“Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” (who will speak if you do not) là câu nói mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, dùng để kết luận cho buổi phỏng vấn của phái viên CNN Andrew Stevens ngày 18 tháng 6, 2010 tại Sài Gòn.
Chương trình Vietnam Internet Crackdown được chiếu ở Mỹ và phát đi nhiều quốc gia trên thế giới.Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?Câu nói là một danh ngôn khá phổ biến từ lâu trong xã hội Tây Phương. Người viết đọc đâu đó rằng chính triết gia Đức gốc Ba Lan Friedrich Nietzsche đã nói mặc dù trong danh sách những câu danh ngôn của ông lại không có câu này. Câu “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” còn là tựa của bài hát của nhạc sĩ Marty Haugen sáng tác năm 1993 và thường được hát trong các lễ nhà thờ đạo Tin Lành.Thật ra, ai là tác giả câu danh ngôn đó có lẽ không cần thiết để bàn mà quan trọng ở chỗ NhưQuỳnh đã dùng đúng lúc để nói lên một thực tế đau lòng đã và đang đè nặng lên xã hội Việt Nam suốt mấy mươi năm, đó là sự im lặng của đa số người Việt trước các bất công mà chính họ đang chịu đựng.
Trong buổi phỏng vấn của CNN, Như Quỳnh thừa nhận với phái viên Andrew Stevens em rất sợ. Sợ khủng bố, sợ đe dọa, sợ theo dõi, sợ hành hung, sợ đánh đập, sợ tù đày và sợ bị giết chết. Những nỗi sợ đó ám ảnh ngày đêm ngay cả những người dân vô tội đừng nói chị là người lúc nào cũng bị rình rập, đe dọa như Như Quỳnh.Năm đó, cháu Nguyễn Bảo Nguyên mới vừa lên bốn tuổi. Cánh chim nhỏ trong khu vườn đời của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bắt đầu tập hót. Mùa xuân đang về trong căn nhà nhỏ dù bên ngoài trời vẫn còn mưa lớn.Chắc chắn không phải một lần mà có thể hàng trăm lần Như Quỳnh nhìn con và tự hỏi, phải chăng mình nên dừng lại để sống với con, với gia đình, ít ra cũng không hổ thẹn vì đã ít nhiều đóng góp được phần mình, chuyến tàu lịch sử sẽ tiếp tục và sẽ có người khác bước lên để tiếp tục hành trình, đất nước của chín chục triệu người dân chứ đâu của riêng mẹ con mình.Đồng thời, chắc đã có một hay hai lần Như Quỳnh tắt máy vi tính dắt con ra biển Nha Trang, nhìn con đùa vui theo từng đợt sóng và hy vọng ngày mai sẽ không lo ai rình rập ngoài cửa nhà. Một cuộc sống bình thường sẽ trở lại với mẹ con Như Quỳnh.
Nhưng không, tiếng gọi của đất nước trong tâm hồn Như Quỳnh lớn hơn tiếng hót của chim. Lý tưởng góp phần xây dựng một quê hương tốt đẹp hơn cho thế hệ của Nguyễn Bảo Nguyên thúc giục hơn tiếng cười giòn giã của con. Lý tưởng tuổi trẻ dấn thân vì một Việt Nam tốt đẹp đã là một phần không thể tách khỏi cuộc đời Như Quỳnh.Như Quỳnh có một đời sống đầy ý nghĩa. Nếu đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, một người sống không lý tưởng, cuộc sống sẽ vô vị biết bao. Chẳng qua chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có mục đích như em, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đáng sống. Em không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới. Như Quỳnh tiếp tục lên đường dù biết có thể phải trả một giá vô cùng đắt mà một bà mẹ nào cũng run rẩy khi nghĩ đến, đó là xa con một thời gian dài.
Đêm nay ở một nhà tù nào đó trên quê hương nỗi nhớ con đang cắt từng phần da thịt của Như Quỳnh và đêm nay trong căn nhà nhỏở Nha Trang, hai con chim non Bảo Nguyên và Nhật Minh không hót nữa, hai cháu đang khóc vì nhớ mẹ.Tội ác của chế độ CS không phải vì bắt một người dân mà độc ác hơn là chia cắt tình thiêng liêng của mẹ con, cha con, vợ chồng, anh em, chị em như họ đã làm từ 1954 tại miền Bắc và suốt 41 năm trong phạm vi cả nước. Những người chết trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Thảm Sát Mậu Thân có thể đã nằm yên trong lòng đất nhưng nước mắt của gia đình, thân nhân họ chảy dài theo lịch sử.Lý do nhà cầm quyền CS bắt Như Quỳnh cũng không quá khó để hiểu.
Trong lúc CSVN không dám thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Formosa của dân chúng các tỉnh miền Trung trong đó đa số là đồng bào Thiên Chúa Giáo, họ tìm mọi cách cô lập, ngăn chặn không cho các cuộc biểu tình mang màu sắc tôn giáo phát triển thành một phong trào quần chúng rộng lớn với sự tham gia của các thế hệ và các thành phần dân tộc.Đặc điểm chung của các phong trào xã hội là tự phát, thiếu tổ chức và thiếu kiên trì với mục đích. Hiểu được điều đó, các lãnh đạo CSVN tập trung đắp đập ngăn bờ, chờ cho phong trào từ từ lắng dịu và tìm cách vuốt ve thỏa hiệp.
Con số ba chục ngàn đồng bào biểu tình chống Formosa là con số lớn. Phải nói là rất lớn.Cuộc biểu tình của đồng bào Vinh lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình của nhân dân Rumani tại thành phố Timișoara chống chính quyền Nicolae Ceaușescu cũng dưới màu sắc tôn giáo khi nhà cầm quyền CS này trục xuất Linh mục gốc Hungary László Tőkés ra khỏi Rumani.Điều khác nhau là cuộc biểu tình tại thành phố Timișoara đã nhanh chóng trở thành phong trào toàn dân lật đổ chế độ độc tài CS Ceaușescu.Bài học cách mạng dân chủ Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, ngày cáo chung của chế độ độc tài có thể được đếm trên đầu ngón tay.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen