Đi Tới (Danlambao) - “Sống dưới chế độ cộng sản bạo tàn, lừa lọc, nếu nhớ được câu “thần chú”: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, người dân sẽ tránh được rất nhiều tai họa.”
Đổi tiền là khi Ngân Hàng Nhà Nước CSVN thu hồi toàn bộ tiền cũ và phát hành một loại tiền mới. Khi đổi tiền, nhà nước CS thường quy định tỷ giá đổi tiền và định mức đổi tiền rất khắt khe để giới hạn số tiền đổi và cướp trắng số tiền còn dư, không đổi được. Người dân kể như mất hết số tiền dành dụm được để đổi lấy một số ít tiền mới không đủ tiêu dùng. Kết quả là phải bán vàng, đô la, vật dụng trong nhà ra tiêu dần và cuối cùng là phải bán nhà. Đây là hình thức nhà nước móc túi hay ăn cướp một cách trắng trợn tài sản của người dân. Bởi vậy, nghe nói đổi tiền thì ai cũng lo sợ, nhưng không làm sao thoát được. Tuy nhiên, nếu biết một số điều căn bản về đổi tiền và tìm cách phòng ngừa trước, người dân có thể tránh một số thiệt hại.
- Siêu lạm phát: đồng tiền mất giá quá nhanh so với giá hàng hóa, giá vàng và giá đô- la; nói cách khác là giá hàng, vàng, đô- la lên vùn vụt. Khi mua hàng phải mang cả bao tiền lớn đi mua. Lượng tiền lưu hành quá lớn, các ngân hàng không đủ tiền mặt để thanh lý cho khách hàng, gây bất ổn.
- Nguy cơ ngân hàng vỡ nợ: Ngân hàng có nhiều nợ xấu không đòi được nên không có tiển mặt thanh toán cho khách hàng khi họ rút tiền. Năm 2015, Vietcombank lâm vào tình trạng này. Khách hàng biểu tình giơ khẩu hiệu “Vietcombank quỵt tiền khách hàng” và yêu cầu trả lại tiền mồ hôi nước mắt cho họ (1).
- Nợ công quá cao mà không có đủ tiền trả tiền lời khi tới hạn kỳ mà cũng không đi vay ở đâu được. Nhà nước VN đang lâm vào tình trạng này. Họ cũng không còn đủ tiền điều hành quốc gia, tiền trả cho bộ máy nhà nước, đảng, các hội đoàn quốc doanh, hỗ trợ các địa phương... Hiện nay, Hội nhà văn đang kêu ca vì bị cắt giảm ngân sách và muốn biến trụ sở hội thành khách sạn. Mỗi năm đảng CS chi cho hội này 4,8 tỷ đồng.
Khi thấy những dấu hiệu này, không sớm thì muộn, nhà nước CS cũng phải đổi tiền để giải quyết các vấn đề kể trên. Đổi tiền để móc túi người dân. Đổi tiền để ngân hàng nhà nước quỵt tiền của người dân gửi trong ngân hàng cho khỏi bị vỡ nợ. Đổi tiền để có tiền trả tiền lời cho nợ công.
2. Nhà nước ăn cướp như thế nào qua việc đổi tiền?
Ăn cướp bằng tỷ giá đổi tiền: Ví dụ nhà nước phát hành số lượng tiền mới ngang bằng số lượng tiền cũ mà quy định đổi với tỷ giá 10 đồng cũ bằng 1 đồng mới, thì cứ đổi được 1đồng mới, người dân mất đi 9 đồng. Đổi được 100.000 mới thì người dân phải bỏ ra một triệu đồng (1.000.000$) cũ, nghĩa là họ mất đi chín trăm ngàn (900.000$) đồng cũ.
Ăn cướp bằng định mức đổi tiền: cũng với tỷ giá đổi 1$ mới = 10$ cũ, nếu định mức cho đổi mỗi hộ (gia đỉnh) tối đa hai triệu đồng cũ (2.000.000$) lấy hai trăm ngàn (200.000$) đồng tiền mới, những hộ có trên 2 triệu tiền cũ sẽ mất hết số tiền còn dư trên định mức. Một hộ có 10 triệu tiền cũ sẽ mất trắng 8 triệu... Những người buôn bán có bạc tỷ lưu hành thì mất mát nặng nề hơn. Nếu họ có giữ lại số tiền cũ dư ra, cũng không tiêu dùng được. Nó đã biến thành “tiền âm phủ” - tiền vàng mã đốt trong đám ma.
Ăn cướp bằng quịt tiền gửi trong ngân hàng: Cũng như trên, tỷ giá đổi là 1$ mới = 10$ cũ, định mức đổi tối đa là 2 triệu đồng cũ lấy 2 trăm ngàn tiền mới, những người gửi trong ngân hàng 1 trăm triệu tiền cũ cũng chỉ được đổi 2 triệu ra tiền mới và họ mất trắng 98 triệu (98.000.000) đồng tiền cũ. Trong sổ ngân hàng của họ bây giờ chỉ còn ghi 200.000$ (hai trăm ngàn đồng). Những cá nhân hay công ty gửi bạc tỷ trong ngân hàng thì còn bị thê thảm hơn vì bị mất nhiều hơn. Như vậy, sau khi ăn cướp bằng cách đổi tiền, Ngân Hàng Nhà Nước tránh được vỡ nợ trong một thời gian.
Điển hình là bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, Sài Gòn) nghe theo vận động của phường gửi tiết kiệm để xây dựng đất nước. Bà gửi số tiền tương đương 2 chỉ vàng vào ngân hàng. Sau 30 năm không lấy tiền lời lần nào, sổ tiết kiệm của bà còn không đồng (0$). Ngân hàng giải thích: “do năm 1985 Nhà nước đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của bà còn 27 đồng (tiền mới), không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Đây là hành động “ăn cướp” trắng trợn. Ở những nước dân chủ, khi có vấn đề có thể gây bất lợi cho khách hàng, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để họ tiếp tục gửi hay rút lại số tiền tiết kiệm đó (3).
Ăn cướp bằng cách đổi tiền “chợ đen” - đổi chui: Những cán bộ đầu sỏ có chức quyền, dĩ nhiên, họ có đường dây để đổi hết tiền họ có mà còn có khả năng đổi chui cho người khác để ăn “hoa hồng”. Tiền hoa hồng có thể là 2/8: họ ăn 2 phần, người có tiền đổi ăn 8 phần. Càng gần đến cuối hạn giờ đổi tiền, tỷ lệ có thể thay đổi là 5/5 hay 8/2 người đổi cũng phải chịu vì được ít còn hơn là mất hết.
Ăn cướp bằng hộ khẩu: Việc đổi tiền dựa trên giấy hộ khẩu (sổ gia đình), những người đến lập nghiệp “chui”, những người nghèo ngủ ngoài đường phố, xóm lao động, người về từ vùng kinh tế mới không có hộ khẩu thì không được đổi tiền. Lực lượng này cũng có cả triệu người tại các thành phố lớn. Thật tội nghiệp cho họ! Đã nghèo lại còn gặp cái eo. Dành dụm được chút tiền nào để thay đổi cuộc sống thì cũng trắng tay vì không được đổi một đồng tiền mới nào.
3. Ba lần đổi tiền tại Miền Nam Việt Nam
Từ năm 1975, khi VC vào chiếm Sài Gòn, không kể những lần bơm thêm tiền polymer vào năm 2003-2006 lưu hành chung với tiền cũ, đã có 3 lần đổi tiền tại Miền Nam (4).
Đổi tiền lần thứ nhất: ngày 22/9/1975. Việc đổi tiền kéo dài chỉ trong 12 giờ: từ 11 giờ sáng tới 11 giờ đêm. Tỷ giá đổi tiền là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (tiền VC). Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới. Phần còn lại kể như mất trắng.
Đổi tiền lần thứ hai: ngày 3/5/1978. Dân thị thành được đổi tối đa100 đồng cho mỗi hộ 1 người, 200 đồng cho mỗi hộ 2 người, hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người, tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng. Dân quê được phép đổi 100 đồng cho mỗi hộ 2 người, hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người, tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng. Số tiền còn lại kể như mất trắng.
Đổi tiền lần thứ ba: ngày 14/9/1985. Tỷ giá đổi là 1$ tiền mới bằng 10$ tiền cũ. Một hộ gia đình được đổi tối đa 2,000 đồng tiền mới. Một hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể được đổi tối đa 1,500 đồng tiền mới. Một hộ kinh doanh được đổi tối đa 5,000 đồng tiền mới. Số tiền dư trên mức tối đa phải đểvào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng và chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính thì mới có thể rút ra. Chắc chỉ trời mới cấp được giấy chứng minh này. Số tiền còn lại trên định mức đổi tiền của người dân cũng kể như mất trắng.
4. Hậu quả của đổi tiền
Hai cuộc đổi tiền đầu tiên vào năm 1975 và 1978 nhằm phá sập nền kinh tế Miền Nam để áp đặt hệ thống mậu dịch quốc doanh và khống chế dân Miền Nam bằng hộ khẩu và bao tử, cào bằng dân Miền Nam cho nghèo như dân Miền Bắc. Đổi tiền với định mức chỉ đủ ăn chay trong 1 tháng, sau đó thất nghiệp, phải bán đồ đạc, vàng, đô- la ra ăn dần. Dân Miền Bắc không bị đổi tiền nên có tiền mua đồ đạc do người Miền Nam bán ra. Tầu lửa và hàng đoàn xe dài chở tủ lạnh, TV, quạt máy,nồi cơm điện, giường tủ... ngày đểm tiến ra Bắc như trẩy hội. Ngồi không mà ăn thỉ núi cũng lở, người dân Miền Nam tìm cách thoát ách cộng sản bằng con đường vượt biên và dùng vàng với đô- la để trao đổi buôn bán: vượt biên và mua nhà tính bằng đơn vị “cây vàng” (lượng vàng).
Lần đổi tiền năm 1985 được gọi là cuộc cải cách giá - lương - tiền (5) nhằm định giá hàng và vật tư, đổi tiền để tăng lương 20% nhưng bị thất bại nặng nề. Trong nền kinh tế thị trường, khi vật giá tăng sẽ kích thích sản xuất theo luật cung cầu. Nhưng đảng CS dùng biện pháp kiềm giá bằng cách quy định giá, nên không có hiệu quả mà còn tạo ra lạm phát phi mã, thiếu hàng hóa, phải dùng tem phiếu để phát nhu yếu phẩm làm nền kinh tế suy sụp hoàn toàn. Ông Đặng Phong, giáo sư nghiên cứu kinh tế VN cho rằng cuộc cải cách giá- lương- tiền bị “vỡ trận”, nhưng các văn nô đã dùng chữ “cuộc đổi tiền ít thành công nhất” cho bớt nghiêm trọng. Chỉ một năm sau khi đổi tiền, lạm phát tăng 774%. Khi đổi tiền, 1 Mỹ Kim = 15 đồng VN (1985). Hôm nay, 31-12-2016, 1 Mỹ Kim = 22 769 đồng VN, lạm phát 151 693%. Một người miền núi, người Dao, bán ra con trâu để dành tiền trong ống tre. Nhiều năm sau, khi nhớ lại, mang tiền ra chợ chỉ mua được 10 cái bánh rán (chiên).
Mặc dù nhà nước CS nói rằng đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động, thực chất của đổi tiền là người dân bị cướp tiền trắng trợn qua tỷ giá và định mức đổi. Người dân nhận ra ngay khi họ thấy túi tiền của họ bị teo tóp lại. Sau các lần đổi tiền tại Việt Nam, luôn có xáo trộn kinh tế, vật giá leo thang, lạm phát phi mã, xã hội xơ xác, đời sống xuống cấp vì dân nghèo đi, nạn thất nghiệp và trộm cắp gia tăng vì nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều người tự tử vì bị mất trắng sản nghiệp.
Qua ba lần đổi tiền, nhà nước CS không vực dậy được nền kinh tế, nạn lạm phát gia tăng khủng khiếp, nợ công chồng chất, dân tình đói khổ; chỉ riêng các cán bộ đảng viên là giầu thêm, nhà cao cửa rộng, xe xịn, con cái du học, tiền gửi nhà băng nước ngoài; gặp chuyện nguy hiểm thì họ “cao chạy xa bay” ra nước ngoài như Trịnh Xuân Thanh. Tuyệt đại đa số nhân dân thì nghèo đi. Khoảng cách giầu nghèo càng ngày càng lớn thêm.
5. Phòng ngừa để tránh bớt thiệt hại khi bị đổi tiền
Vì bản chất của đổi tiền là móc túi, ăn cướp, tịch thu tiền của dân, nên nhà nước CS luôn luôn giữ bí mật, bất ngờ, rình chờ cơ hội, làm chớp nhoáng để người dân không kịp xoay trở và chống đỡ. Tuy vậy, 3 cuộc đổi tiền trên cho thấy việc đổi tiền, được quyết định từ trung ương đảng CS, vẫn bị rò rỉ ra ngoài vì phải triển khai kế hoạch cho đông đảo cấp dưới biết cách thi hành. Hơn nữa, cán bộ CS bây giờ là những tư sản đỏ, có công ty tư doanh nên cũng phải cho đàn em biết để lo liệu bằng cách mua vàng, đô- la, hàng hóa, nhu yếu phẩm tích trữ, đầu cơ, bớt giữ tiền mặt để tránh thiệt hại. Mọi việc làm của VC không thể lọt qua mắt cơ quan tình báo Hoa Nam của Trung Cộng nên các công ty Trung Cộng (trúng 90% các gói thẩu ở VN) cũng biết trước.
Khi tin tức đổi tiền bị lộ, các quan chức cao cấp CS luôn luôn phủ nhận trên đài là tin đồn đổi tiền không có cơ sở. Tại địa phương, xe lam với loa phóng thanh đi khắp nẻo đường ra rả: “Đồng bào đừng có nghe tin thất thiệt của bọn xấu. Nhà nước khẳng định không có đổi tiền.” Chỉ mấy giờ sau, khi trời tối, đường phố bị giới nghiêm và sáng hôm sau có lệnh đổi tiền. Trong lần đổi tiền thứ 3, “ngày 12- 9- 1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: “Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương... Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để”. Hai ngày sau, sáng ngày 14- 9- 1985, Nhà nước loan tin đổi tiền. Hơn 40 năm qua, đảng CS vẫn tiếp tục trắng trợn lừa dồi người dân trong mọi lãnh vực.
Để phòng ngừa và tránh bớt các thiệt hại do đổi tiền gây ra, người dân không nên tin vào các tuyên bố của các quan chức và báo đài CS, mà phải có các biện pháp đề phòng từ trước dựa trên 3 yếu tố chính của việc đổi tiền: bất ngờ, tỷ lệ đổi và định mức đổi tiền. Người dân nên làm như sau:
5.1. Giữ vàng và đô- la Mỹ (Mỹ Kim): Tất cả tiền dư ra chưa sử dụng tới phải mua vàng và đô- la để lưu giữ vì vàng và đô-la có giá trị hoán đổi quốc tế, lúc nào cũng giữ được trị giá theo thị trường. Tiền càng mất giá vì lạm phát thì vàng và đô la càng lên giá. Dù việc đổi tiền xẩy ra bất cứ lúc nào, bất ngờ, cũng không bị mất giá.
Ngay cả cán bộ đảng viên CS cũng giữ vàng và đô- la vì không tin ngân hàng và lời kêu gọi bán vàng và đô- la của nhà nước (7). Khi công an khám xét, nhà ông Ngô Ngọc Tuấn- Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Báy, tịch thu 100 ngàn Mỹ kim, 1,5 tỷ đồng và nhiều chiếc nhẫn có giá trị khác; Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Cạn bị trộm 40 ngàn Mỹ kim, 5 cây vàng, 1 lắc tay, đôi nhẫn cưới và số tiền hơn 100 triệu đồng…
5.2. Chỉ giữ số tiền mặt vừa phải để có thể đổi ra tiền mới: Nếu có dư ra chút ít tiền cũ sau khi đổi tiền thì không bị thiệt hại nhiều. Như vậy, sẽ tránh được thiệt hại về định mức đổi tiền.
5.3. Không gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng: Vì nạn lạm phát phi mã tại Việt Nam, tiền mất giá nhanh hơn tiền lời. Gửi tiền trong ngân hàng một thời gian sẽ không còn giá trị nữa. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Minh Toán, bộ đội xuất ngũ. Số tiền khi ông gửi - giá trị ngang một căn hộ nhỏ - sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ ăn được vài ba tô phở (6). Đó là chưa kể khi ngân hàng vỡ nợ, họ cũng không có tiền thanh toán cho khách hàng.
Nói một đàng làm một nẻo, nhà nước CS tìm mọi cách vơ vét bóc lột người dân: từ cướp nhà, đất, ruộng, vườn... đến các cơ hội làm ăn, phát triển. Đảng CS độc quyền về mọi phương diện. Đổi tiền là phương pháp móc túi nhân dân một cách tinh vi, lớn lao và hữu hiệu nhất. Nó làm toàn dân trở nên nghèo đói ngay tức khắc vì số tiền mới đổi có giới hạn không đủ tiêu dùng mà tiền cũ để dành trở thành giấy lộn. Sự sai biệt về tiền bạc qua dổi tiền sẽ lọt và túi đảng CS và các đảng viên đầu sỏ. Dân chúng phải gồng vai gánh vác chi phí cho tât cả những đục khoét công quỹ cũng như các biện pháp trị quốc sai lầm do đảng CS gây ra.
Sống dưới chế độ cộng sản bạo tàn, lừa lọc, nếu nhớ được câu “thần chú”: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, người dân sẽ tránh được rất nhiều tai họa.
02.01.2017
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen