
được sức mạnh quân sự vượt trội của TC trong khu vực đâu.
Trong khi TC đang ra sức phủ nhận cáo buộc rằng: TC đang quân sự
hóa Biển Đông, báo cáo này là một sự thừa nhận hiếm hoi của quân
đội TC về những ý định thực sự của chúng trong khu vực. Cụ thể,
chúng làm sáng tỏ chính sách tăng cường ảnh hưởng quân sự trong khu
vực dưới vỏ bọc của “các hoạt động dân sự” như Hàng không tư nhân.
Báo cáo do các Sĩ quan của Hạm đội Hải quân Nam Hải của Hải
quân TC, cơ quan có nhiệm vụ duy trì và bảo đảm sự hiện diện của TC
trên Biển Đông.
Các chuyên gia cho biết: Các dự án xây đảo nhân tạo (ở Trường Sa và Hoàng Sa - lời người dịch) ở quy mô lớn của TC, đã giúp chúng có được một mức độ nhất định lợi ích chiến lược của PLA về an ninh quân sự ở Biển Đông.
Các chuyên gia cho biết: Các dự án xây đảo nhân tạo (ở Trường Sa và Hoàng Sa - lời người dịch) ở quy mô lớn của TC, đã giúp chúng có được một mức độ nhất định lợi ích chiến lược của PLA về an ninh quân sự ở Biển Đông.
“Bị đe doạ bởi các dự án này, những quốc gia có liên quan, và các
nước láng giềng dường như sẽ không muốn gây ra bất kỳ cuộc xung đột
quân sự nào, hoặc đẩy vào thế chiến tranh, vì họ được trang bị quá
nghèo nàn,” báo cáo nói.
TC có những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn trong vùng biển
có ý nghĩa chiến lược với Philippines, CS Việt Nam, và các nước
láng giềng nhỏ khác.
Báo cáo cho biết: Một cuộc khủng hoảng quân sự ở Biển Đông là “rất
có khả năng”, nhưng khả năng nó sẽ bùng nổ thành một cuộc xung đột
quân sự toàn diện, hoặc chiến tranh, là rất nhỏ để xảy ra.
Về vấn đề đối đầu quân sự với quân đội Mỹ, báo cáo cho hay: Mặc dù
Washington có thể giữ lập trường trung lập về vấn đề chủ quyền của
khu vực, nhưng “thiếu cả khả năng, và ý chí tham gia vào một cuộc
xung đột quân sự, hay chiến tranh với chúng ta.”
Trong khi TC phải nỗ lực để ngăn chặn bất kỳ cuộc khủng hoảng quân
sự nào, chúng cũng phải tận dụng một cuộc khủng hoảng để
chống lại một cuộc tấn công do kẻ thù phát động, và làm cạn kiệt
mọi phương tiện cần thiết để “đánh kẻ thù nơi nó gây tổn thương”,
và “dạy nó một bài học” !
Để duy trì sự thống trị của mình trong khu vực, báo cáo đề xuất hai
phương pháp thực hiện:
1/ Đầu tiên là vẽ một đường thẳng rõ ràng để quản lý một cuộc khủng hoảng quân sự. Các phương tiện có thể bao gồm việc ngăn ngừa các nước láng giềng chiếm nhiều diện tích đảo, ngăn ngừa các nước khác trong việc gây hại tới các hoạt động thường xuyên trên biển như: đánh cá, hoặc khai thác dầu khí.
1/ Đầu tiên là vẽ một đường thẳng rõ ràng để quản lý một cuộc khủng hoảng quân sự. Các phương tiện có thể bao gồm việc ngăn ngừa các nước láng giềng chiếm nhiều diện tích đảo, ngăn ngừa các nước khác trong việc gây hại tới các hoạt động thường xuyên trên biển như: đánh cá, hoặc khai thác dầu khí.
2/ Thứ hai là để “chiến đấu bền bỉ” hầu bảo đảm lợi thế chiến
lược với sự kiên nhẫn và kế hoạch dài hạn. Theo thời gian, sự cân
bằng quyền lực sẽ nghiêng về phía TC, báo cáo nói. Quân đội nên
“đánh đấm sau mặt trận dân sự, và không được bắn súng đầu tiên,
nhưng cũng nên chuẩn bị chiến đấu lâu dài” để bảo vệ chủ quyền, an
ninh, và lợi ích quốc gia.
TC đã trích dẫn việc bình thường hóa việc tuần tra xung quanh
đảo Senkaku do Nhật quản lý ở biển Hoa Đông, ngay sau khi chính phủ
Nhật đưa hòn đảo dưới sự kiểm soát của nhà nước vào năm 2012, như
là một ví dụ thành công về “khai thác lợi thế của một cuộc khủng
hoảng.”
Một Tòa án Quốc tế tại The Hague đã lên tiếng ủng hộ Philippines
vào tháng 7 năm ngoái, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC trên hầu
như toàn bộ biển, vì không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh TC đã bác bỏ
phán quyết, và coi phán quyết này không có tính ràng buộc.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen